Tương lai mịt mờ của 4 anh em mất cả cha lẫn mẹ
Người mẹ mất vì căn bệnh ung thư, 5 năm sau người cha mất do tai nạn lao động để lại 4 đứa trẻ côi cút sống cùng bà ngoại già yếu đã gần 80 tuổi. Tương lai của 4 anh em trở nên hết sức mịt mờ…
Đó là hoàn cảnh thương tâm của 4 anh em mồ côi cha mẹ Nguyễn Thanh Cử (16 tuổi), bỏ học từ lớp 6 vì gia cảnh nghèo; Đào Thị Mỹ Châu (13 tuổi) học lớp 7; Đào Thị Cẩm Tiên (11 tuổi) học lớp 4 và Đào Minh Dương (6 tuổi), học lớp 1 bị mù một mắt bẩm sinh. Hiện cả 4 anh em đang ở với bà ngoại Lê Thị Đào (78 tuổi, ở xóm An Nam, thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định).
Cha mẹ mất để lại 4 anh em cử với bà ngoại đã gần 80 tuổi, không còn khả năng lo cho các cháu ăn học
Về xóm An Nam, hỏi thăm nhà bà Lê Thị Đào có lẽ chẳng người dân nào lại không biết về hoàn cảnh éo le của 4 bà cháu. “Khổ thân cho 4 đứa nhỏ, còn nhỏ mà đã mất đi tình thương, chăm sóc của cha mẹ. Bây giờ 4 anh em phải bấu víu vào bà ngoại đã già cả, sống nay chết mai. Đến thân bà còn lo chẳng nổi nói gì đến lo cho các cháu cơm no, áo ấm đến chuyện học hành sau này”, chị Nguyễn Thị Thanh Hương, một người dân ở cùng xóm thở dài chia sẻ.
Chúng tôi tìm đến nhà bà Đào theo dẫn đường của chị Lý, một hàng xóm chứng kiến hoàn cảnh éo le đã trực tiếp gọi điện Tòa soạn Báo Dân trí xin cứu giúp. Ngôi nhà cấp 4 mới xây còn chưa hoàn thiện do người con rể quá cố bao năm chắt chiu mà có. Ngôi nhà vắng tanh, khói hương vẫn nghi ngút trên bàn thờ anh Đào Minh Đức (48 tuổi), bố của 4 đứa trẻ tội nghiệp.
Em Đào Thị Mỹ Châu (13 tuổi, học lớp 7) đang đơm cơm cúng cho người cha xấu xố đã bỏ lại 4 chị em cho bà ngoại đã già
Dưới bếp, cụ Đào đang lúi húi đơm chén cơm trắng đầy ắp, vài miếng chả cá chiên bị cháy đen để cúng cho người con rể xấu xố vừa mất chỉ ít ngày. Khuôn mặt già nua, khắc khổ, cụ Đào rưng rưng nước mắt: “Không biết kiếp trước tôi ăn ở bạc thế nào mà bây giờ tại họa đổ lên đầu mấy đứa cháu nhỏ tội nghiệp. Hết mẹ mất, giờ đến cha mất. Giờ cái thân già này lo còn không xong sao lo cho các cháu cái ăn, cái mặc, học hành. Không biết mai này tôi mất đi các cháu sẽ sống sao”.
Qua câu chuyện mới biết, vợ chồng bà Đào vốn hiếm muộn con cái, chỉ có một người con gái là Nguyễn Thị Hiếu (40 tuổi). Trước khi đến với anh Đức chị Hiếu đã có con với một người đàn ông khác đã bỏ khi chị đang mang bầu. Tủi nhục, cực khổ nhưng chị quyết tâm giữ lại cái thai và sinh đứa con đầu lòng là cháu Nguyễn Thanh Cử.
