Tương lai không xa…
Nó thật hiện đại, dám từ bỏ, dám làm lại, dám tìm kiếm tới tận cùng bản ngã để sống cho chính mình. Mà tất cả đều rất rõ ràng, công khai, sòng phẳng với mọi người.
1. Nó yêu người đầu tiên, người thứ hai, đến người thứ ba thì lấy làm chồng. Với ai cũng rất chân thành, chung thuỷ, rõ ràng. Lần đầu tiên yêu một anh họa sỹ, anh ta nghèo quá không có tiền để mở triển lãm riêng, nó lấy những kỷ vật của mẹ bán đưa tiền cho người yêu mua họa phẩm. Với người thứ hai, nó cũng lại lấy trộm tiền của mẹ cho người yêu đi học cao hơn. Tôi nhìn thấy hết và cứ nghĩ mãi, chẳng biết khuyên hay mắng con thế nào. Bây giờ, cả ba người đàn ông vẫn quấn quít bên nó, bên nhau, như bạn bè.
Nhìn thấy thế tôi bảo: “Con đã lấy chồng rồi thì đừng qua lại, hỏi thăm Thắng (người yêu cũ của con tôi) nữa, đừng làm cho Phương (chồng con tôi) buồn, tội nghiệp! Nó bảo: “ Sao con lại không được chơi với anh ấy nữa, mà làm sao anh Phương lại phải buồn? Anh ấy yêu con thì phải yêu tất cả chứ, mà con cũng yêu anh ấy như thế đấy thôi. Con muốn nhìn thấy tất cả các anh ấy bởi vì họ làm nên cuộc đời con!”.
2. Nó lấy chồng, một anh chàng dân tộc Nùng nói tiếng Việt còn lẫn lộn “l và n”. Tôi buồn cười quá, liền bảo: “Con phải dạy Phương nói l, n cho đúng, đừng để khi giao tiếp người ta cười cho!”. Nhưng nó toe toét cười đáp: “Mamy (mẹ – cách gọi thân mật) làm ngôn ngữ thì cũng biết là mình cần phải gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên chứ!”. Bây giờ, mỗi khi anh con rể nói chuyện, cả nhà cứ phải liếc nhìn nhau, nín cười vì “vẻ đẹp tự nhiên” này.
Khi nó có con, chồng muốn con mang dân tộc Kinh theo mẹ, nó nhẹ nhàng thủ thỉ: “Sao anh lại phải đổi dân tộc của con thế, anh nghĩ nếu anh là người Kinh thì em sẽ lấy anh à? Em lấy anh vì anh là người dân tộc Nùng quý hiếm đấy chứ!” Bây giờ lũ trẻ con là người dân tộc Nùng ở nước ngoài với hai quốc tịch: Nước ngoài và Việt Nam.
Nó thật hiện đại, dám từ bỏ, dám làm lại, dám tìm kiếm tới tận cùng bản ngã để sống cho chính mình. Mà tất cả đều rất rõ ràng, công khai, sòng phẳng với mọi người. Trong hệ giá trị của nó không có từ “nhẫn nhịn, chịu đựng”. Nó chẳng bao giờ coi “nhẫn nhịn, chịu đựng” trong hôn nhân là một thứ đẹp đẽ, cao cả như thế hệ chúng tôi. Nó luôn bảo: “Tình yêu là của con và trước hết phải vì con con người sinh ra là để được hạnh phúc chứ không phải để chịu đựng nhau”.
3. Khi con tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật, tổ chức được một vài triển lãm cá nhân, bán được vài bức tranh, tôi chỉ lo nó đắc ý liền khuyên: “Con đi học tiếp ở nước ngoài đi, ở trong ao thì thấy mình là nhất, hãy bơi ra ngoài biển mà xem!”. Nó cự lại: “Tại sao mamy cứ cho rằng phải ra nước ngoài học mới được, khối người học ở trong nước cũng nổi tiếng, cũng thành danh đấy thôi!”. Tôi buồn lắm, nhưng rồi nghĩ: Mọi thứ đều cần có thời gian để lớn, để tích lũy tinh chất và cần phải có thời gian để chín nữa.
