Tương lai đầy thách thức của G7

Theo dõi VGT trên

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) lần thứ 45 sẽ diễn ra từ 24 đến 26/8 tại thành phố biển Biarritz, miền Tây Nam nước Pháp. Đây là lần thứ bảy Pháp đảm nhận vai trò chủ nhà Hội nghị G7.

Tương lai đầy thách thức của G7 - Hình 1

Trong ảnh (từ trái sang): Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John J. Sullivan, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland, Ngoại trưởng Italy Enzo Moavero Milanesi và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono chụp ảnh chung tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở Dinard, Pháp, ngày 5/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, khi thế giới đang phải trải qua những chuyển biến sâu sắc, khó lường, bản thân trong nội bộ các nước G7 cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, giữa các thành viên G7 với nhau chưa hết chia rẽ.

Chủ đề Brexit và tương lai của Liên minh châu Âu (EU) đang là mối bận tâm lớn khi tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tỏ ra dứt khoát “chia tay” với EU dù có hay không có thỏa thuận, mà cũng không giấu tham vọng hướng tới một hiệp định thương mại riêng rộng hơn với Mỹ.

Chính trường Italy lâm vào khủng hoảng với sụp đổ của liên minh cầm quyền sau 14 tháng thành lập, khi mà “cuộc đối đầu” giữa Roma và Paris liên quan chủ đề tiếp nhận người di cư càng khoét sâu những bất động trong EU. Nhật Bản vướng vào tranh cãi thương mại với Hàn Quốc, làm lung lay liên minh giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này với Mỹ.

Pháp và Mỹ đang có dấu hiệu bị cuốn vào “cuộc chiến thương mại” sau quyết định của Paris áp thuế 3% với hàng công nghệ kỹ thuật số, tác động tới các tập đoàn lớn của Mỹ… Bao trùm lên đó vẫn là bất đồng giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald với các thành viên còn lại của G7 trong hàng loạt vấn đề quan trọng, vốn là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “rối loạn” của hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Canada, khi Tổng thống Trump rời hội nghị sớm hơn so với dự kiến và không ký vào bản tuyên bố chung.

Hội nghị thường niên G7 vẫn được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia thành viên (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Canada) và khách mời cùng nhau tìm kiếm đồng thuận nhằm ứng phó với những thách thức chung toàn cầu, đưa ra các cam kết cho những mục tiêu cụ thể.

Song từ 2 năm nay, thế giới đã chứng kiến những kỳ hội nghị G7 căng thẳng và bất hòa. Hội nghị thượng đỉnh năm 2017 tại Italy bị đánh giá là “u ám” bởi những tranh cãi liên quan tới việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị năm 2018 tại Canada cũng bị giới phân tích coi như “thất bại” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối ký tuyên bố chung do những bất đồng liên quan đến việc Washington áp thuế cao đối với các sản phẩm thép và nhôm của EU và Canada xuất khẩu sang thị trường Mỹ. “Có những khác biệt về quan điểm không thể hòa giải” là những gì được nhắc tới về quan hệ giữa Mỹ và các thành viên G7 còn lại thời gian gần đây.

Trong khi đó, những căng thẳng thương mại quốc tế không hề dịu đi trong thời gian qua, mà thậm chí còn leo thang và biến thành “chiến tranh”, đặc biệt tranh cãi thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến châu Âu hứng chịu những hậu quả đầu tiên, đồng thời “bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu. Sự chững lại trong hoạt động kinh tế toàn cầu thời gian qua đã gây tổn hại lớn.

Sau loạt biện pháp leo thang trả đũa về thuế quan giữa Bắc Kinh và Washington, các tổ chức tín dụng quốc tế lớn đang xem xét lại dự báo tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Thế giới (WB) đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 từ 2,9% xuống 2,6%, và của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ 1,6% xuống 1,2%. Tác động kinh tế đối với Eurozone chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn nữa khi nguy cơ Anh rời khỏi EU không có thỏa thuận vào ngày 31/10, đang trở nên rõ rệt.

