Tương lai lý tưởng của tiêm vaccine COVID-19
Giám đốc điều hành của Pfizer đã đưa ra kịch bản lý tưởng rằng con người sẽ tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường mỗi năm một lần, thay vì vài tháng một lần.
Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla phát biểu trong một buổi lễ ở Thessaloniki, Hy Lạp, hôm 12/10/2021. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), trong cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình Israel, ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành của hãng dược phẩm Pfizer, cho rằng sẽ không phải là một kịch bản tốt nếu mọi người phải tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 4 đến 5 tháng/lần.
“Điều tôi hy vọng là chúng ta sẽ có một loại vaccine chỉ cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần”, ông nói với kênh tin tức Channel 12 hôm 22/1. Ông Bourla lập luận rằng việc tiêm mũi vaccine tăng cường mỗi năm sẽ giúp mọi người dễ nhớ lịch tiêm chủng của mình hơn và gọi đây là một tình huống lý tưởng từ quan điểm sức khỏe cộng đồng.
“Chúng tôi đang tìm cách tạo ra một loại vaccine ngăn ngừa cả Omicron và cả những biến thể khác. Đó có thể là một giải pháp”, ông nói và chỉ ra rằng loại vaccine này có thể được sản xuất hàng loạt từ tháng 3.
Trong cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ dược phẩm Pfizer – người đã kiếm được hơn 21 triệu USD chỉ trong năm 2020 – cũng đã chỉ trích một số người đang kiếm lợi từ việc lan truyền thông tin sai lệch về vaccine COVID-19.
Trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng trên toàn cầu, nhiều quốc gia đang khuyến khích người dân tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 4 để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Quản lý Dược phẩm của châu Âu (EMA), đều đã cảnh báo không nên lạm dụng quá mức các mũi vaccine tăng cường vì những lý do khác nhau. WHO đã kêu gọi phân phối vaccine đồng đều hơn trên toàn thế giới khi quan sát thấy một số quốc gia đang tiến hành tiêm mũi thứ 3, thậm chí là thứ 4, trong khi nhiều quốc gia nghèo hơn mới bắt đầu tiêm mũ đầu tiên. EMA cũng đã chỉ ra những tác dụng phụ tiềm ẩn của mũi tăng cường, cảnh báo rằng việc tiêm nhiều lần mũi tăng cường trong một thời gian ngắn có thể gây ra các vấn đề với phản ứng miễn dịch.
Video đang HOT
COVID-19 tại ASEAN hết 21/11: Toàn khối thêm 363 ca tử vong; Malaysia hối thúc dân tiêm mũi tăng cường
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 28.890 ca mắc COVID-19 và 363 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.785.195 ca, trong đó 287.730 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 18/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 21/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 7.006 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.064.581 ca.
Tại Malaysia, nước này có thêm 5.859 ca mắc mới, đứng thứ ba ASEAN trong ngày 21/11, sau Việt Nam và Thái Lan. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.581.747 ca mắc COVID-19.
Philippines ghi nhận 2.227 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 2.826.410 ca mắc.
Tiếp đó là Singapore với 1.931 ca mắc mới; Lào với 921 ca mắc mới; Myanmar với 625 ca mắc mới; Indonesia với 314 ca mắc mới; Brunei với 77 ca mắc mới và Campuchia với 41 ca mắc mới.
Về số ca tử vong, đa số quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (175 ca), Việt Nam (76 ca), Malaysia (38 ca), Thái Lan (29 ca), Singapore (13 ca), Indonesia (11 ca), Myanmar (11 ca), Lào (6 ca) và Campuchia (4 ca).
Malaysia hối thúc người dân tiêm mũi tăng cường
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 2/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin đã kêu gọi người dân nước này tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 ngay khi có thể.
Trên trang mạng Twitter, Bộ trưởng Khairy cho rằng hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là vaccine của hãng Sinovac, sẽ bắt đầu suy giảm sau vài tháng. Do đó, ông kêu gọi người dân tiêm liều vaccine tăng cường ngay khi có thể.
Malaysia bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường từ tháng 10, ưu tiên người cao tuổi, những người bị suy giảm miễn dịch cũng như toàn bộ nhân viên tuyến đầu. Cho đến nay, hơn một triệu mũi tiêm tăng cường đã được thực hiện ở nước này.