Thế rồi, 2 năm trước nó về nước làm hồ sơ học thạc sỹ. Tôi hỏi: “Con mới sinh con, đi học tiếp làm gì cho vất vả?”. Nó khẽ nói: “Ra nước ngoài mới thấy người ta làm việc chuyên nghiệp lắm, học hành thực sự nghiêm túc”…
Và, tôi nhìn lại con đường khó nhọc trong khoa học mà tôi đã đi qua, rồi nhìn thấy con đường gian khổ trong nghệ thuật mà nó sẽ phải đi tiếp. Chúng tôi đã kế thừa và bước tiếp nhau giống hệt như thế hệ của mẹ tôi và bà ngoại tôi vậy.
Video đang HOT
Một lần, nhóm bạn của nó tổ chức một sự kiện văn hóa ở Nhà hát Lớn Hà Nội, nó bèn mời nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đến khai mạc. Tôi biết chuyện, cười bảo: “Sự kiện của các con bé tẹo teo mà dám mời bà Bình tham gia à?”. Nó không bằng lòng nói: “Bé là bé thế nào hả mamy, khi người ta đã hết mình làm việc thì làm gì có công việc nào gọi là bé được chứ!”.
Bây giờ nhìn nó thật yên tâm. Cuối năm nay chồng nó bảo vệ luận án tiến sỹ kinh tế, còn nó cũng chuẩn bị hồ sơ bảo vệ thạc sỹ nghệ thuật vào năm sau. Thế là, cánh cửa của những chân trời rộng lớn hơn, cao hơn đang dần hé mở ra trước mắt nó.
Không thể nhìn nó yêu đương, học hành, làm việc và nuôi con mà lại không bảo nó là người phụ nữ Việt Nam, nhưng là của một thế hệ mới rồi, với cách nghĩ, cách sống và những thang bậc giá trị vừa kế thừa vừa vượt trội, hoàn toàn khác với giá trị của thế hệ mẹ nó. Và thế giới mà nó đang sống, đang hòa nhập, chinh phục mới rộng lớn mênh mông làm sao! Đẳng cấp xã hội, đẳng cấp văn hóa mà nó vươn lên để chiếm lĩnh thực sự cao hơn rất nhiều so với thế hệ của mẹ nó.
Tôi nhìn tôi, nhìn nó, nhìn con gái nó và nghĩ rằng những thế hệ phụ nữ chúng tôi đã và đang xây dựng nên nền tảng vững vàng cho một nước Việt Nam có đẳng cấp kinh tế, văn hóa bằng các nước tiên tiến khác trong một tương lai không xa. Mỗi thế hệ phụ nữ chúng tôi đều đã và đang bền bỉ nuôi dưỡng, tạo dựng cho thế hệ tiếp theo một bệ phóng chắc chắn, cao hơn thế hệ mình và đó chính là niềm kiêu hãnh khiêm nhường, đầy hy sinh lặng lẽ của những người mẹ, những NGƯỜI PHỤ NỮ!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi sống ở tận cùng những buồn đau
Tôi biết nói những điều chán nản về mẹ tôi, sẽ có nhiều người phản đối. Tôi cũng là người đã có con, tôi hiểu tình yêu của bố mẹ dành cho con cái nó lớn lao và vĩ đại nhường nào, làm cha mẹ, có thể cắt da, cắt thịt để cho con vui sướng, hạnh phúc.
Tôi hiểu, mẹ tôi cũng vì yêu tôi, vì lo cho cuộc sống của tôi mà thôi, nhưng sự lo lắng ấy lại đi kèm với cái vỏ bọc là sự hãnh diện giả tạo nên làm tôi khổ.