Những diễn biến trên đang tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo G7, nhất là năm nay G7 đưa ra mục tiêu tham vọng: tiếp tục đóng vai trò quyết định trong 3 lĩnh vực lớn bao gồm bảo vệ khí hậu và đa dạng sinh học, với trọng tâm là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; hành động vì hòa bình, chống lại các mối đe dọa an ninh và khủng bố, bằng cách cải thiện cách thức phản ứng đối với khủng hoảng và xung đột gây bất ổn xã hội; bảo vệ dân chủ, chú trọng việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo phục vụ quyền và lợi ích của con người.

Riêng với nước chủ nhà Pháp, nội dung ưu tiên chính trong năm Chủ tịch G7 là chống bất bình đẳng, bởi Pháp cho rằng thế giới vẫn còn “bất bình đẳng một cách không thể chấp nhận được” và hy vọng G7 sẽ tìm ra hướng giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh từ sự bất bình đẳng.

Chủ nghĩa đa phương mà các nhà lãnh đạo châu Âu bảo vệ bị đe dọa trước sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng dân túy mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cổ xúy. Bên cạnh đó, các nước phải đối mặt với “nỗi sợ hãi” của thời hiện đại: sợ biến đổi khí hậu, sợ công nghệ, sợ di cư. Những hiện tượng đương đại này vượt xa khuôn khổ quốc gia và đòi hỏi các phương thức hợp tác mới hiệu quả hơn nhưng cũng đầy thách thức hơn.

Trong bối cảnh này, tại hội nghị G7, Pháp tập trung tìm kiếm các giải pháp đối với tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng; thúc đẩy giảm bất bình đẳng môi trường bằng việc tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cho chuyển đổi sinh thái đúng đắn; thúc đẩy các chính sách thương mại, thuế và phát triển công bằng hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số…

Bên cạnh đó, cuộc chiến chống bất bình đẳng được tăng cường ở cấp độ quốc tế, thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác mới với châu Phi và nhất là tại khu vực Sahel, nơi tập trung hầu hết thách thức của “lục địa Đen”.

Video đang HOT

Bất chấp nội dung tham vọng trên, Tổng thống Pháp Macron quyết định không chuẩn bị trước dự thảo tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7, một phần bởi những diễn biến bất lợi trước thềm hội nghị. Điều này góp phần phản ánh rõ thêm sự rạn nứt sâu sắc giữa nguyên thủ các nước công nghiệp lớn nhất thế giới.

Điều đáng nói là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không dự hội nghị ngoại trưởng G7 hồi tháng 4 vừa qua, lần thứ hai liên tiếp ông Pompeo vắng mặt tại cuộc họp G7, làm dấy lên nghi ngờ rằng Mỹ đang “cố tình phá bỏ” cấu trúc này trong khi những nước khác, nhất là EU, đang cố gắng duy trì.

Khi “quay lưng” với chủ nghĩa thương mại quốc tế đa phương, rút khỏi Hiệp định Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran, áp dụng chính sách Trung Đông gây nhiều tranh cãi…, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump tỏ ra đã đi “chệch” khỏi mục tiêu chung mà trước đây G7 vẫn luôn đạt được sự đồng thuận.

Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp, Tông thống Mỹ Donald Trump cho rằng “sẽ phù hợp hơn nhiều” khi Nga là thành viên trong nhóm các cường quốc thế giới này. Theo ông, nhóm các nền kinh tế hàng đầu này “sẽ phải là G8, bởi rất nhiều điều chúng ta thảo luận có liên quan đến Nga”. Thực tế này ngày càng khiến dư luận đặt câu hỏi về vai trò và sức ảnh hưởng của G7 trong tình hình mới.

Linh Hương (Phóng viên TTXVN tại Pháp)

Theo TTXVN

Được kêu gọi trở lại G7, liệu Nga có mặn mà?

