Tương lai khi già ai sẽ nuôi dưỡng bạn? Câu chuyện đau lòng nhưng chân thực bạn cần biết
Liệu chúng ta có đang sai lầm khi luôn luôn nghĩ đến chuyện “nuôi con dưỡng già”.
Bạn hãy xem câu chuyện bên dưới để suy ngẫm và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.
Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.
Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.
Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.
Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.
Ảnh minh họa.
Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.
Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng:”Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”
Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.
Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.
Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.
“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.
Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”
Video đang HOT
“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”,vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.
Có một câu nói rằng:”Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”
Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.
4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi
Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn: Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.
Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”. Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?
Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe
Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.
Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.
Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!
Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già
Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già. Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả.
Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này. Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.
Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già
Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân. Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ.
Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.
Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.
Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn.
Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao? Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.
Minh Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
8 điều vợ vô tình làm nhưng lại khiến chồng tổn thương, đẩy hôn nhân vào thế bí
Không phải tất cả đàn ông đều là 'sắt đá', khi bạn làm những hành động như thế này anh ấy cũng biết tổn thương đấy!
1. Làm quá cảm xúc để thu hút sự chú ý
Bạn có bao giờ sử dụng tâm trạng của mình để kiểm soát phản ứng của chồng? Ví dụ: Bạn đã bao giờ trả lời cộc lốc với chồng kiểu: "Ok"; hoặc "Không, em không quan tâm". Hay như việc bạn sử dụng những từ ngữ "anh luôn thế này", "anh luôn thế khác" khi nói về các hành vi tội lỗi. Hoặc chúng ta hung hăng, hoặc chúng ta khóc lóc, hoặc chúng ta sử dụng chiến tranh lạnh, hoặc phóng đại sự thất vọng... là những cách mà phụ nữ đã vô tình thao túng chồng mình.
Tỏ ra thành thật trong sự thất vọng hoặc tỏ ra buồn bã khi bạn cảm thấy là nguyên nhân khiến cho người chồng cảm thấy anh ấy không được tôn trọng. Không ai bắt bạn phải kìm nén cảm xúc nhưng cách bạn sử dụng lời nói như thế nào lại vô cùng quan trọng. Các cụ xưa vẫn thường nói "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", có nghĩa là chúng ta vẫn có thể nói ra được những lời nói mang lại ích lợi cho hôn nhân nếu chúng ta biết "uốn lưỡi".
Chị em phụ nữ cần phải ý thức được ranh giới của việc mình đang nói gì để giúp cho hôn nhân hay đang nói để kiểm soát hôn nhân - điều này rất quan trọng.
2. Chế nhạo chồng
Bạn có chọc giận chồng không? Bạn trêu tức anh ấy để gây chú ý hay để kiểm tra phản ứng của chồng? Bạn có cằn nhằn chồng khi anh ấy bước vào cửa vì đã không giúp đỡ đủ việc nhà cho bạn? Một lời chế nhạo được xem là một kiểu trêu tức, nó làm tổn thương hoặc khiêu khích ai đó. Có lẽ chúng ta không bao giờ công khai thừa nhận rằng mình đã chế nhạo chồng mình, nhưng bạn hãy cứ thử nghĩ lại những bình luận mà đã đưa ra trong vài ngày qua thì sẽ thấy ra được cái lỗi khá nhạy cảm này.
3. Đóng vai mẹ của chồng
Trong nhiều cuộc hôn nhân, người vợ thường hành xử với chồng theo cách mình giống như mẹ của anh ấy và nghĩ rằng đó là điều tốt nhất. Cách ứng xử này đã rút cạn tất cả sự độc lập và niềm vui của chồng.
Nếu bạn thường xuyên nói với chồng kiểu: "cái này là tốt nhất cho anh", "tốt nhất là anh không nên làm" hoặc tự kết án chồng kiểu "anh chẳng ra làm sao", "anh chậm chạp thế"...thì có khả năng bạn đang đóng vai trò là mẹ chứ không phải là vai trò của 'vợ'. Cách nói đó có xu hướng làm cho người đàn ông cảm thấy họ càng ngày càng không cần thiết trong vai trò là người bảo vệ của bạn.