Số liệu thu thập từ ngày 1-20/11 tại Malaysia cho thấy tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở những người trưởng thành chưa tiêm chủng là 305,2 người trên 1 triệu dân, cao gấp 14,5 lần so với nhóm người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng. Theo bác sĩ Amar Singh HSS, trong 20 ngày đầu tháng 11, Malaysia ghi nhận 827 người trưởng thành tử vong vì COVID-19, trong đó có 315 người chưa tiêm chủng (chiếm 38,2%), 41 người đã tiêm mũi một (5%) và 471 người đã hoàn thảnh tiêm chủng (57,1%).
Hiện nay, Malaysia có 1.031.946 người trưởng thành chưa tiêm chủng và 22.379.626 người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng.
Đa số ca mắc mới tại Lào là ca trong cộng đồng
Phun khử trùng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào ngày 21/11 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 921 ca mắc mới COVID-19, trong đó chỉ có 10 trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay, còn lại là các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 62.160 trường hợp.
Theo Bộ Y tế Lào, sau 5 ngày ghi nhận ở mức 4 con số, hiện số ca mắc COVID-19 tại Lào đã giảm xuống 3 con số nhưng vẫn ở mức cao; giảm 423 ca so với ngày 20/11. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục đứng đầu cả nước với 359 ca cộng đồng trong một ngày, giảm 277 trường hợp so với ngày 20/11.
Đáng chú ý, Lào vừa ghi nhận thêm 6 trường hợp tử vong do dịch COVID-19, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch đến nay lên 132 người. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, nước này đã có 13 ca tử vong do COVID-19.
Bộ Y tế Lào cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đang tiếp tục tăng, hầu hết đều là người cao tuổi hoặc người có bệnh nền, chưa được tiêm vaccine. Trong số này có nhiều trường hợp chưa từng ra khỏi nhà nhưng vẫn mắc COVID-19 từ người thân trong gia đình.
Trước tình hình trên, Chính phủ Lào yêu cầu các địa phương lập danh sách người trưởng thành (trên 18 tuổi) đã hoặc chưa tiêm vaccine để thúc đẩy chương trình tiêm chủng toàn diện cho nhóm này, tăng cường tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao; đồng thời khuyến cáo người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm các qui định phòng chống dịch bệnh ngay cả khi đã tiêm đủ mũi vaccine ngừa COVID-19.
Campuchia kiểm soát được "sự cố cộng đồng ngày 20/2"
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc khủng hoảng kéo dài sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2" tại Campuchia đã được kiểm soát, khi nước này liên tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở mức thấp dưới 50 ca (dựa theo kết quả xét nghiệm PCR), kéo dài chuỗi ngày bình thường mới và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.
Bộ Y tế Campuchia ngày 21/11 xác nhận có thêm 41 ca mắc COVID-19 và 4 người tử vong, trong đó 3 người chưa tiêm phòng, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này lên 2.900 ca.
Đường phố tại Phnom Penh đã nhộn nhịp trở lại và đây là dấu hiệu, cũng như hy vọng về sự hồi phục của thủ đô khi thời điểm khó khăn nhất của đại dịch đã qua. Nhờ chiến dịch tiêm phòng nhanh chóng và hiệu quả, Campuchia đã đạt được miễn dịch cộng đồng sớm hơn kế hoạch và hiện đã cho phép mở cửa tất cả các lĩnh vực.
Campuchia đã tiếp nhận tổng cộng 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 thông qua ba nguồn gồm các hợp đồng cung ứng song phương, cơ chế phân bổ vaccine COVAX và nguồn trao tặng, trong đó hơn 90% từ Trung Quốc.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trên quy mô lớn từ ngày 10/2/2021 đến ngày 20/11 vừa qua, 14.090.184 người tại Campuchia đã được tiêm phòng, chỉ còn cách không xa mục tiêu hoàn thành tiêm phòng cho 14,5 triệu người (tương đương 91% dân số).
Chuyên gia y tế New Zealand cảnh báo Omicron có thể lây nhiễm theo nhiều cách Giới chuyên gia y tế New Zealand mới đây cảnh báo biến thể Omicron có thể lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Christchurch, New Zealand, ngày 17/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cảnh báo này được đưa ra sau khi vùng Palmerston North xác nhận một trường hợp mới nhiễm biến thể Omicron khi vừa hoàn...