Năm năm trước, Nga đã bị loại khỏi "câu lạc bộ chính trị ưu tú" và G8 trở thành G7. Năm năm sau, phương Tây lại muốn mọi chuyện trở về như cũ, bởi vì thực tế đã cho thấy, việc giải quyết các vấn đề thế giới sẽ khó khăn hơn nhiều nếu Moscow không hợp tác. Tuy nhiên, liệu Nga có muốn trở lại G8?

Được kêu gọi trở lại G7, liệu Nga có mặn mà? - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Phương Tây kêu gọi trở lại

"Trump (Tổng thống Mỹ Doanld Trump - PV) và Macron (Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - PV) đã nói chuyện qua điện thoại và quyết định mời Nga tham dự G7 vào năm tới", dòng tweet của nhà báo CNN Kylie Atwood khiến cả thế giới chú ý.

Theo đó, Tổng thống Mỹ sẽ chính thức công bố đề xuất này tại Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến được tổ chức vào ngày 26-28/8 tại Biarritz, Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã bày tỏ mong muốn đưa Nga trở lại G8 trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 20/8.

Tại cuộc gập này, các nguyên thủ quốc gia đã thảo luận về việc giải quyết tình hình ở Ukraine và Macron nhấn mạnh rằng, nếu G7 không quay về là G8 thì điều này là không thể.

ADVERTISEMENT

Ông Putin nói: "Bây giờ đang là G7. Còn nói đến khả năng về một nhóm gồm 8 quốc gia, chúng tôi không bao giờ từ chối bất cứ điều gì".

Được kêu gọi trở lại G7, liệu Nga có mặn mà? - Hình 2

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 ở La Malbaie, Québec, Canada năm 2018.

Ông Trump cũng đã nhiều lần đề cập đến sự cần thiết phải quay lại của G8. "Dù bạn có thích hay không, chúng ta có một thế giới cần được quản lý", ông Trump từng nói trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018.

Bước ngoặt năm 2014

Năm 2014, Nga chính thức giữ cương vị Chủ tịch luân phiên G8. Moscow dự định sẽ tổ chức Hội nghị thượng đinh G8 vào tháng 6 tại Skolkovo, nơi được coi là "Thung lũng Silicon" của Nga. Nhưng Skolkovo không thể hoàn thành tu sửa cơ sở hạ tầng đúng hạn, vì vậy, hội nghị thượng đỉnh G9 đã được chuyển đến khu nghỉ mát Krasnaya Polyana, Sochi.

Thành phố phía Nam đã được chuyển đổi để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông 2014. 1.000 tỷ rúp đã được chi cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng trước khi Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra, ngày 25/3/2014, các nhà lãnh đạo G8 tuyên bố sẽ không đến Sochi. Thông cáo chung nói rằng, phương Tây tẩy chay và tước tư cách thành viên G8 của Nga là do "sự vi phạm thô thiển về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine của Moscow".

Được kêu gọi trở lại G7, liệu Nga có mặn mà? - Hình 3

Các nhà lãnh đạo G7 họp trong Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại The Hague, Hà Lan năm 2014.

Vào đêm 24/3, theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama, tại The Hague (Hà Lan), lần đầu tiên kể từ năm 1996, một cuộc họp của những người đứng đầu Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Canada, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu đã diễn ra mà không có sự góp mặt của Nga. Tại đó, quyết định tẩy chay Nga đã ra đời.

"Tôi luôn sẵn sàng chào đón những người đồng nghiệp của mình. Nhưng nếu họ đã không muốn đến, thi tôi cũng không cần", Tổng thống Putin lúc đó đáp lại.

"Những người đồng nghiệp" của ông Putin đã không bao giờ đến Sochi, thay vào đó họ đến Brussels. Và chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh năm đó là về cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Lần duy nhất Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Nga

Mối quan hệ của Nga với G7 bắt đầu vào mùa Hè năm 1991 khi lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tại London vào ngày 17/7. Từ sau đó, Tổng thống Boris Yeltsin bắt đầu tích cực gặp mặt các nước G7.

G7 đã trở thành G8 vào năm 1994 ở Naples trong lần thứ 20 diễn ra hội nghị, nhà lãnh đạo Nga đã tham gia với tư cách là một đối tác bình đẳng.

