Tương lai nào chờ CLB Sài Gòn sau khi xuống hạng?
Tương lai u ám đang đè nặng lên các ông chủ của đội bóng Sài Gòn sau khi họ rớt hạng V.League 2022.
CLB cần tìm chủ mới trước khi giải đấu sang năm khởi tranh.
Nếu chuyển giao thành công, chủ mới sẽ cùng CLB Sài Gòn bắt đầu lại từ giải hạng Nhất 2023. Ảnh: Quang Thịnh.
Động thái thanh lý hợp đồng cho tất cả thành viên đội bóng ngay sau trận đấu cuối cùng vào tối 19/11 trên sân Thống Nhất (TP.HHCM) khiến cuộc khủng hoảng của CLB Sài Gòn gần như chạm đỉnh. Đội bóng chính thức không còn ai ngoài vị trí trưởng đoàn Trần Quốc Khánh. Nhà tài trợ sẽ không trả lương nữa từ ngày 20/11.
Nhiều cầu thủ nhanh chóng rời khỏi đại bản doanh CLB ở Trung tâm Thể thao Thành Long (huyện Bình Chánh) để đón những chuyến bay sớm về quê. Những lời chào, những lời tạm biệt của các cầu thủ được gửi đi chóng vánh đến người hâm mộ, bạn bè. Buổi tiệc chia tay và nhân ngày 20/11 được tổ chức sau trận đấu cũng là lần cuối cùng mà tập thể thành viên đội bóng ngồi với nhau.
Cách cầu thủ chia tay gấp rút cũng như cách đội bóng sụp đổ. Chỉ ba tháng trước (30/8), cuộc chuyển giao chủ sở hữu đội bóng còn mang lại hy vọng cho các bên. Tuy nhiên, thông tin nhà tài trợ “bỏ đội”, CLB trên bờ vực giải thể khiến không ít người cảm thấy sốc. Số phận của một tên tuổi từng gây ấn tượng tại V.League chuyển trong tích tắc.
Toàn bộ cầu thủ, ban huấn luyện CLB Sài Gòn được thanh lý hợp đồng để tìm đội bóng mới. Ảnh: Quang Thịnh.
CLB Sài Gòn rớt hạng mùa giải V.League 2022. Điều đó có nghĩa là mùa giải 2023, đội bóng sẽ thi đấu ở giải hạng Nhất Quốc gia. Họ còn suất thi đấu trên danh nghĩa là đội bóng, chỉ có điều không còn thành viên chuyên môn nào gồm ban huấn luyện và cầu thủ. Mọi thứ xưa cũ được “dọn dẹp” hết trước khi những điều mới mẻ có thể đến.
Video đang HOT
Theo thông tin bên lề mà Zing có được, việc thanh lý toàn bộ thành viên đội bóng giúp Công ty CPBĐ Sài Gòn (tức CLB Sài Gòn) giải quyết dứt điểm những tồn đọng, đặc biệt về khâu tài chính trước khi tìm được một nhà tài trợ mới, ông chủ mới cho đội. CLB Sài Gòn đang nỗ lực chuyển hết các khoản tiền còn thiếu theo thỏa thuận với các thành viên trước ngày 30/11/2022.
Rất có thể, điều kiện để họ “chào hàng” suất dự giải hạng Nhất cho một đối tác khác là không còn khoản nợ nào hay tranh chấp nào. Nhiều nhà tài trợ trước đây, như trường hợp CLB Cần Thơ, bỏ lại đội bóng với khoản tiền không được thanh toán, buộc đối tác tiếp theo phải gánh số nợ để tiếp tục phát triển. Cách làm ấy không bền vững và sau đấy đã dẫn tới sự sụp đổ ở Cần Thơ.
Suất hạng Nhất Quốc gia ở một thành phố lớn cũng là khoản đầu tư hấp dẫn. Hơn nữa, kinh phí hoạt động của đội bóng ở hạng Nhất ít hơn nhiều so với V.League. Với khoảng 15 tỷ đồng trở lên, chủ mới có thể xây dựng đội bóng cho mùa sau thay vì phải mất trên dưới 50 tỷ đồng cho một mùa V.League. Tuy nhiên với thời gian gấp gáp chỉ khoảng 3 tháng trước giải hạng Nhất 2023, việc xây dựng đội bóng mới khó khả thi, chưa kể việc gọi quân không đơn giản.
Nhà tài trợ hiện tại cũng không muốn giải thể đội bóng Sài Gòn nhất là khi họ đã bỏ ra số tiền lớn để mua lại đội. Việc tân Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM Nguyễn Nam Nhân xuống động viên cầu thủ Sài Gòn sau khi họ xuống hạng cũng cho thấy sự quan tâm từ lãnh đạo TP.HCM.
Tương lai nào cho đội Sài Gòn sẽ là một dấu hỏi lớn mà lúc này chưa có câu trả lời. Chắc chắc việc đội bóng sẽ đi đâu về đâu không chỉ là vấn đề riêng của đội, Sở Văn hóa và Thể thao mà còn là của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Công ty Cổ phần BĐCN Việt Nam (VPF).
Thế khó của CLB Sài Gòn
Mọi thứ đang chống lại đội bóng Sài Gòn trước cuộc chiến trụ hạng gặp Nam Định tại sân Thiên Trường vào chiều 13/11.
Đội thắng trong cặp đấu Nam Định gặp Sài Gòn chiều 13/11 có cơ hội trụ hạng. Ảnh: Quang Thịnh.
