Tương lai nào cho Taliban sau bầu cử tổng thống?
Năm 2014 sẽ là năm “bản lề” đối với Afghanistan vì đến thời điểm đó, phần lớn lực lượng liên quân rút đi, nước này sẽ tổ chức bầu cử tổng thống, trong đó Tổng thống đương nhiệm Hamid Karzai sẽ không tái tranh cử.
Lực lượng an ninh Afghanistan trong chiến dịch truy quét Taliban ở Kabul, ngày 2/8. (Nguồn: THX/TTXVN)
Phân tích trên mạng tin “Chân trời chiến lược,” nhiều nhà quan sát tỏ ra hoài nghi và dự báo về sự gia tăng nội chiến ở Afghanistan vào năm 2014. Theo ước tính, số vụ tấn công trong năm 2012 tăng cao.
Việc các lực lượng nước ngoài rút đi có thể khiến cho lực lượng an ninh của Afghanistan, nhất là Cảnh sát quốc gia Afghanistan (ANP) và Cảnh sát địa phương Afghanistan (ALP), sụp đổ.
Các nhân viên an ninh được bố trí gần những nơi xuất thân của họ, khiến họ dễ bị tác động trước các mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo và bộ tộc, vốn bắt nguồn từ nhiều thập kỷ bạo lực.
Tại miền Bắc đất nước, các thủ lĩnh bộ tộc từ lâu được các đối tác quốc tế khác nhau tài trợ và họ dường như đã chuẩn bị sẵn cho một cuộc nội chiến vào năm 2014.
Video đang HOT
Trước tương lai tăm tối trên, nhiều ý kiến trong nước lên tiếng ủng hộ giải pháp cho phép lực lượng Taliban tái tham gia tiến trình đàm phán thành lập chính quyền.
Phong trào của Giáo chủ Omar, bị quốc tế truy lùng sau các vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, ngày càng khẳng định vai trò trong đời sống chính trị Afghanistan.
Tham gia nhiều hội nghị cũng như các cuộc trả lời báo chí quốc tế, các thủ lĩnh Taliban dường như đã quyết định tăng cường hình ảnh như những đối tác chính trị có trách nhiệm với tiến trình chuyển tiếp đang diễn ra tại Afghanistan. Taliban cũng sẵn sàng tham gia đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến vũ trang để đưa đất nước phát triển và ổn định.
Quả thực, trong lịch sử biến động của Afghanistan, chính phủ do Taliban lãnh đạo được đánh giá là chính phủ duy nhất thành công trong việc kết nối tương đối giữa chính quyền trung ương với các cấp địa phương, nhất là giữa miền Đông và miền Nam.
Ngoài ra, nếu Taliban không tái tham gia chính quyền, những hậu quả từ việc phong trào này nổi dậy gây mất ổn định đất nước và khu vực là rất lớn. Những tuyên bố mới đây của ban lãnh đạo Taliban cho thấy phong trào này đang tìm cách đạt được sự hợp pháp quốc tế và động thái đầu tiên là việc mở một văn phòng đại diện của tổ chức này tại Qatar hay thông báo Taliban giữ khoảng cách với các phong trào khủng bố, nhất là với al-Qaeda.
Ở cấp khu vực, việc Taliban quay trở lại bàn đàm phán đang một lần nữa đặt Pakistan vào vị trí trung tâm, cho thấy chiến lược của Mỹ tại Trung Á đang dần bị cô lập. Những tiến triển trên đặt ra hai giả thiết liên quan các mục tiêu dài hạn của phong trào này:
- Taliban đang thực sự tìm cách đạt được một sự hợp pháp cấp quốc tế nhất có thể và tham gia tiến trình chuyển tiếp để được cộng đồng quốc tế chấp nhận, tham gia Chính phủ Afghanistan bằng những nhượng bộ về nhân quyền và quyền phụ nữ.
- Các cuộc đàm phán trên chỉ nhằm cứu vãn thể diện của cộng đồng quốc tế và để giai đoạn liên quân chuẩn bị rút lui không bị Taliban tấn công. Khi đó, sự ra đi của quân đội Mỹ được dễ dàng và một sự sụp đổ của chế độ Kabul là có khả năng sau khi Tổng thống Karzai mãn nhiệm.
