Tướng Mỹ: Hệ thống tên lửa NATO không so được với Nga
Chuẩn tướng Kenneth Todorov cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không có khả năng để chống lại những mối đe dọa từ Nga.
Các nhà lãnh đạo của Ba Lan và khối Baltics cho rằng việc tập trung hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO về phía Nga là không thực tế, khi mà hệ thống này không đủ khả năng chống lại mối đe dọa từ Nga. Điều này được Chuẩn tướng Kenneth Todorov, phó giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) tiết lộ.
Chuẩn tướng Kenneth Todorov của MDA cho biết: “Từ quan điểm công nghệ, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không được chế tạo và không có khả năng để chống lại những mối đe dọa từ Nga”.
Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ triển khai ở Ba Lan.
Video đang HOT
Ông Rick Lehner, giám đốc quan hệ công chúng của MDA cũng khẳng định: “Hệ thóng phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không đủ khả năng chống lại lực lượng ngăn chặn chiến thuật của Nga”.
Ông Rick cũng nhấn mạnh: “Lý do không phải vì công nghệ mà do hệ thống của chúng tôi đang được nhắm đến Trung Đông. Vậy nên chỉ có khoảng 48 bệ phóng tên lửa đánh chặn nằm giữa Ba Lan và Romania. Trong khi Nga có hàng trăm bệ phóng tên lửa tầm ngắn, trung và dài”.
Tờ Tấm Gương của Đức cho biết vào hôm 26/8, các nhà lãnh đạo từ Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia đề xuất tập trung hệ thống Phương pháp tiếp cận thích ứng theo giai đoạn (BMD) nhằm chống lại Nga trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO. Đề xuất đã bị chỉ trích vì nó sẽ làm giảm độ tin cậy từ tuyên bố trước đó của Mỹ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa chi dùng để bảo vệ khỏi kẻ địch ở Trung Đông.
Phó giám đốc của MDA cho biết: “Tôi không nghĩ hệ thống được thiết kế để chống lại Nga nhưng cũng hoàn toàn có thể”.
Tuy ông này cũng phải công nhận rằng trang thiết bị của Nga vượt xa số lượng các máy cảm biến và tên lửa đánh chặn của NATO nhưng ông cũng bổ sung: “MDA cam đoan rằng hệ thống được đặt ở Ba Lan và Romania sẽ đáp ứng được những yêu cầu của Tổng thống và Quốc hội về thiết kế và phù hợp với chính sách của họ”.
Các thành viên NATO sẽ nhóm họp để thảo luận về vấn đề phản ứng với Nga – vốn bị cáo buộc can thiệp vào tình hình của Ukraine. NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu sau khi cuộc khúng hoảng ở Ukraine leo thang. Cụ thể, NATO gửi thêm tàu chiến tới Biển Đen và thực hiện tuần tra trên không tại khu vực biển Baltics. Nga chỉ trích NATO về hành động này, khiến tình hình khu vực thêm bất ổn.
Theo Kiến Thức
Hàng loạt chiến hạm NATO vào biển Đen trước 7/9
4 chiến hạm của NATO từ Mỹ, Pháp, Canada và Tây Ban Nha sẽ vào biển Đen trong tuần này.
Tàu khu trục tên lửa USS Ross của Mỹ.
Hãng tin Itar-Tass trích dẫn một nguồn tin ngoại giao và quân sự cho biết tàu khu trục tên lửa USS Ross của Mỹ, tàu chỉ huy Birot của Pháp, tàu hộ tống HMCS Toronto của Canada và tàu hộ tống Almirante Juan de Borbon của Tây Ban Nha sẽ vào biển Đen trước 7/9.
"Tàu USS Ross và Birot sẽ qua eo biển Đen vào ngày 3/9. Hai tàu hộ tống của Canada và Tây Ban Nha sẽ vào biển Đen ngày 6/9, nguồn tin kể trên tiết lộ.
NATO chưa xác nhận hay bác bỏ thông tin các tàu chiến của tổ chức này đang vào biển Đen. Hiện tại, chỉ có duy nhất một tàu chiến của NATO tại biển Đen là tàu do thám Dupuy de Lome của Pháp. Theo hãng tin Itar-Tass, chiến hạm này của Pháp dự kiến sẽ rời khỏi khu vực biển Đen vào ngày 5/9.
Theo hiệp định Montreux năm 1936, các chiến hạm của các quốc gia không thuộc biển Đen chỉ có thể ở lại vùng biển này không quá 21 ngày. Trọng tải tối đa của các tàu chiến này cũng không được vượt quá 45.000 tấn.
Bất chấp những hạn chế của hiệp định. NATO vẫn thành công trong việc tăng cường sự hiện diện trong khu vực bằng cách liên tục luân phiên các tàu chiến tại biển Đen. Vào tháng 7 vừa qua, nhóm tàu chiến của NATO tại biển Đen đã tăng lên con số 9, mức kỷ lục từ thời kỳ hậu Liên Xô.
Ngày 7/8, tàu tuần dương tên lửa Vella Gulf của Mỹ vào biển Đen. Hải quân Mỹ cho biết đây là động thái nhằm tăng cường an ninh tập thể của các đồng minh và đối tác NATO trong khu vực. Tàu này đã rời khỏi biển Đen vào cuối tháng 8.
Theo Kiến Thức
Liên Hiệp Quốc: Không có biện pháp quân sự cho Ukraine Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Ban Ki-moon, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine không thể được giải quyết bằng biện pháp quân sự. Tuyên bố được ông Ban Ki-moon đưa ra trong 1 chuyến thăm New Zealand: "Tôi biết EU, Mỹ và phần lớn các nước phương Tây đang bàn bạc rất kĩ lưỡng để tìm cách giải...