Tương lai Kpop trước sự bùng phát của dịch bệnh
Giơi chuyên gia lac quan vê tương lai cua Kpop. Ho cho răng thi trương âm nhac Han Quôc sẽ tiêp tuc phat triên bât châp anh hương cua dich bênh.
Hallyu (chỉ sự nổi tiếng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc trên thế giới) đã vươn đến cột mốc mới vào năm 2020 với thành công kép hiếm hoi trong cả âm nhạc lẫn điện ảnh.
BTS trở thành nghệ sĩ Kpop đầu tiên nhận đề cử giải Grammy, trong khi Parasite của đạo diễn Bong Joon Ho đã viết nên lịch sử điện ảnh Hàn Quốc khi giành bốn giải Oscar, trong đó có Phim truyện xuất sắc. . Những thành tựu đáng chú ý của Hallyu khiến giới chuyên môn, truyền thông và khán giả đặt ra câu hỏi: “Liệu làn sóng có tồn tại lâu dài, và nếu có thì trong bao lâu?”.
Thành công trên nhiều lĩnh vực
Hallyu bắt đầu với những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Chúng nổi tiếng ở Nhật Bản, sau đó dần thu hút sự chú ý của người hâm mộ châu Á. Một thập kỷ trở lại đây, Kpop bắt đầu phát triển mạnh mẽ và càng giúp làn sóng Hallyu có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Lee Gyu Tag – trợ lý giáo sư nghiên cứu văn hóa tại Đại học George Mason Hàn Quốc – nhận định về Hallyu: “Chưa có trường hợp nào một loạt nội dung văn hóa đại chúng từ một quốc gia lại lan tỏa theo mọi hướng như Hallyu. Điều quan trọng, nó đến từ một quốc gia không nói tiếng Anh và không phải phương Tây”.
BTS mở ra chương mới cho Kpop.
Ông Lee lấy ví dụ: “Thành công của ‘Cuộc xâm lược Anh’ (British Invasion) một phần là do các bài hát bằng tiếng Anh. Sự bùng nổ văn hóa Hong Kong trong những năm 1980-1990 phần lớn chỉ giới hạn ở khu vực Đông Á. Đó là lý do làn sóng Hàn Quốc được xem như một hiện tượng thú vị đối với các học giả nghiên cứu văn hóa đại chúng”.
Kim Dong Won – Phó chủ tịch Taewon Entertainment và Giám đốc điều hành của Yoondang Arthall – đồng tình.
Ông Kim bình luận: “Khi điện ảnh Hong Kong lấn sân sang Hàn Quốc, hầu hết bộ phim thuộc thể loại hành động. Đối với âm nhạc Nhật Bản, nó chủ yếu là heavy metal. Vì vậy, thông thường, khi nền văn hóa từ một quốc gia khác trở nên phổ biến, nó sẽ bị giới hạn trong một thể loại cụ thể. Tuy nhiên, Hallyu đã và đang lan rộng đồng thời trên nhiều lĩnh vực văn hóa. Và thực tế là nó đã diễn ra mạnh mẽ trong 20 năm qua mặc, dù một số chuyên gia từng nhận định Hallyu chỉ là hiện tượng có thể tồn tại trong thời gian ngắn ngủi”.
Đa dạng hóa nội dung Hallyu
Từ lâu, phim ảnh và âm nhạc đã được Hàn Quốc xem như ngành công nghiệp mũi nhọn để thúc đẩy văn hóa, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Họ thành công khi chọn con đường đó, bằng chứng là chỉ riêng nhóm nhạc BTS mang lại cho kinh tế Hàn Quốc 3,6 tỷ USD theo thống kê của Viện nghiên cứu Hyundai năm 2019.
Lý giải thành công của làn sóng Hallyu, Kim Hyun Hwan – Tổng giám đốc Cục Chính sách Nội dung của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – nói với The Korea Times : “Đối với chúng tôi, các nhà hoạch định chính sách, điều quan trọng là phải tìm cách duy trì Hallyu và mở rộng theo đúng hướng. Vì vậy, chúng tôi đã công bố Chính sách quảng cáo Hallyu mới vào tháng 7/2020 nhằm mục đích tập trung vào ba lĩnh vực. Đầu tiên là việc đa dạng hóa nội dung Hallyu”.
Video đang HOT
BlackPink và nhiều nhóm nhạc Hàn Quốc tổ chức thành công, kiếm được lợi nhuận lớn từ concert online.
