Tướng Mỹ kêu gọi đổ thêm nhân lực vào Iraq
Tướng Martin Dempsey hôm qua kêu gọi Mỹ điều thêm cố vấn quân sự tới tỉnh Anbar, phía tây Iraq, hỗ trợ đối phó với phiến quân Nhà nước Hồi giáo.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey. Ảnh: AFP.
Do những bước tiến gần đây của Nhà nước Hồi giáo (IS), “chúng ta cần mở rộng huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ sang tỉnh al-Anbar, nhưng điều kiện tiên quyết là chính phủ Iraq phải sẵn sàng vũ trang cho các bộ tộc”, AFP dẫn lời tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc.
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (Centcom) cho biết các bộ tộc Hồi giáo dòng Sunni ở Anbar chưa sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy lớn chống lại IS và kế hoạch thiết lập lực lương dân quân địa phương vẫn trong giai đoạn khởi đầu.
Tướng Dempsey trao đổi về sứ mệnh cố vấn tại Anbar sau khi ông được hỏi việc Mỹ gần đây thả dù hàng viện trợ cho tộc Sunni gần căn cứ không quân al-Asad. Những người này phải rời bỏ nhà cửa ở Hit khi phiến quân IS tấn công thị trấn này. Ông Dempsey còn cho biết lãnh sự quán Mỹ ở Arbil, thủ phủ khu tự trị người Kurd tại Iraq, từng bị đe dọa nghiêm trọng vào tháng 8, khi các lực lượng bản địa gặp khó khăn trong cuộc chiến với IS.
Washington đã cử khoảng 600 cố vấn đến Baghdad và Arbil tới hỗ trợ chính quyền Iraq và lực lượng người Kurd, phối hợp với không kích, để đối phó với IS. Các cố vấn chỉ làm việc với những sĩ quan cấp cao chứ không tham chiến trên thực địa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố sẽ không triển khai một lực lượng lớn tham chiến tại Iraq cũng như Syria. Thay vào đó, chiến dịch tiêu diệt IS sẽ dựa vào lực lượng bản địa cùng không kích. Washington đã đầu tư hơn 20 tỷ USD vào huấn luyện và vũ trang cho quân đội Iraq trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2011, khi quân đội Mỹ rút về nước.
Video đang HOT
Việc quân đội Iraq rút lui thảm hại trong những đợt tấn công của IS ở phía bắc và phía tây nước này trong năm nay đã khiến giới quân sự Mỹ thất vọng. Chính quyền Obama sau đó thông báo kế hoạch tăng cường cho quân đội Iraq bằng những đợt huấn luyện mới cùng vũ khí, đồng thời giúp Baghdad xây dựng “đội cảnh vệ quốc gia” dòng Sunni ở phía tây.
Vị trí tỉnh Anbar ở Iraq. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Báo Trung Quốc: Tướng Mỹ đến Việt Nam để trồng hoa hay trồng gai?
Bình luận về chuyến thăm của Đại tướng Dempsey đến Việt Nam mới đây, một tờ báo Trung Quốc mới đây rèm pha rằng đây là một hành động "trồng gai" vào căng thẳng Biển Đông. Vậy sự thực ông Dempsey đang trồng hoa hay gai ở Việt Nam và Biển Đông?
Bài bình luận đăng trên tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) có tiêu đề: "Dempsey tới Việt Nam: Trồng hoa hay trồng gai?" hôm qua thể hiện rất rõ thái độ rèm pha, xúc xiểm của tờ báo này đối với sự phát triển quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
Họ viết: "Chuyến thăm của Dempsey là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ năm 1971. Nó có ý nghĩa biểu tượng đặc biệt đối với quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là quan hệ hợp tác an ninh. Dempsey đã coi chuyến đi này là sự kiện nổi bật trong sự nghiệp của mình. Các quan chức Mỹ cho biết chuyến thăm chỉ là một bước tiến trong quan hệ bình thường Việt - Mỹ nhưng dường như cách nói "mối quan hệ bình thường" thực sự có một ý nghĩa đặc biệt khác thường".
Tướng Dempsey gặp Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ.
Và sự "khác thường" đó được tờ báo này chứng minh với những nhận định phiến diện chẳng hạn như: "Những năm gần đây, theo chiến lược tái cân bằng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Việt - Mỹ đã ấm lên nhanh chóng. Năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đã đến Hà Nội nhân dịp diễn đàn ASEAN, kích động Biển Đông nổi sóng".