4. Đè nén uy lực làm cha của chồng
Đây là lỗi khá phổ biến trong hôn nhân. Làm suy yếu chồng bạn, đặc biệt là làm suy yếu hình ảnh một người cha là điều vô cùng nguy hiểm. Bạn thường vô tình thể hiện cho các con của mình biết rằng, bố của chúng là người không có năng lực và không nên được tôn trọng.
Bạn phủ nhận quyết định của anh ấy trước mặt con. Điều này không chỉ vô tình dạy cho con bạn thiếu tôn trọng chồng bạn mà nó còn mang đến sự bất hòa và xung đột trong gia đình bạn.
Bằng cách giảm giá trị lời nói hoặc ý kiến của chồng, bạn đưa ra một thông điệp rằng: Chúng tôi (bạn và các con của bạn) đang ở cùng một đội. Chúng tôi cần anh để cho chúng tôi yên. Tôi sẽ không thể nuôi dạy được con cái nếu anh cứ can thiệp vào...
5. Tán tỉnh đàn ông khác
Bạn bí mật hoặc công khai tán tỉnh người đàn ông khác. Điều này sẽ khiến chồng bạn cảm thấy thua kém và xấu hổ. Khi chúng ta kết hôn thì "vợ" và "chồng" trở thành "kẻ" duy nhất của nhau. Nói về những người đàn ông khác hoặc bóng gió về sự hấp dẫn của những người đàn ông khác là thể hiện sự coi thường và thiếu tôn trọng bạn đời. Một người vợ ứng xử theo cách này sẽ tạo ra sự bất an trong trái tim chồng mình.
6. Tránh né các vấn đề
Giữ mối tức giận và ghim lại những sai trái của chồng trong đầu thay vì bày tỏ hoặc nói ra những gì đang diễn ra trong tâm trí bạn. Điều này có thể sẽ dẫn đến cay đắng và oán giận ở cả hai đầu. Nếu bạn tiếp tục giữ sự cay đắng trong lòng, bạn sẽ không ngừng đưa ra những tranh cãi. Nó khiến chồng bạn cảm thấy như thể mối quan hệ vợ chồng của bạn không bao giờ có thể trở nên tốt đẹp được.
7. Ghen tị với những cuộc hôn nhân khác
Khi chúng ta thể hiện sự bất mãn trong cuộc sống, các ông chồng ngay lập tức cảm thấy cần phải "sửa chữa, sửa chữa, sửa chữa" cho đến khi anh ấy cảm thấy mình không thể làm gì hơn và anh ấy chỉ muốn từ bỏ. Chúng ta càng lãng phí thời gian và năng lượng khi đi so sánh với những cuộc hôn nhân khác hoặc so sánh chồng mình với chồng người ta. Sai lầm của các bà vợ là đã nói về chồng rằng: giá như anh là anh ta, giá như anh làm nghề này mà không phải nghề kia... Bằng cách nói như vậy, các bà vợ đã bỏ lỡ những điều kỳ diệu vốn sẵn có nơi chồng mình.
8. Phủ nhận đức tin của chồng
Trong những trường hợp tranh cãi về niềm tin, bạn thường đưa ra những câu hỏi tò mò và cho rằng chồng bạn đã có những niềm tin sai lầm. Điều này khiến chồng bạn cảm thấy như thể anh ấy đã làm gì đó sai. Thực ra thì cách tốt nhất là bạn hãy cầu nguyện cho anh ấy chứ không nên tranh cãi với chồng về niềm tin hay tín ngưỡng của chồng. Trong trường hợp cần thiết phải có sự tác động thì bạn nên tìm đến người thứ 3 - một người đủ sự tin cậy với chồng bạn để giúp hai người vượt qua các vấn đề tín ngưỡng mà bạn gặp phải.
Theo Lê Lê/Thoidaiplus
Biết tôi vô sinh, chồng vội vàng kiếm con nối dõi với ... vợ cũ Hôm đó tôi theo hẹn của bác sĩ đến bệnh viện phụ sản để điều trị, thì tận mắt chứng kiến cảnh chồng tôi đang âu yếm dìu một người phụ nữ với chiếc bụng bầu lùm lùm chờ lấy sổ khám. Tôi cố tình gọi tên chồng để anh hết đường chối cãi... Ảnh minh họa: Internet Lấy được bằng Thạc Sĩ...