G8 không phải là một tổ chức quốc tế với điều lệ, ban thư ký và tiêu chí chấp nhận như Liên Hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1/1.

Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự.

Được kêu gọi trở lại G7, liệu Nga có mặn mà? - Hình 4

Tổng thống Vladimir Putin chúc mừng sinh nhật Thủ tướng Angela Merkel trước cuộc gặp của các nhà lãnh đạo G8 tại St. Petersburg năm 2006.

Nga đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 32 tại St. Petersburg vào năm 2006. Các cuộc họp được tổ chức tại Cung điện Konstantinovsky ở Strelna.

Chương trình nghị sự năm đó bao gồm: an ninh năng lượng toàn cầu, xung đột Trung Đông, cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề giáo dục. Ngoài ra, diễn đàn đã thảo luận về vấn đề thương mại giữa Nga và Mỹ, cũng như việc Moscow gia nhập WTO. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh năm 2006 được cho là không có đột phá gì đáng nhớ.

G7 liệu còn có cần thiết?

Lời đề nghị đưa Nga trở lại G8 của Tổng thống Macron thể hiện mong muốn của Pháp trong vai trò trung gian hòa giải giữa phương Tây và Nga cũng như phá vỡ sự bế tắc trong mối quan hệ Nga - châu Âu. Pháp cũng đề nghị Nga trở lại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (CoE) vào mùa hè này. Trong bối cảnh những khó khăn mà Liên minh châu Âu phải đối mặt trong những năm gần đây, Pháp cho thấy Paris thật sự mong muốn thiết lập quan hệ với Moscow.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng quay lại G8 của Nga là mối quan hệ "thân thiết quá mức" giữa Nga và Trung Quốc, cũng là mối quan hệ khiến châu Âu lo ngại.

Ông Alexei Kuznetsov, quyền giám đốc Viện Thông tin Khoa học về khoa học xã hội (INION) của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã chỉ ra rằng, châu Âu đang cố gắng thuyết phục Moscow "không làm bạn với Bắc Kinh".

"EU sợ rằng, châu Âu sẽ mất đi tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tất nhiên, đối với Nga, mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng phía Tây tiềm ẩn một số rủi ro, nhưng về lâu dài, mọi chuyện sẽ ổn mà không cần quan hệ với châu Âu", ông nói.

Và cuối cùng, vị chuyên gia chỉ ra một điểm quan trọng: "Moscow được khuyên "không nên làm bạn" với Bắc Kinh, bởi những nước đã áp lệnh trừng phạt lên Nga".

Moscow, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về G8, sẽ thận trọng xem xét chương trình nghị sự của các sự kiện.

"Nghi lễ khôi phục lại địa vị như hoàng gia, một bức ảnh chung với các nguyên thủ quốc gia khác, hay những thứ tương tự không được Nga quan tâm lắm", Giáo sư Vladimir Batyuk, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính trị quân sự Mỹ và Canada thuộc Viên Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết.

Nga hiện có nhiều mối quan tâm hơn như Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, G20 hay BRICS, những tổ chức hoàn toàn thay thế được G8.

Theo nhà nghiên cứu này, bằng cách này hay cách khác, G8, khi hình thành, là một diễn đàn chính trị của các cường quốc mà chủ yếu là phương Tây. Tuy nhiên, trong thực tế hiện tại, quan niệm của G8 đã lỗi thời và việc Nga quay trở lại chỉ đơn giản là không có lợi ích gì.

