Tương lai nào cho Wagner?
Sau chính biến ngắn ngủi ngày 24/6, lực lượng Wagner đạt được một thỏa thuận và rút quân.
Theo đó, ông chủ Wagner Prigozhin lưu vong ở Belarus, và binh lính Wagner không tham gia vào cuộc nổi loạn có thể ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga.
Prigozhin sau đó trên tài khoản Telegram cá nhân tái khẳng định “họ” – ám chỉ Bộ Quốc phòng Nga – muốn “giải tán” nhóm Wagner.
Điều này cũng đã được nhắc lại trong một thông điệp được Prigozhin đăng từ ngày 26/6, tuyên bố không ai đồng ý ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga và rằng công ty lính đánh thuê của ông nhất định phải ngừng tồn tại vào ngày 1/7. Những gì đã diễn ra và diễn biến tiếp theo với Yevgeny Prigozhin và Wagner thật không dễ khẳng định tương lai của tập đoàn này.
Hàng loạt thuyết âm mưu
Vị trí chính xác của Prigozhin vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh từ công ty BlackSky cho thấy 2 chiếc máy bay có liên quan đến Prigozhin đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở ngoại ô thủ đô Minsk của Belarus sáng 27/6. Trang web theo dõi chuyến bay FlightRadar24, các máy bay đã hạ cánh gần Minsk lúc khoảng 8h sáng và đều tắt bộ tiếp sóng trước khi hạ cánh.
Wagner dưới sự lãnh đạo của Yevgeny Prigozhin (Ảnh AP).
FlightRadar24 cũng ghi nhận máy bay Embraer Legacy 600, mang mã nhận dạng khớp với một chiếc máy bay có liên quan đến Prigozhin trong các tài liệu trừng phạt của Mỹ, đã hạ độ cao ở gần thủ đô Minsk của Belarus. Trước đó, chiếc máy bay này xuất hiện trên Flightradar24 từ Rostov, thành phố phía Nam nước Nga.
Sau cuộc “tuần hành vì công lý” chóng vánh của Prigozhin, người ta cho rằng Tổng thống Vladimir Putin rõ ràng là rất tức giận. Tuy nhiên, Tổng thống Putin có thể không muốn Prigozhin trở thành một người “tử vì đạo” và vì vậy sự can thiệp của Tổng thống Belarus Lukashenko dường như rất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Tuy nhiên, đi cùng với đó là nhiều rủi ro và Tổng thống Lukashenko sẽ muốn tiến hành một cách thận trọng.
Đề xuất giải pháp cho số phận của Prigozhin tại Belarus có thể đã củng cố mối quan hệ của hai nhà lãnh đạo Lukashenko với Putin, nhưng sự hiện diện của Prigozhin trên lãnh thổ Belarus lại được đánh giá là tiềm ẩn những rủi ro dài hạn, với nguy cơ một số lượng đáng kể các chiến binh Wagner thiện chiến. Một loạt các thuyết âm mưu về vai trò thực sự của Prigozhin và Wagner ở Belarus đã dấy lên.
Tổng thống Putin vẫn cần những chiến binh Wagner, sau khi họ chứng tỏ tầm quan trọng đối với thành công trên chiến trường. Tuy nhiên, ông có thể muốn “loại bỏ” những chiến binh trung thành với Prigozhin và đưa những người còn lại dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Bộ Quốc phòng Nga để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc binh biến khác. Những người ủng hộ “thuyết âm mưu” này cho rằng chính việc tạo cơ hội cho các chiến binh gia nhập đoàn quân của Prigozhin sang Belarus là một cách tương đối đơn giản để xác định những người trung thành, giúp đơn giản quá trình thanh lọc đội ngũ.
Điều này càng được củng cố sau tuyên bố của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Vyacheslav Volodin ngày 2/7 xác nhận một phần lực lượng của Wagner đã đồng ý với lời đề nghị của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc “những ai muốn bảo vệ nước Nga sẽ tiếp tục phục vụ với vũ khí trong tay”. Trước đó, Tổng thống Putin tuyên bố 86 tỷ ruble (tương đương hơn 966,8 triệu USD) đã được phân bổ từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho Wagner trong vòng 1 năm. Ông nhấn mạnh các tay súng Wagner được tôn trọng ở Nga, vì họ thể hiện lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng.