“Chúng tôi nhắm mục tiêu vào ngành hàng hóa và dịch vụ có liên quan thông qua Làn sóng Hàn Quốc, bao gồm du lịch, giáo dục và y học. Cuối cùng, chúng tôi đặt mục tiêu quản lý và đối phó đúng đắn với những phản ứng trái chiều về sự phát triển của Hallyu”.
Thậm chí, theo The Korea Times , Bộ Văn hóa nước này tạo ra bộ phận riêng để phát triển và xử lý các vấn đề liên quan đến Hallyu.
Ông Kim Dong Won bày tỏ: “Trong thời kỳ các nền tảng OTT toàn cầu thống trị ngành công nghiệp nội dung, việc hỗ trợ chính sách phù hợp và phân bổ ngân sách chiến lược của chính phủ hiện nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nội dung Hallyu chắc chắn đang tạo nên dấu ấn trong ngành công nghiệp OTT. Tại thời điểm này, trong bối cảnh môi trường sản xuất đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sau đại dịch, tôi nghĩ những quyết định chiến lược và nhanh chóng là cần thiết”.
“Với tư cách là cựu giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Nhật Bản, tôi nhận thấy điện ảnh là một phương tiện hoàn hảo để giới thiệu các khía cạnh khác nhau của văn hóa Hàn Quốc bao gồm du lịch, ẩm thực và lối sống đến khán giả quốc tế. Nhìn chung, điện ảnh và phim truyền hình là một công cụ thuận lợi để duy trì Hallyu và mở rộng quy mô”, Kim Hyun Hwan nói thêm.
Kpop tìm ra giải pháp để tồn tại giữa khó khăn.
Tương lai của Kpop thời hậu BTS
Thời gian qua, dịch bệnh bùng phát trở lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới Kpop. Tuy nhiên, theo Kim Hyun Hwan, điều này không đáng ngại. Năm 2021, Kpop thậm chí có thể dẫn đầu thị trường bằng cách tổ chức các buổi hòa nhạc trực tuyến có trả phí.
Ông lý giải: “Theo cuốn sách Kpop Innovation của Lee Jang Woo, những người trong ngành công nghiệp Kpop được mô tả là hiện thân của ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới. Họ tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, hệ thống sản xuất và nghĩ ra hết phiên bản cải tiến này đến phiên bản khác”.
“Xu hướng hiện tại được quyết định bởi sự kết hợp giữa văn hóa và công nghệ, bao gồm AI, VR và AR nhập vai. Năm nay, ngành công nghiệp Kpop có thể dẫn đầu thị trường bằng cách tổ chức buổi hòa nhạc trực tuyến trả phí. Với tất cả đặc điểm này, tôi tin Kpop tiếp tục phát triển và trụ vững”, Kim Hyun Hwan nói thêm.
Kim Hyun Hwan khẳng định ông lạc quan về tương lai của Kpop ngay cả khi sức nóng của BTS có thể suy yếu.
Phó chủ tịch Taewon Entertainment Kim Dong Won có chung quan điểm. Ông nói: “Tôi chắc chắn Kpop tiếp tục tự đổi mới và mở rộng hơn. Bởi các công ty, nghệ sĩ đang sử dụng tối đa chiến lược đa dạng. Chỉ cần nhìn vào BTS, chúng ta có thể thấy nội dung của họ hoạt động như thế nào và hiệu quả ra sao đối với người hâm mộ trong nước lẫn nước ngoài. Nghệ sĩ Kpop được đào tạo và có kinh nghiệm, giúp họ trở thành những chuyên gia trên thị trường”.
Các chuyên gia tự tin vào sự phát triển của Kpop.
Lee Gyu Tag cho biết ông nhận được câu hỏi liên quan đến sự phát triển của Kpop nhiều lần trong 20 năm qua, từ đầu những năm 2000 khi HOT và NRG trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc cho tới những năm 2010 khi Big Bang, Super Junior bùng nổ và giờ là BTS.
“Mọi người đều đặt câu hỏi liệu Kpop có kéo dài hay không. Tôi nghĩ hoàn toàn ổn nếu kỳ vọng Kpop vẫn mạnh mẽ. Kpop đã phát triển trong 20 năm qua bất chấp những hoài nghi. Như các diễn giả khác đã nói, nhiều người trong ngành rất cởi mở với các xu hướng truyền thông, thời trang và văn hóa. Họ không ngại tận dụng triệt để để tạo ra trào lưu mới.