Tôi giống như bao người đàn ông khác, lớn lên lấy vợ và có con. Tôi lấy vợ không phải do cha mẹ ép đặt mà lấy vì tình yêu. Tôi yêu vợ tôi từ hồi tôi còn là sinh viên năm cuối, chúng tôi học chung trường, ra trường ổn định việc làm thì cưới nhau. Vợ tôi cũng sớm sinh cho tôi một cậu con trai xinh xắn, cậu bé là niềm vui lớn lao của cả gia đình chúng tôi.
Với một hình ảnh như thế, cuộc đời tôi coi như quá êm đềm và ngọt ngào, nhiều người còn ghen tị với tôi vì tôi có cuộc sống thoải mái, con trai "hoành tráng", cả tôi và vợ tôi công việc đều thuận buồm xuôi gió mát lành...
Ảnh minh họa
Thế nhưng, cuộc đời đâu có được êm đềm như mọi người mong muốn, chính tôi cũng luôn ao ước làm sao cuộc sống của tôi, tình cảm của tôi dành cho vợ tôi cứ như thời ban đầu. Tôi đã cố gắng vô cùng nhưng không thể, tôi gắng gượng để yêu vợ, để thương vợ nhưng tình cảm nó cứ đi đâu mất, trả lại cho tôi một khối băng lạnh giá trong trái tim.
Mọi việc đều có căn nguyên của nó, không phải tự dưng mà mất êm đềm như vậy. Vợ tôi bình thường là một phụ nữ khá đảm đang, tính tình mạnh mẽ. Nhưng có lẽ cũng vì tính tình mạnh mẽ như vậy nên cô không muốn sống yên ổn ở cơ quan nhà nước, nhận những đồng lương bèo bọt không đủ cho cô mua cái túi, cái váy để mặc. Niềm đam mê kiếm tiền được nung bỏng trong tinh thần vợ tôi từ khi cô ấy chơi với một nhóm bạn chuyên buôn bán đất đai, chơi chứng khoán.
Cô về nhà lúc nào cũng sôi sùng sục giục tôi đi kiếm tiền, giục tôi vay nợ để "tham chiến" với nhóm bạn. Tôi lắc đầu khuyên cô nên sống bình yên, tôi nghĩ vợ chồng tôi kiếm mỗi tháng ngót hai chục triệu đồng, tiền ấy đủ để sống thoải mái, nhà cửa thì đã có bố mẹ tôi lo sẵn, đâu cần gì hơn? Tôi chỉ muốn sống đơn giản để dành thời gian chăm sóc, nuôi nấng cậu con trai nhỏ đáng yêu. Nhưng vợ tôi thì không, một hai đều đòi đi buôn.
Cô bảo, nhóm các bạn cô mỗi lần tụ tập là cô thấy quê vì các bạn cô ai cũng đi xe hơi đẹp, mặc quần áo đồ hiệu long la long lanh, còn cô thì mấy thứ hàng hiệu thứ cấp cô đang xài nhìn chán chẳng buồn nhìn. Cô xuýt xoa, mỗi lần tụ tập, các bạn cô lại có váy áo mới, dây chuyền, nhẫn mới, sao mà nhiều đến thế. Rồi cô mơ màng đến cái nhẫn kim cương đeo ở ngón giữa nhìn long lanh, sang trọng, cô ước cô đi lại bằng xe hơi, một chiếc xe hơi màu đỏ, xách cái túi gần chục ngàn đô và mặc những bộ đầm đẹp đẽ...
Thời kỳ đầu, tôi thường nói đùa: "Vậy thì anh làm lái xe cho em mới hợp chứ không thể đóng vai chồng em được, em như bà hoàng còn anh như thằng đầy tớ ấy...". Cô năn nỉ tôi vay tiền để làm ăn, để biến tôi thành ông hoàng và cô thành bà hoàng. Tôi không chịu vì tôi không biết đào đâu ra những chỗ vay cả tỉ bạc như thế.
Không vay được nhiều tiền buôn lớn cùng bạn bè, vợ tôi âm thầm dứt bỏ công việc với cơ quan nhà nước và vét tất tiền tiết kiệm của chúng tôi mà tôi không hay biết đứng ra thành lập một Cty chuyên về in ấn, quảng cáo. Cô thành lập Cty đến gần nửa năm tôi mới biết qua một người bạn.
