Tướng Mỹ hé lộ những sai lầm ‘ngu ngốc’ khiến IS trỗi dậy
Michael Flynn, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, thừa nhận Nhà nước Hồi giáo sẽ không tồn tại nếu không có chiến tranh Iraq.
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) Michael Flynn. Ảnh:Reuters.
Michael Flynn, 56 tuổi, phục vụ trong quân đội Mỹ hơn 30 năm trước khi trở thành trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, sau đó là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA).
Trong giai đoạn 2004 – 2007, ông Flynn đóng quân ở Afghanistan và Iraq. Ông chỉ huy đặc nhiệm Mỹ truy lùng Abu Musab al-Zarqawi, trùm al-Qaeda ở Iraq, một trong những kẻ tiền nhiệm của thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi. Al-Zarqawi bị tiêu diệt trong một đợt không kích năm 2006.
Trong cuộc phỏng vấn được tạp chí Der Spiegel đăng hôm qua, ông Flynn đã giải thích nguyên nhân về sự trỗi dậy của IS và sự kiện 11/9 đã khiến Mỹ sai lầm như thế nào về mặt chiến thuật.
Washington từng “nắm chắc al-Baghdadi trong lòng bàn tay” trong một doanh trại quân đội hồi tháng 2/2004 nhưng một ủy ban quân sự Mỹ lại cho rằng hắn không gây nguy hiểm và trả tự do. Tạp chí Đức đề nghị ông Flynn lý giải sao lại có sai lầm chết người đó.
Video đang HOT
“Chúng tôi quá ngu ngốc. Chúng tôi khi đó không hiểu rõ mình đang giữ một kẻ như thế nào. Chúng tôi để cảm xúc lấn át từ sau vụ 11/9 với phản ứng kiểu ‘Bọn khốn đó từ đâu đến? Hãy đi tiêu diệt chúng. Hãy bắt chúng’”, ông Flynn trả lời “Thay vì hỏi vì sao chúng tấn công chúng tôi, chúng tôi lại hỏi chúng từ đâu đến. Và rồi chiến thuật đi sai hướng”.
Cựu giám đốc DIA nhận định al-Baghdadi có cách lãnh đạo khác với Osama bin Laden hay Ayman al-Zawahiri, hai thủ lĩnh của al-Qaeda. Bin Laden và al-Zawahiri khi xuất hiện trong video tuyên truyền thường ngồi khoanh chân, cờ treo phía sau và để một khẩu AK-47 trên đùi, tự thể hiện bản thân chúng cũng là chiến binh.
Trong khi đó, al-Baghdadi đứng trên ban công một nhà thờ Hồi giáo ở Mosul, Iraq, mặc trang phục phù hợp và phát biểu như giáo hoàng. Hắn đứng đó như đấng linh thiêng, tuyên bố thiết lập Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
“Đó là một hành động rất, rất biểu tượng. Nó biến cuộc chiến từ xung đột quân sự, mang tính chiến thuật và địa phương, thành cuộc chiến tranh tôn giáo và toàn cầu”, ông Flynn nói.
Theo ông Flynn, Mỹ thường nói “tiêu diệt các chỉ huy và tên thay thế sẽ không giỏi bằng” nhưng thực tế lại khác bởi al-Baghdadi giỏi hơn Zarqawi và Zarqawi giỏi hơn bin Laden. Do đó, tiêu diệt al-Baghdadi cũng chưa chắc sẽ thay đổi được điều gì.
“Tôi muốn bắt sống bin Laden và Zarqawi hơn bởi vì tiêu diệt là một đặc ân cho chúng, giúp biến chúng thành những kẻ tử vì đạo”, ông Flynn nói.
Cựu giám đốc DIA thừa nhận không thể chiến thắng IS nếu chỉ sử dụng không kích nhưng biện pháp quân sự không phải là tất cả. Chiến lược tổng thể là giành lại phần lãnh thổ bị IS chiếm, đảm bảo an ninh và ổn định để những người tị nạn trở về. Chiến lược này cần nhiều thời gian.
Ông cho rằng Mỹ cần phối hợp có tính xây dựng với Nga đồng thời thừa nhận cuộc chiến ở Iraq và Libya đều là sai lầm lớn.
“IS sẽ không hiện diện nếu Baghdad không thất thủ. Ông có hối tiếc về chiến tranh Iraq?”, phóng viên tạp chí hỏi. “… có, đúng như vậy”, ông Flynn trả lời.
Như Tâm
Theo VNE
Tướng Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ nên bị loại khỏi NATO1
Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely (đã nghỉ hưu) cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi lợi ích riêng trong cuộc xung đột ở Syria và không hợp tác với NATO và các nước khác trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, ông Vallely cho rằng vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga sẽ khó là hành động khiêu khích cuối cùng của Ankara, nên NATO nên loại tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Vallely tin rằng vụ tấn công máy bay Nga không nhằm mục đích bảo bệ biên giới quốc gia, mà nhằm gửi thông điệp tới Moscow rằng Ankara là thế lực chính trong khi vực. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tham gia cuộc xung đột trong khu vực và nước này từng bắn rơi một máy bay chiến đấu của Syria cách đây vài năm.
Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely.
Theo Thiếu tướng lục quân Mỹ, vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 của Nga rõ ràng là hành không khiêu khích. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách kiểm soát tình hình trong khu vực và muốn trở thành lãnh đạo, nên Ankara sẽ tiếp tục thực hiện những hành động khiêu kích trong tương lai.
Ông Vallely nhấn mạnh NATO nên xem xét vụ việc bắn rơi máy bay Nga là một hành động nguy hiểm. Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương quyết định bắn hạ máy bay Nga và không trao đổi với các nước đồng minh. Chính sách của Ankara đã diễn ra trong thời gian dài.
Các thành viên NATO cần xây dựng đoàn kết và loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối này, bởi vì Ankara không "hợp tác chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), không hợp tác với một số lực lượng ở Syria, họ muốn lật đổ chính quyền hiện Syria hiện tại và thay thế bằng một chính phủ khác", ông Vallely nói.
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sử dụng NATO khi cần và cố gắng thu lợi ích nhiều nhất có thể. Ankara xây dựng những quy tắc hoạt động, chiến thuật, thiết bị vũ khí và chiến lược riêng để phục vụ cho lợi ích riêng của nước này.
Theo_Dân việt
Tướng Mỹ: Nên trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi khối đồng minh NATO Về căng thẳng gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely, sỹ quan cao cấp từng tham gia Chiến tranh Việt Nam cho rằng, NATO nên trục xuất tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ. Liên quan đến căng thẳng gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, Thiếu tướng lục quân Mỹ Paul Vallely...