Tướng Mỹ chê vệ tinh quân sự Iran
Chỉ huy Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ cho rằng vệ tinh quân sự Nour của Iran chỉ là “chiếc webcam đang rơi” không thể cung cấp dữ liệu tình báo.
“Vệ tinh quân sự Nour được Iran phóng lên hôm 22/4 chỉ là thiết bị nhỏ với tổng khối lượng không quá 1,3 kg. Iran tuyên bố đã sở hữu năng lực chụp ảnh từ không gian, nhưng thực tế đó chỉ là một chiếc webcam đang rơi và khó lòng cung cấp thông tin tình báo”, chỉ huy Bộ tư lệnh Vũ trụ Mỹ John Raymond viết trên mạng xã hội Twitter hôm qua.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trước đó thông báo phóng thành công vệ tinh Nour sau nhiều lần thất bại. “Vệ tinh quân sự đầu tiên của Iran đang hoạt động trên quỹ đạo cách mặt đất 425 km. Đây là thành công vĩ đại và bước phát triển mới trong lĩnh vực không gian của Tehran”, IRGC ra thông cáo cho biết.
Tên lửa đưa vệ tinh Nour lên quỹ đạo hôm 22/4. Ảnh: IRIB.
Vệ tinh mang tên Nour được phóng bằng tên lửa đẩy hai tầng Qassed từ sa mạc Markazi ở miền trung Iran. Vụ phóng bất ngờ diễn ra hơn hai tháng sau khi Tehran thất bại trong nỗ lực đưa vệ tinh thông tin liên lạc lên quỹ đạo.
Dù tướng Raymond tỏ ra coi thường thiết bị của Iran, Washington vẫn cảnh báo vụ phóng vệ tinh là bước tiến đáng kể trong nỗ lực phát triển tên lửa tầm xa của Tehran, đặt ra mối đe dọa lớn với quân đội Mỹ và đồng minh tại Trung Đông.
Washington nhiều lần yêu cầu Tehran không theo đuổi kế hoạch phóng vệ tinh, cáo buộc nước này sử dụng tên lửa đẩy có tính năng giống tên lửa đạn đạo, vi phạm Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nghị quyết được thông qua năm 2015, kêu gọi nước này hạn chế hoạt động liên quan đến tên lửa đạn đạo có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Tehran tuyên bố không có ý định phát triển vũ khí hạt nhân, cho biết các hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của họ nhằm mục đích hòa bình và không vi phạm nghị quyết Liên Hợp Quốc.
Iran phóng vệ tinh dân sự nội địa đầu tiên lên quỹ đạo năm 2009, hai vệ tinh tiếp theo lần lượt được đưa lên không gian năm 2011 và 2012.
Vũ Anh
Những "thành phố tên lửa" chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran
Các bức ảnh mới đăng tải trên báo Anh Daily Star hé lộ thêm về 3 "thành phố tên lửa" được Iran chôn sâu dưới lòng đất.
Iran xây nhiều hầm ngầm chứa tên lửa rải rác trên khắp đất nước.
Theo Daily Star, Iran thường xây nhiều căn cứ ngầm dưới lòng đất, vừa để cất giữ, vừa có khả năng phóng tên lửa nếu chiến tranh nổ ra.
Các căn cứ tên lửa này nằm rải rác ở Iran, hiện đang ở trong tình trạng báo động. Căn cứ tên lửa lớn nhất mà báo Anh nhắc đến là Khojir, hay còn được biết đến với tên Code 7500.
Căn hầm tên lửa dài 1.000 mét chứa đầy tên lửa đạn đạo. Các hình ảnh bên trong căn cứ từng được truyền thông Iran tiết lộ.
Những con đường dẫn đến chân nút và biến mất ở Iran.
Các hình ảnh được báo Anh dẫn nguồn từ Hội đồng kháng chiến quốc gia Iran (NCRI). Đây là một tổ chức đối lập ở Iran.
NCRI ước tính Iran đã đổ "hàng tỉ USD" vào việc xây dựng các căn cứ tên lửa ngầm cũng như phát triển các chương trình tên lửa.
Các hầm ngầm được xây dựng gấp rút trong giai đoạn năm 1997-2002. Một số hình thành từ năm 1984.
Căn cứ tên lửa Khojir của Iran nhìn từ trên cao.
Căn cứ Code 7500 được cho là nằm ngay ngoại ô thủ đô Tehran. Một bức ảnh chụp toàn cảnh cho thấy 3 con đường dẫn đến một lối vào ngầm dưới lòng đất.
Căn cứ Code 7500 chứa các tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab 3. Mẫu tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.000km và là dòng tên lửa Shahab mới nhất của Iran.
"Thành phố tên lửa" thứ hai được báo Anh nhắc đến là căn cứ Lard. NCRI mô tả căn cứ là "mạng lưới hầm ngầm phức tạp", được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt.
Iran sở hữu kho tên lửa lớn nhất Trung Đông.
Những hình ảnh và video mô tả "thành phố tên lửa" thường được Iran ghi hình bên trong căn cứ này. Khi tiếp cận căn cứ, sóng điện thoại sẽ đột ngột bị ngắt vì là nơi tối mật.
"Thành phố tên lửa" thứ 3 mang tên Queshm nằm ở bờ biển Iran, chôn sâu bên dưới 5 lớp bê tông dày. Iran dùng các cơ sở tên lửa ngầm để sản xuất, xuất khẩu tên lửa cho các lực lượng hậu thuẫn trong khu vực, đặc biệt là phiến quân Houthi ở Yemen.
Các căn cứ này cũng được xây dựng với mục đích trụ vững trước những đòn không kích của Mỹ. NCRI nói không biết Iran hiện có bao nhiều tên lửa.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ước tính kho tên lửa của Iran là "lớn nhất Trung Đông", với 12 loại tên lửa khác nhau, 4 loại khác đang được phát triển.
Theo danviet.vn
Cựu cố vấn Mỹ: Ông Trump sẽ còn hành động để chấm dứt "cuộc chiến" Iran khơi mào năm 1979 Cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo với Iran, rằng ông Trump quyết tâm kết thúc "cuộc chiến tranh" mà Iran đã khơi mào với Mỹ năm 1979. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tiến sĩ Sebastian Gorka, cựu cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2017, mới đây đã đưa ra bình...