Mặc dù ban lãnh đạo Taliban ý thức được những sự kiện trong tương lai cũng như thất bại nghiêm trọng trong tham vọng quay trở lại chính trường trước cộng đồng quốc tế và NATO, song những nguy cơ đặt ra từ việc Taliban được hợp pháp hóa cũng không hề nhỏ.
Mặc dù các nhà lãnh đạo của phong trào này khẳng định muốn chấm dứt quan hệ với al-Qaeda và các mạng lưới Haqqani khác, song khó có thể trấn an được dư luận bởi Pakistan, đồng minh hậu thuẫn chính cho Taliban, lại là nơi chứa chấp những nhóm khủng bố bị quốc tế truy lùng nhất trong nhiều năm. Trong khi đó, Pakistan cũng là đối tác ưu tiên của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Nếu sự quay trở lại của Taliban mang đến một sự ổn định nào đó cho một phần lãnh thổ Afghanistan và cộng đồng quốc tế không chịu nhiều rủi ro, một số nhà phân tích đề ra sáng kiến lựa chọn một ứng cử viên tổng thống năm 2014 nhận được sự ủng hộ từ các nhà nước Hồi giáo khác nhau vốn đã thành công trong nỗ lực hướng đến dân chủ như Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia.
Các nhân vật Hanif Atmar hay Ashraf Ghani hiện xuất hiện như những ứng cử viên tiềm năng có thể chèo lái “con thuyền Afghanistan,” giúp giảm thiểu những căng thẳng dân tộc và sử dụng viện trợ quốc tế một cách hiệu quả.
Dù bất kể thế nào, tình hình Afghanistan sẽ chỉ sáng tỏ sau cuộc bầu cử tổng thống. Từ nay đến thời điểm đó, cộng đồng quốc tế cần phải hành động thận trọng để quyết định vai trò nào sẽ dành cho Taliban trong quá trình chuyển tiếp tại Afghanistan, và cũng không nên quên rằng một khi lực lượng này giành lại quyền lực, không gì có thể cản nổi phong trào quay lại với những thói quen cũ./.
Theo TTXVN
Trùm Taliban bị truy nã có cơ hội thành... Tổng thống
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai mới lên tiếng kêu gọi thủ lĩnh Taliban Mullah Mohammad Omar từ bỏ ngay các chiến dịch vũ trang. Đổi lại, nhân vật này có thể chạy đua tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới.
Ông Karrzai khẳng định, thủ lĩnh Taliban Mullah Mohammad Omar - một trong những đối tượng bị truy nã gắt gao nhất thế giới - có thể lên nắm quyền lãnh đạo đất nước nếu nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Mullah Mohammad Omar
Tuyên bố trên được coi là động thái mới nhất trong hàng loạt nỗ lực đàm phán, thương lượng của ông Karzai nhằm đẩy lùi các hoạt động nổi dậy chống lại chính phủ.
"Mullah Mohammad Omar có thể ở bất cứ đâu thuộc đất nước Afghanistan. Ông ta có thể mở văn phòng chính trị cho riêng mình, nhưng với điều kiện phải từ bỏ vũ khí", Tổng thống Karzai phát biểu.
"Ông ấy có thể thành lập đảng chính trị với những người bạn, hoạt động chính trị và trở thành ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống".
"Nếu nhận được lá phiếu ủng hộ của đông đảo cử tri, ông ấy sẽ nắm quyền lãnh đạo trong tay".
Mullah Mohammad bỏ trốn hồi năm 2001, sau khi chính quyền Taliban bị lật đổ.
Theo
Thủ lĩnh Taliban Mullah Omar có thể tranh cử tổng thống Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai vào hôm nay 12.7 đã kêu gọi thủ lĩnh Taliban Mullah Omar hãy ngưng chiến đấu chống lại chính phủ của ông để đổi lấy cơ hội tranh cử tổng thống tại đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh. Thủ lĩnh Taliban Mullah Omar - Ảnh: Reuters Mullah Omar, thủ lĩnh độc nhãn của Taliban, đã bỏ...