Sau bao năm, một mình nuôi con và số phận cũng mỉm cười, khi chị Hiếu gặp anh Đức, rồi họ có với nhau 3 đứa con. Cuộc sống tuy vất vả nhưng gia đình luôn rộn tiếng cười trẻ thơ, chồng chị cũng hết mực yêu thương, xem con riêng cũng như con ruột. Thế nhưng, tai họ ập đến, năm 2010 chị Hiếu ngã bệnh, đi khám bác sĩ mới phát hiện ung thư giai đoạn cuối. Nhà nghèo không tiền chữa trị, thuốc thang nên không lâu sau chị Hiếu qua đời, để lại 4 đứa con cho người chồng.
Bà Đào với đứa cháu út ngoại Đào Minh Dương (6 tuổi, học lớp 1) nhưng bị hư một mắt, mắt còn lại cũng thấy rất mờ nhưng không có tiền khám bác sĩ
Video đang HOT
Vợ mất, gánh nặng đè lên vai anh Đức, nhưng anh không hề nghĩ đến chuyện đi bước nữa mà chí thú làm ăn, không rượu chè bê tha, chắt chiu từng đồng để lo cho 4 đứa con ăn học và nuôi mẹ vợ tuổi đã cao. “Ở xóm này ai trả biết thằng Đức, vợ mất để lại 4 đứa con thơ. Vậy mà một mình làm việc quần quật, hết ruộng đồng lại đi phụ hồ khắp nơi kiếm tiền nuôi 5 miệng ăn. Cũng dân làm hồ mà nó không nhậu nhẹt bê tha đã dành dụm, rồi vay thêm hàng xóm cất được ngôi nhà nhỏ lấy chỗ che nắng mưa”, ông Đoàn Trí, người dân trong xóm nói.
Tưởng cuộc sống sẽ bình yên, nào ngờ giữa tháng 10 vừa qua, trong lúc lao động phụ hồ, anh Đức bị điện giật tử vong. Anh Đức mất đi để lại 4 đứa trẻ cho bà ngoại đã gần 80 tuổi, cái tuổi sống nay chết mai.
Mâm cơm cúng cho cha chỉ bát cơm trắng và vài miếng chả cá chiên bị cháy đen
Từ ngày mẹ mất, Cử cũng phải bỏ học đi phục vụ bàn ở quán cà phê, quán ăn kiếm tiền trang trải bớt gánh nặng cùng cha. “Khi em còn học lớp 7 mẹ bệnh nặng do không tiền chữa trị nên mất sớm. Do nhà nghèo em quyết định nghỉ học xin đi bưng bê ở quán cà phê. Lúc đầu chủ không nhận vì em nhỏ nhưng khi biết hoàn cảnh nên đã đồng ý. Bây giờ, bố cũng mất, ngoại thì già cả nên em thay ngoại lo cho các em. Cực khổ mấy em cũng cố gắng lo cho các em ăn học”, Cử ngậm ngùi nói.
Nói về hoàn cảnh ngặt nghèo của 4 bà cháu cụ Đào, ông Đoàn Hùng Xuân, xóm trưởng An Nam chia sẻ: Hiện gia cảnh 4 bà cháu cụ Đào rất bi đát. Cha mẹ mất để lại 4 cháu nhỏ, trong khi cụ Đào tuổi đã cao không còn sức mà lo cho các cháu. Bây giờ chỉ còn nhờ vào số tiền ít ỏi từ bưng bê cà phê của thằng anh lớn. Nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, các nhà tâm thì cuộc sống của các cháu sẽ vô cùng khó khăn”.
Hiện bà ngoại và 3 người em nhìn cả vào số tiền bưng bê cà phê mà người anh cả Nguyễn Thanh Cử làm ra hàng tháng
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc cho biết: Gia đình cụ Đào vốn là hộ nghèo ở địa phương. Ngay sau khi xảy ra vụ việc thương tâm, địa phương cũng tổ chức thăm hỏi, động viên các cháu. Về mặt địa phương, sắp tới sẽ phối hợp với ban, ngành liên quan vận động bà con đóng góp giúp để các cháu tiếp tục đến trường, nhưng đó chỉ là tạm thời. Tôi nghĩ, nếu các cháu đồng ý về làng trẻ SOS Quy Nhơn, địa phương sẽ kiến nghị lên cấp trên xem xét, giải quyết.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1619: Bà Lê Thị Đào (78 tuổi, xóm An Nam, thôn An Thành , xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Số điện thoại của em Nguyễn Thanh Cử (cháu ngoại lớn của bà Đào): 01687.340.504 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công
Ngôi nhà mặt tiền nghìn tỷ của bà bán bún thuộc về ai?