Hôm đó, đi nhậu, anh bỗng hỏi: "Thế Cty nhà mày làm ăn có được không?", tôi cứ đớ người ra không hiểu gì, rồi từ đó tôi cứ mơ mơ tỉnh tỉnh với những gì mà anh nói về vợ tôi, rằng cô ấy đã bỏ Cty nhà nước, rằng cô ấy đã lập Cty... Họ bảo vợ chồng tôi kỳ lạ, những chuyện lớn đến như thế mà không hề nói cho nhau biết. Tôi choáng váng, lập tức hỏi vợ tôi, vợ tôi chỉ nói một câu gọn lỏn:"Anh là thằng đàn ông hèn, bảo gì cũng không dám làm, nói với anh thì không bao giờ làm được việc gì nên hồn, thà không nói còn hơn".
Hình như, trái tim tôi bắt đầu cảm thấy xa vợ tôi từ đó. Khi tôi chưa biết về Cty thì cô còn giữ ý, cố gắng làm rất nhiều việc linh tinh trong nhà như đón con đi học về, nấu cơm chiều như hồi còn đi làm nhà nước, khi chuyện Cty đã vỡ ra, cô cũng thay đổi hẳn, thường xuyên bắt tôi đi đón con và lo cho con mọi việc, còn cô về muộn như cơm bữa với một lý do duy nhất: em phải kiếm tiền. Chữ tiền lúc nào cũng dính ở miệng vợ tôi như một miếng da có sẵn mà từ khi sinh ra phải như thế. Động đến cái gì cũng tiền, tôi can ngăn cái này cái kia thì cô nói: "Anh không làm ra tiền cho vợ con sung sướng nên tôi mới phải lao đi kiếm tiền thế này".
Thằng đàn ông, thằng chồng trong tôi thấy buồn, hàng ngày tôi nhìn vợ tôi chải tóc, mặc quần áo đẹp, xịt nước hoa thơm phức đi ra ngoài mà tôi không thấy cô ấy đẹp hơn, tôi nhìn trên mặt cô những toan tính, những khinh thường tôi. Có lần tôi đã nói cô rằng đồng tiền không quan trọng đến mức đấy, rằng cuộc sống bình dị như xưa là đủ, cô cười nhếch mép, mỉa mai: "Nếu bây giờ anh bệnh nặng, cái tiền của anh đấy có đủ để đi bệnh viện tốt mà chữa hay không?!".
Rồi cô ví dụ đến cô bạn cô, bị u xơ tử cung, ở Việt Nam không phát hiện ra, sang Singapore người ta bảo nếu u này để muộn hơn một chút nữa thì 6 tháng sau sẽ thành ung thư. Cả nhà cô bạn ấy hú hồn vì may mà sang Sing kịp thời. Kể xong cô lại hỏi tôi: "Cái tiền lương của anh liệu có đủ sang Sing chữa bệnh nếu em bị bệnh nặng hay không?". Tôi thở dài, thấy cuộc sống của mình như đi vào một cái đường hầm tăm tối, không thấy đâu là ánh sáng. Từ ngày có mùi tiền, vợ tôi dường như biến đổi. Cô thích đi ăn những nhà hàng sang trọng, thấy việc nấu ăn ở nhà nhiều dầu mỡ, mệt mỏi, những bữa cơm trong gia đình tôi cũng thưa dần vì cô hay bận đi ăn uống với khách khứa.
Càng ngày tôi càng nhìn vợ tôi với một con mắt rất lạ, nhìn cô như người ở đâu chứ không phải người má ấp, gối kề với tôi 6-7 năm nay. Cũng vì như thế mà chuyện vợ chồng tôi cũng đâm ra thờ ơ, mà không thờ ơ không được vì bản thân cô cũng hay kêu mệt vì công việc nhiều, không có sức lực. Trái tim tôi băng lạnh dần dần, cô càng mặc đẹp thì tôi càng tuềnh toàng như một sự chống đối, cô mua đồ đẹp cho tôi bắt tôi mặc để đi chơi với đám bạn giàu có của cô, tôi không mặc, cũng không đi chơi.