Video đang HOT
Một thuyết âm mưu khác cho rằng dù Prigozhin có lẽ rất biết ơn về cơ hội mà Tổng thống Lukashenko đã trao, nhân vật này thực tế hiểu rõ mối quan hệ của 2 nhà lãnh đạo và việc Nga muốn kiểm soát Belarus. Do đó, Prigozhin có thể chứng minh ông ta sẽ là một tài sản hữu ích cho Tổng thống Putin khi được yêu cầu, một kiểu “trở lại chiến tuyến” khi có thể.
Thuyết âm mưu phổ biến thứ ba, dễ hiểu, liên quan tới Ukraine. Thủ đô Kiev của Ukraine gần Belarus hơn so với Nga, và vì vậy sự hiện diện của lực lượng Wagner mang lại lợi thế hậu cần đáng kể cho lực lượng tấn công. Tuy nhiên, cũng có những phản bác cho rằng Tổng thống Lukashenko lãnh đạo một quốc gia dân chủ và sẽ cố gắng tránh lặp lại sai lầm có nguy cơ tái diễn các cuộc bạo loạn nhằm lật đổ ông sau cuộc bầu cử vừa qua. Nếu Tổng thống Lukashenko cung cấp một dạng “bàn đạp” nào đó cho các lính đánh thuê tấn công Ukraine hay láng giềng, đây có thể bị coi là hành động leo thang vô cớ và kéo Belarus vào cuộc chiến – điều mà Tổng thống Lukashenko có vẻ như rất muốn tránh.
Tổng thống Lukashenko đã nhấn mạnh Belarus sẽ không cho phép Wagner mở các trung tâm chiêu mộ binh sĩ ở nước này. Ông cho biết hầu hết vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Nga dự định bố trí ở Belarus đã được chuyển đến, nhưng lực lượng Wagner sẽ không bảo vệ chúng, khẳng định: “Người Nga và người Belarus đang bảo vệ số vũ khí này. Không có binh sĩ Wagner nào bảo vệ vũ khí hạt nhân. Đây là nhiệm vụ của chúng tôi”.
Nhiều chiến binh Wagner từng chiến đấu và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến đô thị quanh Bakhmut là mối đe dọa tiềm tàng đối với Kiev. Ukraine do đó đã tăng cường phòng thủ trước mối đe dọa tiềm tàng từ phía Bắc.
Wagner tại thành phố Rostov-on-Don sau binh biến cuối tháng 6/2023 (Ảnh Reuters).
Phần còn lại của Wagner
Số phận các chiến binh của Wagner đang đóng quân ở nước ngoài như Libya, Sudan, Syria, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Venezuela, Burkina Faso và Madagascar… nếu tổ chức này tan rã cũng là một đề tài được được dư luận tích cực bàn thảo.
Trong quá trình triển khai ở các nước châu Phi, Wagner sử dụng một mô hình kinh doanh với ba yếu tố, linh hoạt kết hợp tùy thuộc vào quốc gia mà họ hiện diện. Ba yếu tố (quân sự, kinh tế, chính trị) được thể hiện rõ ràng nhất ở Cộng hòa Trung Phi nơi Wagner bắt đầu hiện diện từ năm 2018. Sentry – một cơ quan điều tra của Mỹ đã tung ra những bằng chứng bổ sung về vai trò của Wagner trong một báo cáo mới dựa trên hàng chục cuộc phỏng vấn và phân tích các tài liệu của chính phủ cùng nhiều nguồn khác.
Về mặt quân sự, không có ước tính chính thức về số lượng chiến binh Wagner ở châu Phi nhưng các nhà phân tích cho rằng con số này vào khoảng 5.000 người, với hầu hết trong số này ở Mali và Cộng hòa Trung Phi. Sentry cáo buộc Wagner thực hiện các vụ thảm sát, tra tấn và lạm dụng.
