Tưởng mắc bệnh lao phổi không ngờ bị hóc xương vịt
Ho liên tục, sức khỏe ngày càng suy kiệt nhưng khám nhiều nơi không ra bệnh, chị N.T.P. (38 tuổi, ngụ tại Long An) bị nghi ngờ mắc lao phổi.
Được biết, khoảng 10 tháng trước khi đang ăn thịt vịt, chị bất ngờ bị ho sặc dữ dội sau đó chuyển sang ho khan kéo dài. Lo lắng trước biểu hiện bất thường của cơ thể, bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện bệnh, các bác sĩ chẩn đoán viêm phế quản nhưng điều trị bằng thuốc không mang lại kết quả.
Suốt 10 tháng qua, chị đã liên tục sử dụng thuốc để giảm cơn ho. Mặt khác, bệnh nhân cũng uống kết hợp cả thuốc nam theo kiểu “có bệnh phải vái tứ phương” nhưng bệnh bẫn không thuyên giảm.
Dùng thuốc quá nhiều, cơ thể chị bắt đầu phù nề, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Trong quá trình khám tại bệnh viện địa phương bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị lao phổi nên đề nghị đến bệnh viện chuyên khoa tại TPHCM kiểm tra nhưng cũng không phát hiện dấu hiệu bệnh lao.
Mảnh xương vịt sặc vào đường thở là nguyên nhân khiến người bệnh ho khan kéo dài
Video đang HOT
Bế tắc, bệnh nhân đến Bệnh viện Tai Mũi Họng thăm khám. Kết quả chụp CT-Scan phổi, bác sĩ phát hiện dị vật nằm trong phế quản bên phải, bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị tăng huyết áp nhưng không đáp ứng với thuốc hạ áp đơn thuần. Sau hội chẩn bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân bị suy thượng thận mạn, hội chứng cushing do dùng thuốc corticoid kéo dài.
Sau điều trị nội khoa, khi sức khỏe diễn tiến tích cực, bệnh nhân được bác sĩ tiến hành nội soi, gắp thành công dị vật là mảnh xương vịt dài 2cm. Ngày 25/2, sau khi dị vật được lấy ra khỏi cơ thể, sức khỏe người bệnh nhanh chóng bình phục, hiện bệnh nhân đã hết ho, tuy nhiên đang phải tiếp tục điều trị các biến chứng của việc dùng thuốc corticoid kéo dài.
Bác sĩ Thái Hữu Dũng, Phó khoa Phẫu thuật Đầu cổ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết, nữ bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, đang ăn tự nhiên ho sặc sụa, tím tái, là dấu hiệu quan trọng của hóc dị vật. May mắn dị vật chưa gây bít tắc phổi hoàn toàn nên chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Dị vật không thấy trên phim phổi bình thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân không được chẩn đoán, điều trị sớm. Chỉ khi bác sĩ nghi ngờ cho chụp CT-Scan, nội soi thì mới phát hiện dị vật. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân khi có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái đi tái lại phải đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được truy tìm nguyên nhân, điều trị kịp thời.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Phát hiện ung thư phổi sau một tháng ho khan không khỏi
Sau 2 tuần ho khan, sốt nhẹ, bệnh nhân bất ngờ được bác sĩ phát hiện mắc ung thư phổi.
Bệnh nhân VS (82 tuổi, quốc tịch Campuchia) đến Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM khám với triệu chứng ho khan, sốt nhẹ, ăn uống kém, tức ngực. Kết quả chụp X-quang và CT scan ngực cho thấy bệnh nhân có khối u thùy trên phổi phải kèm tràn dịch màng phổi phải lượng nhiều.
Theo gia đình bệnh nhân, trước đó bà V.S ngoài tiền sử tăng huyết áp thì không có biểu hiện gì bất thường về sức khỏe. Khoảng một tháng gần đây, bà ho khan thường xuyên, sốt nhẹ và ăn uống kém, đi khám ở bệnh viện Campuchia bác sĩ nghi ngờ bị lao phổi. Gia đình quyết định đưa bệnh nhân sang Việt Nam phẫu thuật và chữa trị.
Sau phiên hội chẩn liên chuyên khoa bao gồm nội hô hấp, ngoại lồng ngực, ung bướu, bệnh nhân có chỉ định nội soi khí phế quản kết hợp với phẫu thuật nội soi lồng ngực sinh thiết màng phổi để xác định chẩn đoán và có kế hoạch điều trị thích hợp.
Bệnh nhân người Campuchia quyết định sang Việt Nam điều trị ung thư phổi. Ảnh: BSCC
Các bác sĩ tiến hành nội soi khí phế quản và phẫu thuật nội soi lồng ngực, sinh thiết màng phổi, tổn thương màng phổi nhiều nơi nghi ngờ ác tính đã được quan sát thấy trong quá trình nội soi lồng ngực. Do vậy, các bác sĩ quyết định tiến hành làm dính màng phổi với bột talc (Talcage) nhằm tránh tràn dịch màng phổi tái phát. Kết quả sinh thiết màng phổi xác định bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến của phổi di căn màng phổi. Sau phẫu thuật, hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định.
BSCKI Huỳnh Thị Hồng Đào, người trực tiếp theo dõi và điều trị cho bệnh nhân, khuyến cáo triệu chứng của bệnh ung thư phổi đôi khi không rõ ràng, nhiều người lầm tưởng với các bệnh lý ho, cảm thông thường.
Do đó, người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đặc biệt là bệnh ung thư. Khi phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, ít xâm lấn vùng lân cận cũng như di căn xa, việc điều trị sẽ triệt để hơn, giảm chi phí giúp kéo dài thời gian sống sau mổ.
Bệnh nhân mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, ho đờm, sút cân, thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Ngoài ra, 40-60% người bệnh bị đau ngực.
Để phòng tránh ung thư phổi, bạn cần hạn chế các tác nhân gây bệnh và thay đổi lối sống như thường xuyên vận động, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo Zing
Bé trai ho ra máu vì mắc bệnh hiếm gặp Cậu bé ra máu kéo dài, được bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán lao phổi nhưng điều trị không thuyên giảm. Tại bệnh viện Nhi đồng 2, các bác sĩ phát hiện túi phình động mạch phổi hiếm gặp, dọa vỡ nguy cơ tử vong. Hình ảnh X-quang phổi bệnh nhi trước khi được can thiệp Đó là trường hợp của...