Giữa vợ chồng tôi có hố sâu ngăn cách lớn, nó nứt vỡ nhanh chóng và toang hoác như tôi vẫn thấy những vết rạn sâu hoắm và mỗi ngày một to như trong các phim thảm họa của Mỹ. Giữa tôi và vợ tôi, những sở thích chung nhau từ ngày xưa cũng không còn, đôi khi tôi muốn đi xem phim thì đi một mình, đi trà đá cũng đi một mình, thi thoảng muốn dạo phố tôi và con trai cũng đèo nhau trên xe máy và đi với nhau. Vợ tôi dần dần không hiện diện trong những sở thích của tôi nữa.
Trong lúc ấy tôi gặp một cô gái, giản dị và ít nhất là đến thời điểm này cô không mê tiền hơn gia đình như vợ tôi. Tôi luôn sợ sự thay đổi kinh hoàng của phụ nữ, như vợ tôi, chỉ có mấy năm mà quan điểm sống, cách sống của cô khác hẳn. Tôi "say nắng" cô gái mới như một sự khỏa lấp cái tinh thần đang bị tổn thương của tôi. Tôi lại càng chán vợ hơn.
Gia đình tôi bùng nổ những mâu thuẫn là trong đám giỗ bà ngoại tôi, mẹ tôi gọi vợ tôi sang làm cơm từ 5h sáng. Vợ tôi ngáp ngắn ngáp dài đi sang làm cơm, nhà ít người, cô lại là dâu cả nên buộc phải làm, vợ tôi làu bàu từ lúc sang làm cơm đến lúc cơm canh chín. Mẹ tôi bực mình quá mới nói: "Này Mai, đây là đám giỗ bà ngoại, làm cơm là trách nhiệm, tại sao con lại khó chịu thế nhỉ?", vợ tôi nói đổng: "Chả hiểu cái nhà này làm sao, toàn thân lừa ưa nặng, mấy công việc thế này thuê người ta mấy đồng là xong, không phải đụng tay đụng chân phát ốm", mẹ tôi giận mắng: "Cô là con dâu, đây là việc cô phải làm". Vợ tôi cũng sưng sỉa lên: "Cả cái giống nhà này là như thế này, ngu không phải lối...".
Giờ thì tôi không bất ngờ trước vợ tôi nữa, mẹ tôi thì khóc còn vợ tôi thì bỏ về nhà. Đám giỗ hôm ấy còn buồn hơn đưa đám. Sau lần ấy, vợ tôi cũng đòi "tuyệt tình" với gia đình tôi vì thấy gia đình tôi toàn người... ngu. Mẹ tôi thì suy sụp nặng, bà luôn nghĩ rằng, gia đình tôi gia giáo, nề nếp, mọi người ăn ở có đức, cả xóm giềng đều ngưỡng mộ, chuyện như vừa qua là chuyện không thể xảy ra. Trong cơn ác mộng bà cũng không thể nghĩ được một chuyện như thế.
Nhân cơ hội mẹ tôi chán, tôi bày tỏ ý định muốn ly hôn. Mẹ tôi đang bệnh, mệt mỏi vì con dâu, thấy tôi nói như thế giãy nảy lên: "Không được, tuyệt đối không được". Rồi mẹ tôi lý giải cho tôi những đau khổ mà con trai tôi phải gánh vác, những thua thiệt về tinh thần mà con trai tôi phải chịu nếu ly hôn. Ngay ngày hôm sau, tôi thấy mẹ tôi xuất hiện ở nhà tôi, mẹ tôi và con dâu nói chuyện có phần vui vẻ với nhau. Hóa ra, mẹ sang xin lỗi vợ tôi vì mẹ nóng tính nên mới xảy ra chuyện như vừa qua. Tôi chết điếng vì mẹ làm cái điều không hình dung được, vợ tôi mới là người có lỗi, có lỗi nặng với cả gia đình tôi.