Sau khi tòa án đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp, các anh em ruột tiếp tục kháng cáo với nhiều tình tiết ly kỳ xung quanh vụ kiện về di sản thừa kế này.
Các anh em cho rằng họ bị thiệt thòi về quyền và lợi ích
Mới đây, ngày 14/11, ông Thạch Vũ Phương (em ruột bà bán bún Thạch Kim Phát) cùng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã đến TAND TPHCM nộp đơn kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 1261/2014/QĐST-DS ngày 27/10 của TAND TPHCM giữa nguyên đơn là ông Thạch Vũ Phương (đại diện cho anh em dòng họ) và bị đơn là bà Thạch Hà Huệ Lan (con gái nuôi của bà Phát).
Theo đó, sau hơn 2 năm thụ lý giải quyết, và nhiều lần hòa giải không thành, đến ngày 27/10, thẩm phán Phan Tô Ngọc (thẩm phán tòa hành chính) đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày 7/11, tòa triệu tập ông Nguyễn Tấn Thi - người đại diện theo ủy quyền của ông Phương và trao quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đến ngày 14/11, tòa vẫn chưa tống đạt trực tiếp quyết định này cho ông Phương và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng: "Nhận thấy việc đình chỉ giải quyết vụ án là chưa đúng căn cứ pháp luật gây thiệt thòi về quyền và lợi ích hợp pháp của tôi... nên tôi kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xem xét hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 1261/2014 của TAND TPHCM".
Ông Phương (bên phải) cùng luật sư Nguyễn Tấn Thi.
Ông Phương cũng cho rằng: "Thẩm phán Phan Tô Ngọc đã không xem xét kỹ các chứng cứ mà tôi và gia đình cung cấp, cũng như những chứng cứ tòa thu thập trong suốt thời gian thụ lý giải quyết vụ án. Đồng thời cũng không xem xét kỹ nội dung khởi kiện, nội dung yêu cầu... bởi gia đình tôi kiện bà Huệ Lan để đòi lại nhà và đất tại số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú (hiện trị giá khoảng 60 tỉ đồng). Đây là nhà, đất của gia tộc, trước đây do mẹ tôi có giấy ủy quyền giao cho chị Phát quản lý, sử dụng vào mục đích kinh doanh của gia tộc. Như vậy tài sản nhà, đất này là của mẹ tôi, chị Phát..., chứ không phải là tài sản riêng của chị Phát".
Giấy ủy quyền có trước ngày con gái nuôi bà Phát chào đời
Theo ông Phương, ông kiện bà Huệ Lan bởi vì ngôi nhà là tài sản của ba mẹ ông làm ra và để lại, anh em trong gia tộc đã ủy quyền cho bà Phát quản lý, sử dụng vào mục đích kinh doanh của gia tộc. Bởi lẽ, ông Thạch Trúc (ba ông Phương, bà Phát...) đã mất năm 1966 và bà Hà Kim Liên mất năm 1987. Gia đình ông Phát có các anh em gồm 8 người: Thạch Lai Kim, Thạch Kim, Thạch Kim Phát, Hà Kim Hoa, Thạch Vũ Phương, Thạch Vũ Phi, Thạch Vũ Khanh và Hà Xuân.
Trước năm 1975, gia đình đều sinh sống tại số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú. Căn nhà này có nguồn gốc do chính ông bà Thạch Trúc và Hà Kim Liên tạo lập theo tờ bán đoạn ruộng đã được vi chứng vào ngày 9/7/1973 và đã cước bộ ngày 16/7/1973. Đến năm 1978, do bà Hà Kim Liên già yếu nên gia đình thống nhất ủy quyền cho bà Thạch Kim Phát quản lý sử dụng nhà đất này.