Mọi thứ thay đổi chóng mặt với đội bóng của HLV Phùng Thanh Phương. Tất cả dường như quay lưng lại với họ trước trận cầu then chốt cho suất xuống hạng duy nhất.
Cuộc khủng hoảng nội bộ
Sự ra đi của Giám đốc Kỹ thuật Lê Huỳnh Đức hôm 9/11 mở đầu cho sự lung lay của tập thể từng gắn kết ở những mùa giải trước. CLB Sài Gòn như con tàu sắp chìm. Những người ở lại là ban huấn luyện, cầu thủ đều hoang mang. Ai cứu được đội bóng ngoài họ, trong trận đấu 90 phút sắp tới.
Hồi tháng 8/2022, CLB Sài Gòn được chuyển giao cho một doanh nghiệp bất động sản. Tầm vóc và cơ ngơi của đơn vị mới khiến ai cũng kỳ vọng vào sự lột xác của đội bóng.
Sự quan tâm của lãnh đạo và quan chức dưới sân cùng các khoản tiền thưởng giúp cầu thủ an tâm để giúp đội bóng trụ hạng. Có thời điểm, đội bóng vươn lên vị trí thứ 10 nhưng không duy trì được phong độ.
Chưa đầy ba tháng sau đó, CLB Sài Gòn bị nhà tài trợ bỏ lại như một thực thể dư thừa. Những nỗ lực của HLV Phùng Thanh Phương và cầu thủ để gặp lãnh đạo đều không có hy vọng.
Chiều nay, họ phải hành quân ra sân của Nam Định với tâm thế ngổn ngang. Các cầu thủ bảo nhau, sẽ đá vì danh dự của mình. Đó cũng là điều còn lại duy nhất ở tập thể này khi không còn ai quan tâm.
CLB Sài Gòn không còn gì để mất trước Nam Định ở trận đấu then chốt lúc 17h. Ảnh: Quang Thịnh.
Trong tình khó khăn, lực lượng lại bị sứt mẻ. Hai ngoại binh Rodrigue Nanitelamio và tiền vệ Nicholas Olsen vì chấn thương. Chân sút tốt nhất là Đỗ Merlo cũng nằm lại nhà vì đau chân.
Đáng nói, các cầu thủ còn lại đang nghi ngờ hai ngoại binh "giả đau" để đình công. Sự hoài nghi len lỏi trong suy nghĩ của các cầu thủ nội.
Thực lực chịu tổn thất nghiêm trọng, tinh thần bị chi phối quá lớn, CLB Sài Gòn sẽ lấy gì đấu với đội bóng đang có rất nhiều lợi thế là Nam Định? Khán giả chỉ mong các cầu thủ không buông xuôi dễ dàng. Ở thế đường cùng, họ vẫn có thể phất lên từ những hy vọng le lói khi trận đấu chưa kết thúc.
Tình cảnh đối lập
Trong khi CLB Sài Gòn lâm vào cuộc khủng hoảng từ trên thượng tầng xuống dưới đội bóng thì đội Nam Định lại tập trung toàn bộ tinh thần vào trận đấu của cả mùa giải. Đội chủ nhà được treo thưởng 3 tỷ đồng nếu giành chiến thắng ở vòng 25.
Ngược lại, đối thủ của họ chưa nhận được khoản tiền thưởng trận như nhà tài trợ đã hứa. Cụ thể, đó là số tiền 3 tỷ đồng từ trận thắng SLNA 2-1 và trận hòa Viettel 1-1 ở các vòng đấu trước đó.
Ngoài ra, số tiền lót tay giai đoạn 2 của các cầu thủ cũng chưa đến nơi trong khi mùa giải gần hết vào cuối tháng 11. Sau nhiều lần hứa hẹn của lãnh đạo, các cầu thủ chán nản.
Nam Định đang hừng hực khí thế trước trận đấu trụ hạng với CLB Sài Gòn. Ảnh: Y Kiện.
Hơn nữa, về tương lai mùa giải 2023, CLB Nam Định có chiến lược mua sắm cầu thủ vừa để cải thiện thành tích, đồng thời tạo thêm sức hút cho đội bóng. Họ bắt tay vào việc đàm phán các cầu thủ sắp "tự do" trên thị trường chuyển nhượng. Vì vậy, lãnh đạo CLB Nam Định không muốn tình huống xấu xảy ra. Họ cần trụ hạng để làm lại, không để đội bóng năm nào cũng thấp thỏm lo sợ.
Còn CLB Sài Gòn đang ở thế đường cùng. Họ cần trụ hạng để có lý do để đòi quyền lợi chính đáng.
Sức ép cũng sẽ không nhỏ dành cho đội Nam Định nếu cầu thủ trẻ của HLV Vũ Hồng Việt không có tâm lý tốt. Nếu không "tự bắn vào chân mình", Nam Định cũng khó để cho CLB Sài Gòn gây sốc.
Đằng sau việc Lê Huỳnh Đức rời CLB Sài gòn Cựu danh thủ Công An TP.HCM đã đúng khi không ký hợp đồng hay nhận lương của CLB Sài Gòn. Sự bất ổn của đội bóng cho thấy dấu hiệu của việc làm bóng đá không bền vững. Lê Huỳnh Đức về CLB Sài Gòn từ đầu tháng 8/2022 với tư cách giám đốc kỹ thuật tạm thời. Khi đó, CLB Sài Gòn...