Được coi là bản hit lịch sử, Gangnam Style của PSY mở ra con đường mới cho Kpop vào năm 2012 và BTS sau đó có thể ‘bê tông hóa’ con đường đó. Với những thành tích đó, hoàn toàn có thể tin tưởng sự phát triển của Kpop”, ông Lee phân tích.
Là dân nghe "sành nhạc" lâu năm, bạn có biết đâu là những điểm khác nhau đặc trưng giữa Kpop và US/UK?
Kpop là một trong những thị trường âm nhạc sở hữu đặc thù riêng biệt trong cả văn hóa lẫn cách hoạt động của nghệ sĩ so với xu hướng chung của thế giới. Khi so sánh với nền công nghiệp âm nhạc lớn như Mỹ, sự khác biệt của Kpop lại càng thêm phần rõ nét hơn.
1. Quy trình tuyển chọn
Tại Mỹ, các ngôi sao được một công ty lựa chọn phần lớn dựa vào tài năng sẵn có. Các ca sĩ thường được mong đợi rằng đã qua đào tạo và có kỹ thuật vững chắc để có thể lập tức trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ngay tại thời điểm thử giọng hoặc khi kí hợp đồng. Bất kì khóa đào tạo nào mà họ đã từng theo học hoặc luyện tập trước đó đều là từ quyết định của chính các nghệ sĩ với mọi chi phí do bản thân tự chi trả.
Thông báo tuyển chọn thực tập sinh trên toàn cầu do Big Hit Entertainment đăng tải vào năm 2019.
Nhưng tại Hàn Quốc, các thần tượng có thể được tuyển chọn theo nhiều cách như tổ chức cuộc thi tuyển chọn, phát hiện ngôi sao ngay trên đường phố, thậm chí là tìm kiếm tài năng ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay Mỹ. Đồng thời, một thần tượng Kpop cũng không bắt buộc phải có sẵn các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi hầu hết các công ty sẽ đặt ra một quá trình đào tạo nghiêm ngặt cho thực tập sinh của mình trước khi cho họ debut chính thức.
2. Hệ thống thực tập sinh
Thị trường âm nhạc Mỹ thường không có một hệ thống thực tập với tiêu chuẩn cụ thể. Những nhóm nhạc đã từng khiến công chúng "chao đảo" vào những năm 90s đều thành lập thông qua các cuộc thi tuyển chọn công khai và ra mắt chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, hầu hết các nghệ sĩ tại đây đều không cần phải băn khoăn về chuyện mình sẽ được debut hay không. Nhưng với Kpop, trước khi trở thành một ngôi sao, mỗi người đều phải trải qua khoảng thời gian làm thực tập sinh dù là vài tháng hay vài năm. Tuy nhiên, kể cả khi đã luyện tập rất lâu nhưng trường hợp không được ra mắt vẫn thường xảy ra tại một môi trường cạnh tranh khốc liệt như Kpop. Có rất nhiều idol đã phải thực tập tận 10 năm để theo đuổi ước mơ, và cũng rất thường tình nếu có người nói rằng mình đã không thể trở thành thần tượng dù đã làm trainee hơn 6-7 năm.
Jihyo (TWICE) đã thực tập hơn 10 năm để được ra mắt cùng nhóm và trở nên nổi tiếng như hiện tại.
3. Kĩ năng cần phải có trước khi ra mắt
Đối với văn hóa nhạc Pop tại Mỹ, khả năng ca hát được xem là yếu tố quan trọng nhất. Các kĩ năng như nhảy hay diễn xuất lại không quá cần thiết đối với một ca sĩ. Ngược lại, một thần tượng Kpop chỉ cần có khả năng hát khá ổn, đổi lại thì đồng thời họ phải thông thạo cả các kĩ năng cơ bản về vũ đạo. Bên cạnh đó, nếu họ còn có thể nhảy, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ... thì cũng sẽ là có thêm lợi thế so với những thực tập sinh khác. Còn với các trainee không thể hát nhưng lại sở hữu những kĩ năng khác, họ sẽ được đào tạo bài bản và luyện tập để phát triển khả năng thanh nhạc của mình. Hiện tại, khi sự khắt khe của công chúng ngày một cao hơn thì các thần tượng cũng bắt buộc phải có nhiều hơn một kĩ năng bên cạnh vai trò chính của mình trong nhóm để có thể đáp ứng.
Idol Kpop gần như không thể chỉ biết mỗi hát và nhảy. Tiêu chuẩn khắt khe từ công chúng buộc họ phải sở hữu đa dạng kĩ năng hơn.
4. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do vì sao một thần tượng Kpop cần phải có nhiều hơn một kĩ năng là bởi bề dài sự nghiệp của họ quá ngắn so với một ngôi sao âm nhạc tại Mỹ. Hầu hết sự nghiệp của các idol thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Có những nhóm nhạc ngưng hoạt động chỉ sau 1-2 năm, những cũng tồn tại những tên tuổi đã hoạt động đến nay hơn một thập kỉ. Tuy nhiên, các ca sĩ tại Hàn Quốc thường bắt đầu dần bị giảm độ "hot" khi họ bước qua tuổi 30. Trong khi đó, tại Mỹ thì tuổi tác của một ngôi sao chỉ là những con số. Madonna đã vô cùng nổi tiếng vào những năm 1980 và ở tuổi gần 60, cô vẫn là một tượng đài lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, vẫn đủ sức lay động khán giả bằng những sản phẩm mới. Điều này hầu như sẽ rất khó để bắt gặp ở Kpop.
Tuổi thọ sự nghiệp của một thần tượng Kpop thường không kéo dài được như các nghệ sĩ tại Mỹ.
5. Mức độ quan trọng của việc tự sáng tác và sản xuất nhạc
Các nghệ sĩ US/UK đặc biệt rất chú trọng vào sự độc đáo và bản sắc cá nhân trong âm nhạc nên họ thường tự sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nếu không tự mình viết nhạc, các ca sĩ ở Mỹ cũng sẽ góp một vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên sản phẩm âm nhạc. Ca khúc được họ phát hành đa phần dựa trên kinh nghiệm sống và mang đậm cá tính của mỗi người. Mặt khác, do quy trình đào tạo đặc trưng, các thần tượng Kpop thường phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất để có được những ca khúc hay cho đợt debut hoặc comeback. Tuy nhiên, điều đó đang dần được thay đổi trong thời gian gần đây khi hiện tại các nhóm nhạc đều có ít nhất một thành viên có thể tự sáng tác hoặc viết lời cho ca khúc.
Dù hầu hết thần tượng Kpop đều có nhà sản xuất đứng sau các sản phẩm, nhưng vẫn có những thần tượng tự sáng tạc nhạc cho chính mình và vô cùng thành công như G-Dragon.
6. Khái niệm "gia đình" giữa các nghệ sĩ cùng công ty
Tại Hàn Quốc, đa phần các nghệ sĩ thường thể hiện sự tự hào và tình cảm của mình dành cho công ty chủ quản bởi đó còn là thương hiệu định hình danh tiếng cho họ. Các fan Kpop cũng có xu hướng yêu thích các nghệ sĩ khác nhau trong cùng một công ty bên cạnh thần tượng riêng của mình. Đồng thời, khái niệm "gia đình" cũng được nhấn mạnh khi nhắc đến những tên tuổi có cùng một công ty chủ quản. Đây là điều dường như không thể thấy được ở các cộng đồng người hâm mộ của những ngôi sao tại Mỹ.
Bầu không khí gia đình giữa các nghệ sĩ là điều hiếm thấy tại thị trường US/UK.
7. Sản phẩm âm nhạc với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau
Những nghệ sĩ phát triển sự nghiệp tại thị trường âm nhạc thế giới lớn như Mỹ thường sử dụng tiếng Anh cho các tác phẩm của mình. Còn đối với các nghệ sĩ Latin thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chủ đạo cho các ca khúc. Nhìn chung, họ không cần phải tạo ra các phiên bản bằng những thứ tiếng để quảng bá đặc biệt nhắm vào một thị trường khác.
"Girls & Peace" là album phòng thu tiếng Nhật thứ hai của SNSD.
Nhưng đối với các thần tượng Kpop thì khác, họ thường xuyên cho ra mắt các album tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để dễ dàng tiếp cận công chúng tại những thị trường này. Đây cũng là một cách tốt khi các thần tượng từ Hàn Quốc có thể thu hút thêm nhiều fan và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra xa hơn trên thế giới.
'BlackPink là nhóm nhạc mạnh nhất thế giới' Trong bài viết của Bloomberg, tác giả Lucas Show đã chứng minh BlackPink cùng Kpop đang dần chiếm lĩnh thị trường âm nhạc thế giới. Zing lược dịch bài viết của Bloomberg về thành công và sức ảnh hưởng của BlackPink nói riêng, Kpop nói chung với thị trường âm nhạc toàn cầu hiện nay. Theo tác giả Lucas Shaw, sự bùng nổ...