Về kinh tế, trọng tâm mô hình kinh doanh của Wagner là tiền đổi lấy bảo đảm an ninh. Wagner bị nhiều người xem là khó có thể vận hành như một doanh nghiệp có hệ thống, mà thay vào đó là một tập đoàn lỏng lẻo với một mạng lưới các công ty con. Tháng 1/2023, Mỹ đưa Wagner vào danh sách “các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia” phải đối mặt với lệnh trừng phạt. Minh bạch về doanh thu hoặc lợi nhuận của nhóm này gần như là bất khả thi, song có vẻ châu Phi là một phần quan trọng trong bộ máy kiếm tiền của tập đoàn này.
Về chính trị, không có quốc gia châu Phi nào bình luận về các sự kiện xảy ra cuối tháng 6 tại Nga, song sau những bất ổn và cuộc binh biến, truyền thông đang đặt câu hỏi rằng liệu các quốc gia khu vực có băn khoăn về tương lai hợp tác với Nga.
Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra xung quanh sự hiện diện của lực lượng bán vũ trang này trên Lục địa Đen, nơi mà kể từ năm 2018, Wagner đã gây dựng được mạng lưới rộng lớn từ Sudan đến Cộng hòa Trung Phi, qua Mali và Libya. Để trấn an các đồng minh ở châu Phi, Moscow cam đoan rằng “các sự kiện” cuối tháng 6 sẽ không làm thay đổi bất cứ điều gì trong hoạt động của nhóm ở lục địa này. Các thành viên của Wagner hoạt động tại Mali và Cộng hòa Trung Phi “với tư cách là những người huấn luyện và công việc này tất nhiên sẽ tiếp tục”.
Theo nhiều tờ báo và hãng tin phương Tây, tập đoàn Wagner tiếp tục tuyển quân khắp nước Nga, chỉ vài ngày sau cuộc binh biến. Danh sách các đầu mối liên lạc của Wagner chủ yếu đặt tại các câu lạc bộ thể thao, bao gồm các trường võ thuật và các câu lạc bộ đấm bốc. Tuy nhiên, trang tin Novaya Gazeta Europe dẫn thông báo của tập đoàn Wagner trên Telegram ngày 2/7: “Do Wagner tạm thời không tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt (tại Ukraine) và chuyển đến Belarus, chúng tôi đang tạm dừng hoạt động của các trung tâm tuyển quân khu vực của Wagner trong khoảng thời gian một tháng. Tính đến ngày 30/6, ít nhất 21 trung tâm tuyển dụng ở 20 thành phố của Nga đang tuyển quân cho Wagner và hơn một nửa số trung tâm tuyển dụng thừa nhận mối liên hệ với Wagner.
Nhiều năm phủ nhận có bất cứ liên hệ chính thức nào với nhóm Wagner, Tổng thống Putin dường như đã đột ngột thay đổi sau cuộc binh biến. Ngày 24/6, ông ký một luật quy định rằng chỉ Bộ Quốc phòng Nga mới có thể tuyển quân từ các nhà tù của Nga – trước đây từng được cho là nguồn tuyển quân chính của nhóm Wagner để chiến đấu ở Ukraine. Người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga Viktor Zolotov tiếp đó cho biết lực lượng này có thể được trang bị xe tăng và xe bọc thép sau khi quân đội nhận lại khí tài quân sự từ Wagner. Bình luận của ông Zolotov được đưa ra vài giờ sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đang chuẩn bị tiếp nhận khí tài quân sự tịch thu của Wagner sau vụ nổi dậy.
Những diễn biến bất thường và chớp nhoáng hồi cuối tháng 6 để lại nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Rất khó để biết rõ điều gì đã xảy ra, và vì vậy cũng khó có thể đảm bảo chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Dù vậy, các quân cờ đã được di chuyển, cùng với đó là những mối đe dọa và cả các cơ hội mới. Theo thời gian, chân tướng có lẽ sẽ dần hé lộ.
Nga: Wagner giao nộp hàng ngàn tấn vũ khí
Bộ Quốc phòng Nga ngày 12-7 cho biết công ty quân sự tư nhân Wagner sắp hoàn tất việc bàn giao vũ khí cho các lực lượng vũ trang chính quy của Nga.