Vợ tôi được thể đắc thắng, nhìn vẻ mặt tự đắc của vợ, tôi thực tình chỉ muốn "cho một nhát". Sau lần đó, vợ tôi càng được thể làm già, coi thường mọi người và không tham gia bất kể kỳ cuộc nào của gia đình tôi. Thực lòng, tôi sống với cô trong một ngôi nhà mà thấy như cực hình, đã yêu thì yêu cả đường đi lối về mà giờ khó chịu thì khó chịu đến từng tiểu tiết. Tôi chỉ mong giải thoát khỏi vợ để được đến với người con gái còn rất trong sáng kia. Tôi năn nỉ mẹ tôi nhiều lần cho tôi ly dị, mẹ tôi nhất định không.
Có lần trong cuộc nói chuyện, mẹ tôi bất chợt nói: "Mày li dị là có tội với tổ tông, làm bố mẹ mày xấu hổ với họ hàng, làng xóm. Từ xưa đến giờ, gia đình này chưa bao giờ có người li dị, nhà ai cũng yên ấm cả, giờ chúng mày li dị, tao còn mặt mũi nào nhìn hàng xóm nữa...". Tôi chảy nước mắt khi nghe mẹ nói thế, hóa ra mẹ không cho tôi li dị không phải vì thằng cháu bà mà vì sự sĩ diện với mọi người.
Tôi biết từ xưa bà vẫn "giữ" như thế, không bao giờ thể hiện ra bên ngoài rằng gia đình tôi có vấn đề. Ngày xưa, khi bố tôi có người khác, bà khóc thầm từng đêm nhưng rồi tha thứ cho bố tôi để giữ một gia đình hoàn hảo. Nội, ngoại không có gia đình nào đổ vỡ thì gia đình của mẹ hay gia đình tôi cũng không có quyền đổ vỡ.
Hai năm kể từ ngày tôi xin mẹ cho li dị, tôi sống như cực hình với vợ tôi, vợ chồng tôi gần như li thân, mỗi người mỗi giường, mỗi người mỗi việc, con cái đều là tôi và mẹ tôi chăm cả. Mẹ tôi cũng đã cố gắng hàn gắn tình cảm cho vợ chồng tôi, nhưng trái tim tôi đã đóng băng với cô ấy rồi, hâm nóng để tan băng là điều khó khăn. Nhất là khi cô ấy chìm đắm vào giấc mộng giàu sang, với phương châm: "Cuộc đời này có tiền là có tất cả". Tôi khẩn khoản xin mẹ cho tôi thoát khỏi hôn nhân, mẹ lại khóc ròng, đổ bệnh là tôi lại thôi.
Tôi bế tắc trong chính cuộc sống của mình, sống ở tận cùng những buồn đau vì những giọt nước mắt của mẹ. Tôi là con trai duy nhất trong nhà, xưa nay bao tình yêu mẹ đều dành cho tôi, giờ tôi làm trái lời mẹ thì tôi thương mẹ. Mới hơn ba chục tuổi đầu mà tóc tôi bạc đi nhiều vì những chuyện rối răm, tơ vò này. Để sống cho vừa lòng người khác thật khó khăn biết bao.
Giờ đây tôi cần được giải thoát và muốn được giải thoát, nhưng chưa biết làm thế nào để giải thoát mà mẹ hiểu và không buồn vì tôi. Xin cho tôi lời khuyên nào đó để tôi bước qua những khó khăn của đời mình!?
Theo Game Thủ
Ngày mai Em xa nhớ, ngày mai sẽ là ngày kỷ niệm cuối cùng của chúng ta cho một năm dài buồn vui, đau khổ. Và hơn thế nữa, cho những tháng ngày dài chúng ta từng yêu nhau. Vui thật ngắn mà buồn thật nhiều em nhỉ, nhưng có khác chăng chuyện tình chúng mình, vui hơn cả tận cùng và buồn đau còn...