Tướng Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể thử thiết kế ICBM mới
Tướng không quân Mỹ Glen VanHerck cho rằng Triều Tiên có thể thử một mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến “trong tương lai gần”.
Cảnh báo từ tướng VanHerck, người đứng đầu Bộ tư lệnh phương Bắc của Mỹ, được đưa ra dựa trên việc Triều Tiên công bố về loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất của nước này tại một cuộc duyệt binh hồi tháng 10.
VanHerc phát đi thông điệp một ngày trước chuyến thăm Hàn Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, đồng thời nhấn mạnh mối quan ngại rằng Bình Nhưỡng có thể tiếp tục thử tên lửa và vũ khí hạt nhân sau hơn ba năm gián đoạn.
Tướng Glen VanHerck, chỉ huy Bộ tư lệnh phương Bắc của Mỹ, trả lời phỏng vấn CNBC hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: United States Department of Defense .
Ngay cả trong thời gian ngừng thử nghiệm, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn kêu gọi tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, phóng một loạt tên lửa nhỏ và hé lộ về ICBM.
Video đang HOT
Phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 16/3, VanHerck cho biết mẫu tên lửa” được cho là lớn hơn và mạnh hơn” của Bình Nhưỡng sẽ làm gia tăng những mối đe dọa với Washington. Tuy nhiên, ông vẫn bày tỏ tin tưởng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ.
“Chính quyền Triều Tiên cho thấy họ không còn bị ràng buộc bởi thỏa thuận ngừng thử hạt nhân và ICBM đạt được hồi năm 2018, vậy nên Kim Jong-un có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm một mẫu ICBM cải tiến trong tương lai gần”, VanHerck cho hay.
Jenny Town, giám đốc 38 North, trang web có trụ sở ở Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động ở Triều Tiên, nói khả năng Triều Tiên thử ICBM là có thể xảy ra nhưng bà không biết Bình Nhưỡng sẽ tiến hành như thế nào. Bà dự đoán Triều Tiên sẽ nối lại hoạt động thử vũ khí bằng các vụ thử tên lửa tầm ngắn và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Nhà Trắng ngày 15/3 xác nhận chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tìm cách tiếp cận với Triều Tiên nhưng không nhận được phản hồi. Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó dẫn lời Kim Yo-jong, em gái Kim Jong-un, chỉ trích Mỹ vì tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận với Hàn Quốc.
“Chúng tôi nhân cơ hội này để cảnh báo chính quyền Mỹ mới, những người đang chật vật tìm cách gieo rắc mùi thuốc súng trên vùng đất của chúng tôi. Nếu muốn ngủ yên trong 4 năm tới, hãy tránh gây ra những chuyện khiến các vị mất ngủ ngay từ đầu”, Kim Yo-jong cho biết trong thông cáo được công bố hôm 16/3.
Hoạt động tập trận quân sự mùa xuân Mỹ – Hàn Quốc bắt đầu hồi tuần trước nhưng chỉ giới hạn trong mô phỏng máy tính do dịch Covid-19.
Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc 'thất thế' trước hàng Mỹ
Xuất khẩu vũ khí Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 giảm 7,8% so với chu kỳ 5 năm trước đó, trong khi nhiều bên tăng mua khí tài Mỹ.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 15/3 công bố báo cáo tình hình mua bán vũ khí toàn cầu, cho biết Trung Quốc là nước xuất khẩu khí tài quân sự nhiều thứ năm thế giới với 5,2% doanh số toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ, nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng thị phần toàn cầu từ 32% giai đoạn 2011-2015 lên 37% trong chu kỳ 5 năm sau đó, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại giảm 7,8%.
Máy bay không người lái CH-4B do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Xinhua .
Một số chuyên gia quân sự cho rằng suy giảm xuất khẩu vũ khí của Bắc Kinh bắt nguồn từ chính sách của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, trong đó thúc đẩy các đồng minh, đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương mua vũ khí Mỹ nhằm đối phó với "mối đe dọa Trung Quốc".
"Trump là nhà buôn vũ khí lớn, người tìm cách đẩy cao căng thẳng trong khu vực và thúc đẩy nhiều nước châu Á mua khí tài do Mỹ chế tạo, nhằm tăng cường doanh thu cho các tập đoàn vũ khí Mỹ", chuyên gia quân sự Tống Trung Bình ở Hong Kong nhận xét.
Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Á, đã tăng mua vũ khí lên mức 124% trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng Nhật được cho là đã lên kế hoạch chi 240 tỷ USD từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2024 để mua sắm khí tài tăng cường năng lực tấn công lẫn phòng thủ trên không và trên biển đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên. Hồi tháng 7/2020, Tokyo thông báo kế hoạch mua 105 tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trị giá 23 tỷ USD.
Thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều quốc gia xem xét lại chính sách quốc phòng và cắt giảm những hợp đồng vũ khí lớn. Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận xu hướng chậm lại của hoạt động xuất khẩu vũ khí này có thể tiếp tục hay không.
"Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể khiến một số quốc gia đánh giá lại hoạt động nhập khẩu vũ khí của họ trong những năm tới", Pieter Wezeman, chuyên gia thuộc dự án Chương trình Chi tiêu Quân sự và Vũ khí của SIPRI, cho biết.
Cũng theo báo cáo của SIPRI, Pakistan, Bangladesh và Algeria là những nước nhập khẩu nhiều vũ khí nhất của Trung Quốc trong giai đoạn 2016-2020.
Châu Á và châu Đại dương là khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhận 42% vũ khí xuất khẩu toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất khu vực.
Trung Quốc ban hành cảnh báo vàng đối với bão cát Ngày 15/3, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc đã ban hành cảnh báo vàng đối với bão cát tại khu vực miền Bắc nước này. Người đi đường phải che chắn vì bão cát tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cơ quan trên dự báo không khí lạnh, gió lớn, cát và bụi sẽ tràn qua các khu...