Đài RT dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết các vũ khí mà Wagner giao nộp bao gồm hàng trăm vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng chiến đấu chủ lực các loại, hệ thống phóng tên lửa đa nòng, pháo tự hành và pháo kéo, hệ thống phòng không và các phương tiện chiến đấu khác.
Bộ phòng Nga ngày 12-7 cũng công bố video cho thấy các quan chức đang kiểm tra một số thiết bị quân sự hạng nặng được cho là thuộc về Wagner.
Một đoạn video được công bố cho thấy các hàng xe chiến đấu bánh xích và bánh lốp, cũng như các thiết bị khác được cất giữ tại các địa điểm không được tiết lộ.
Quân đội Nga cho hay hàng chục phương tiện chiến đấu do Wagner chuyển giao "chưa từng được sử dụng trong môi trường chiến đấu".
Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Wagner đã bàn giao hơn 2.000 thiết bị, bao gồm xe tăng và tên lửa, khoảng 20.000 khẩu súng, cùng hơn 2.500 tấn đạn dược.
Quân đội Nga tiếp nhận hơn 20.000 vũ khí loại nhỏ và khoảng 2.500 tấn đạn dược. Ảnh: Reuters
Số thiết bị nói trên hiện đang được chuyển đến các địa điểm ở hậu phương để bảo trì. Sau đó, chúng sẽ được chuyển giao cho các đơn vị quân đội Nga để "sử dụng đúng mục đích", theo Bộ Quốc phòng Nga.
Việc bàn giao cho thấy người đứng đầu lực lượng Wagner, ông Yevgeny Prigozhin, đang tuân thủ thỏa thuận với Điện Kremlin, theo đó Wagner và ông Prigozhin dừng cuộc binh biến ngắn ngủi vào tháng trước.
Cuộc nổi loạn chấm dứt vào ngày 24-6 với sự trung gian của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Theo thỏa thuận, Nga đồng ý hủy bỏ vụ án hình sự đối với lãnh đạo Wagner, trong khi ông Prigozhin đồng ý chuyển đến Belarus.
Các tay súng thuộc lực lượng Wagner được lựa chọn đi theo ông Prigozhin sang Belarus, hoặc gia nhập lực lượng vũ trang chính quy Nga hoặc trở về nhà.
Các xe thiết giáp Nga tiếp nhận từ Wagner. Ảnh: RT
Trong khi đó, theo báo The Guardian, điều khiến không ít người quan tâm là về tình hình hiện tại của ông Prigozhin, khi mà ông này dường như di chuyển tự do ở Nga bất chấp thỏa thuận phải đến Belarus.
Tổng thống Lukashenko ban đầu cho biết ông Prigozhin đã tới Belarus vào ngày 27-6. Thế nhưng, vào ngày 10-7, Điện Kremlin tiết lộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp gặp ông Prigozhin và các chỉ huy Wagner để giải quyết các vướng mắc tại Điện Kremlin vào ngày 29-6, năm ngày sau khi lực lượng Wagner hành quân tới Moscow.
Tuần trước, ông Prigozhin được cho là đã ở lại miền Nam nước Nga. Theo dữ liệu theo dõi chuyến bay, ông đã di chuyển nhiều lần giữa thủ đô Moscow và TP St. Petersburg.
Hàng ngàn thành viên Wagner được cho là vẫn đang lưu tại trại thuộc các khu vực do Nga quản lý ở miền Đông Ukraine. Trong các cuộc phỏng vấn trong tuần này, một số chỉ huy nói rằng họ không có kế hoạch ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Nga cho biết ông Sergei Surovikin, phó chỉ huy chiến dịch của Nga tại Ukraine, "đang nghỉ ngơi", khi ông này đã không xuất hiện từ sau cuộc nổi loạn của Wagner.
Tổng thống Nga Putin gặp ông trùm Wagner sau cuộc nổi loạn Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp ông trùm tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, vài ngày sau binh biến của đội quân này, người phát ngôn của Điện Kremlin cho biết ngày 10/7. Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin. Ảnh Getty Images. Theo Người phát ngôn Điện...