Hay bằng một luận điệu xuyên tạc: "Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đến thăm trung tâm quân sự Việt Nam tại cảng Cam Ranh, Việt Nam đã kêu gọi cho phép tàu chiến Hoa Kỳ cập cảng tại vịnh Cam Ranh".
Ngoài ra bài báo cũng lấy ra thêm việc Mỹ hứa viện trợ Việt Nam 18 triệu USD để nâng cấp lực lượng thực thi pháp luật trên biển và việc ông Dempsey mới đây hứa rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để chứng minh cho cái mà họ gọi là sự "khác thường".
Cứ theo chiều suy diễn đó, tác giả bài báo này đi đến nhận định những động thái xích lại gần Việt Nam của Mỹ gần đây là nhằm lôi kéo Việt Nam vào liên minh với Mỹ. Họ viết: "Mục tiêu đó (chiến lược xoay trục của Mỹ) đòi hỏi đối tác tiềm năng phải có một sức mạnh quân sự nhất định và vị trí chiến lược cần thiết. Quân đội Việt Nam có gần 1 triệu người, được gọi là sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á. Việt Nam lại có bờ biển dài trên Biển Đông, là nơi kết nối các tuyến đường biển Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, có giá trị chiến lược tuyệt vời. Dempsey nói: "Mặc dù Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng nó là một cửa ngõ vào khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương". Tại Hoa Kỳ người ta xem Việt Nam là một ứng cử viên tuyệt vời để làm đối tác an ninh với Mỹ".
Tướng Dempsey tại Lãnh sự quán Mỹ ở TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam.
Cần nói thêm, trước khi có bài bình luận này, báo chí Trung Quốc đã nhiều lần xuyên tạc các chuyến thăm của tàu Mỹ và các nước khác đến vịnh Cam Ranh. Họ thậm chí còn vu cáo Việt Nam là: Lấy vịnh Cam Ranh để làm "mồi nhử" Nga hoặc Mỹ vào Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong khi đó, sau khi người Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh, Việt Nam đã quyết định không cho nước nào sử dụng cảng này nữa. Trong chiến lược lâu dài, Việt Nam cũng đã tuyên bố và kiên trì thực hiện chính sách không liên minh liên kết với một nước để chống một nước khác và không cho phép quân đội nước ngoài đặt căn cứ trên lãnh thổ Việt Nam.
Cho nên thực ra, những lời xuyên tạc đó chỉ càng thể hiện rõ ràng nỗi sợ hãi của Bắc Kinh. Họ lo sợ những hành động "gặm nhấm" Biển Đông của họ sẽ bị thế giới chú ý và do vậy sẽ khó hành động.
Bài bình luận của Đại Công Báo cũng không phải ngoại lệ. Đến những đoạn cuối cùng của bài viết, cái "tẩy" đó cũng lộ rõ khi người ta viết: "Quay trở lại tranh chấp Biển Đông, Dempsey cũng không quên nhắc lại: "Hoa Kỳ không giữ vị trí trong các tranh chấp lãnh thổ, nhưng rất quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp. Đó là chính sách nhất quán của Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam để duy trì vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Có tính đến thực tế của tranh chấp biển, tuyên bố của Dempsey đã cổ vũ cho ý định của Việt Nam quá rõ ràng. Dempsey đến Việt Nam để "trồng hoa" cho quan hệ Việt- Mỹ nhưng cũng là "trồng gai"cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Sự thực chuyến đi của ông Dempsey có phải là "trồng gai" ở Biển Đông hay không? Điều đó còn tùy góc nhìn. Nhưng có lẽ với người Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói riêng, bất cứ ai, nước nào đến Biển Đông để góp phần duy trì hòa bình và thịnh vượng cho khu vực sẽ là những người "trồng hoa".
Mặt khác, như một số nhận xét gần đây của các nhà phân tích chiến lược, chính ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc mới là yếu tố gây bất ổn cho vùng biển này.
Theo Người Đưa Tin
Tướng Mỹ bị đồng minh bắn chết ở Afghanistan Đây là viên tướng đầu tiên của Mỹ bị bắn chết ở nước ngoài kể từ sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam đến nay. Ngày 5/8, một viên tướng Mỹ đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương, trong đó có một viên tướng Đức khi một kẻ mặc quân phục của quân đội Afghanistan xả súng vào một trường quân...