Tương lai mịt mờ của tuyển thủ bóng chuyền Trương Thị Yến
Tuyển thủ bóng chuyền Trương Thị Yến chưa thể xác định ngày ra viện, thậm chí phải chấp nhận điều trị nhiều đợt và dài ngày bởi căn bệnh quái ác.
Bà Phượng mẹ Yến đang chăm sóc con gái ở bệnh viện Đại học Y- Hà Nội
Như đã đưa tin, tuyển thủ môn bóng chuyền bãi biển Trương Thị Yến mắc phải căn bệnh dị dạng mạch máu não, phải tiến hành can thiệp phẫu thuật hôm 24.9 và vẫn đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trao đổi bà Phượng mẹ của Trương Thị Yến: “Sau 4 hôm, Yến đã tỉnh táo hơn nhưng hiện phải nằm một chỗ do liệt chân trái, tay trái mới cử động được ngón tay. Theo các bác sỹ việc chữa trị sẽ lâu dài, có thể kéo dài hàng tháng, với nhiều đợt can thiệp phẫu thuật nữa”.
Theo các bác sỹ tại đây, Trương Thị Yến đã may mắn thoát chết vì bệnh tái phát khi đang ở nhà, không hoạt động mạnh. Nếu tái phát đúng lúc đang thi đấu thì khả năng tử vong là rất cao bởi sẽ vỡ mạch máu não.
Video đang HOT
Với khả năng gần như không còn có thể trở lại thi đấu, Yến cảm thấy rất lo cho tương lai. Hiện thu nhập của cô chỉ có 3,5 triệu/tháng còn mẹ già thì không có lương hưu.
Được biết Liên đoàn bóng chuyền đã tới thăm và gửi quà. Từ lúc Trương Thị Yến nhập viện đã nửa tháng trôi qua, Sở TDTT Hải Phòng có tới thăm hỏi một lần với mức hỗ trợ 20 triệu trong khi chi phí phẫu thuật có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo VNE
Nước mắt SEA Games: Tuyển thủ xinh đẹp mang ác bệnh
Không ai có thể ngờ tuyển thủ bóng chuyền bãi biển Trương Thị Yến mới ngoài 20 tuổi, xinh đẹp, sung sức, vừa trải qua ca can thiệp phẫu thuật chữa "dị dạng mạch máu não" hôm 24/9 vừa qua. Hiện Yến đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y - Hà Nội.
Tai họa bất ngờ
VĐV bóng chuyền bãi biển Trương Thị Yến khi còn thi đấu
Trương Thị Yến (cùng Miss bóng chuyền bãi biển Nguyễn Thị Mãi) là cặp đôi xuất sắc nhất của bóng chuyền bãi biển Hải Phòng và được gọi vào tuyển quốc gia thi đấu tại 3 kỳ SEA Games 2007, 2009 và 2011. Đôi Yến-Mãi cũng là đôi số 1 của bóng chuyền bãi biển nữ Việt Nam.
Tai họa ập đến khi Yến cùng đồng đội chuẩn bị thi đấu bóng chuyền mừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giữa tháng 9. Yến bất ngờ bị những cơn đau đầu khủng khiếp hành hạ. Gia đình đưa Yến đến bệnh viện Kiến An (Hải Phòng) kiểm tra, nhưng không phát hiện được nguyên nhân. Sau đó, Yến được khám ở bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội).
Bác sĩ xác định: Yến bị chứng dị dạng mạch máu não - một chứng bẩm sinh bây giờ mới phát tác. Đây là bệnh khó chữa, bệnh viện Việt - Đức lại chưa có đủ thiết bị điều trị bệnh này, Yến lại được chuyển sang Bạch Mai, cũng không chữa được. Cuối cùng, Yến phải nằm điều trị tại bệnh viện của Đại học Y.
Chiều 24/9, Trương Thị Yến được các bác sĩ nút mạch dị dạng. Quá trình nút được 1/4 thì phải dừng, bởi sức khỏe Yến không đảm bảo.
Từ một VĐV mạnh khỏe, xinh đẹp, Yến giờ trông hốc hác, chỉ còn da bọc xương.
Tình cảnh thương tâm
Chi phí mỗi lần nút mạch 90 triệu đồng, Yến sẽ phải trải qua ít nhất 4-5 lần can thiệp như vậy. Tổng số tiền có thể sẽ lên tới nửa tỉ.
Nhà nghèo, Yến mồ côi cha khi còn nằm trong bụng mẹ. Mẹ Yến không có lương hưu, nhưng vẫn còng lưng nuôi 3 chị em gái. Yến là con út. Điều lo lắng của gia đình là hiện giờ chưa biết lấy đâu ra mấy trăm triệu đồng đâu để chữa trị cho Yến.
Trong quá trình Yến nằm viện, lãnh đạo Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cũng tới thăm và hỗ trợ 20 triệu đồng. Nhưng chắc chắn số tiền ấy không thấm tháp vào đâu.
Các bác sĩ cho biết, với chứng bệnh hiểm nghèo như vậy, dù có chữa khỏi, Trương Thị Yến cũng không thể quay trở lại với thể thao được nữa. Chắc chắn phải giải nghệ. Yến đang được điều trị tại khoa sau phẫu thuật của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tính đến hôm qua (26/9), Yến đã tỉnh táo hơn, ăn được một chút cháo...
Nhưng quá trình chữa trị còn dài và gia đình tuyển thủ Trương Thị Yến hy vọng nhận được sự hỗ trợ phần nào từ Tổng cục TDTT, Bộ VHTTDL cùng các tổ chức khác để Yến có thể trở lại, với sức khỏe của một người bình thường.
Theo VNE
Thêm vụ vỡ nợ 100 tỷ rúng động Lạng Sơn Bà Phượng vay nợ với số tiền hơn 100 tỷ đồng sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú vì không có khả năng thanh toán. Nạn nhân có cả những người sống ở Hà Nội. Ngày 24/9, nhiều chủ nợ đến Phòng Cảnh sát điều tra (PC44), Công an tỉnh Lạng Sơn trình báo vụ việc, bà Vũ Thị Bích Phượng còn...