Theo ông Phương, do bà Phát là người không có chồng con nên bà Liên và gia đình thống nhất ủy quyền cho bà Phát quản lý sử dụng ngôi nhà và đất này vào ngày 23.2.1987. Như vậy, lúc làm giấy ủy quyền, bà Phát độc thân (sau này có giấy chứng nhận độc thân). Trong khi đó, giấy khai sinh của bà Huệ Lan (con nuôi bà Phát) ghi ngày sinh là 26.12.1987.
Như vậy, giấy ủy quyền có trước ngày bà Huệ Lan chào đời. Hơn nữa, giấy ủy quyền này còn được UBND phường 20, quận Tân Bình (nay là phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) xác nhận đề ngày 24/3/1987. Đặc biệt quan trọng, trên nội dung giấy ủy quyền có ghi là chỉ cho phép bà Phát quản lý và sử dụng, chứ hoàn toàn không có dòng chữ nào cho phép bà Phát toàn quyền định đoạt mua bán hay cho tặng nhà, đất này cả.
Sau khi lập giấy ủy quyền gần một tháng, ngày 13/4/1987 bà Hà Kim Liên mất. Đến ngày 10/3/2011, bà Phát mất. Và ngày 7/8/2012, khi Phòng Công chứng số 1, TPHCM có văn bản thông báo số 545/CC1 gửi UBND phường Hiệp Tân, quận Tân Phú niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế của bà Huệ Lan đối với tài sản của bà Thạch Kim Phát trong đó có căn nhà và đất số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, thì gia đình ông Phương mới tá hỏa khi biết rằng vào ngày 15/11/2004, bà Phát đã được Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh cấp "sổ hồng" cho lô đất trên mang tên bà Phát.
Lúc này, gia đình ông Phương đã gửi đơn tranh chấp về di sản thừa kế tới Phòng Công chứng số 1 đề nghị không công nhận việc khai di sản thừa kế của bà Huệ Lan từ tài sản của bà Phát để lại. Ông Phương cho biết: "Mặc dù đứng tên sổ hồng, nhưng chị tôi (bà Phát) chỉ là đứng tên do sự ủy quyền của gia đình chứ tài sản này không do chị tôi tạo lập hay được cho tặng từ gia đình tôi".
Cũng trong đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng, theo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TPHCM, "nếu coi" yêu cầu buộc bà Thạch Hà Huệ Lan giao trả tài sản trên cho ông Phương là tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì đây là tranh chấp ai có quyền sở hửu nhà và quyền sử dụng đất, phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường... Ngay trong nhận định này cũng mang tính chủ quan vì tự đặt ra giả thiết "nếu coi" rồi tự quy vào đó là một loại tranh chấp khác bằng chữ "thì". Đồng thời nhận định này cũng tự mâu thuẫn khi xác định ông Phương yêu cầu bà Huệ Lan giao trả tài sản, thì đây là tranh chấp đòi tài sản, chứ không phải là tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất như nhận định trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định này cũng sai, vì nhà đất có chứng từ sở hữu do bà Phát đứng tên (theo ủy quyền của anh chị em trong gia tộc) nên không có sự tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mà yêu cầu phải hòa giải theo quy định của Luật Đất đai. Với trình bày nêu trên, ông Phương cho rằng việc đình chỉ giải quyết vụ án của thẩm phán Phan Tô Ngọc, TAND TPHCM là không đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của ông Phương cùng các anh em là đòi lại tài sản do bà Thạch Hà Huệ Lan đang quản lý sử dụng.
Theo Lao Động
Thầy giáo dạy Hóa và trận đánh không thể nào quên! Công sự vừa đào xong thì bị lộ, máy bay địch tới, ném bom như vãi trấu nhưng buộc phải rút lui trước lưới lửa phòng không của các thầy giáo. Dứt trận đánh, cả đơn vị lăn ra ngủ, sáng mai tỉnh dậy tá hỏa khi đêm qua mình... ngủ cùng với địch. Thầy Đặng Danh Lưu kể lại quãng thời gian...