Quỳnh Lê (Theo RIA Novosti)

Theo tinnhanhchungkhoan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025

Tin đang nóng

Chấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốcChấn động vụ đánh ghen ngay tại rạp Việt dịp Tết, tình tiết y hệt phim Trấn Thành khiến 3,6 triệu người quá sốc
21:52:25 02/02/2025
Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
21:56:12 02/02/2025
Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2Ảnh hiếm của diễn viên Việt bên chồng ngoại quốc, vẫn giữ 1 nguyên tắc dù từng vướng nghi vấn làm vợ 2
23:30:59 02/02/2025
Diễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chayDiễn viên Xuân Nghị gầy sọp sau biến cố, tìm tới Phật pháp và ăn chay
21:35:07 02/02/2025
Lê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câuLê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câu
22:09:17 02/02/2025
Lê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê baiLê Giang bật khóc trước hàng trăm khán giả giữa lùm xùm phim Trấn Thành nhận bão chê bai
21:49:40 02/02/2025
Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!
23:36:10 02/02/2025
Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'
23:25:16 02/02/2025

Tin mới nhất

Hàn Quốc thành lập bộ tư lệnh hạm đội mới đối phó với Triều Tiên

Hàn Quốc thành lập bộ tư lệnh hạm đội mới đối phó với Triều Tiên

07:06:49 03/02/2025
Hạm đội mới trực thuộc Hải quân Hàn Quốc sẽ được trang bị các tàu khu trục tiên tiến để đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Nga cảnh báo ý đồ của NATO biến Biển Baltic thành "ao nhà"

Nga cảnh báo ý đồ của NATO biến Biển Baltic thành "ao nhà"

07:01:53 03/02/2025
Nga tuyên bố sẽ tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích khi NATO tìm cách biến Biển Baltic thành ao nhà của liên minh.
Tướng Mỹ: Cắt giảm viện trợ cho Ukraine lúc này là thời điểm tồi tệ nhất

Tướng Mỹ: Cắt giảm viện trợ cho Ukraine lúc này là thời điểm tồi tệ nhất

06:57:14 03/02/2025
Theo Trung tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu, phương Tây cần tiếp tục duy trì đà viện trợ cho Ukraine vì thực tế tình hình kinh tế, quân sự của Nga cũng đang rất yếu.
Cảnh báo tình hình nhân đạo thảm khốc tại Dải Gaza

Cảnh báo tình hình nhân đạo thảm khốc tại Dải Gaza

06:13:22 03/02/2025
Giới chức tại Gaza cho biết thêm, nhiều nạn nhân vẫn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát và trên đường phố. Đó là nơi mà các đội cứu hộ và phòng vệ dân sự không thể tiếp cận họ.
Mỹ: Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ có lãnh đạo mới

Mỹ: Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ có lãnh đạo mới

06:11:45 03/02/2025
Cuộc bỏ phiếu nói trên của đảng Dân chủ diễn ra ở vùng ngoại ô Washington khi hơn 400 thành viên DNC từ mọi bang và vùng lãnh thổ của Mỹ quy tụ để tiến hành cuộc họp mùa Đông của đảng.
Tổng thống Mexico ra lệnh đáp trả thuế quan của Mỹ

Tổng thống Mexico ra lệnh đáp trả thuế quan của Mỹ

06:09:13 03/02/2025
Trước đó, trong tuyên bố áp thuế quan với Mexico, Tổng thống Trump cho biết việc áp thuế liên quan tới việc Chính phủ Mexico không ngăn chặn được tình trạng buôn lậu fentanyl vào Mỹ cũng như làn sóng người di cư trái phép.
Trung Quốc: Đa dạng các hoạt động vui đón Tết

Trung Quốc: Đa dạng các hoạt động vui đón Tết

06:06:37 03/02/2025
Nghệ thuật tranh đồng với đặc trưng lấy đồng thay giấy, dùng búa thay bút, thể hiện ý tưởng của người sáng tác trên đồng tấm, hình thành tác phẩm độc đáo.
Nhà Trắng cảnh báo tiếp tục tăng thuế nếu Mexico, Canada, Trung Quốc trả đũa

Nhà Trắng cảnh báo tiếp tục tăng thuế nếu Mexico, Canada, Trung Quốc trả đũa

06:02:59 03/02/2025
Mexico và Canada cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ mức thuế mới nào bằng các biện pháp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ, điều này có thể gây tổn hại cho các ngành công nghiệp Mỹ có định hướng xuất khẩu mạnh mẽ như dầu mỏ.
Tướng tình báo Ukraine nói về việc binh sĩ bên thứ ba rút khỏi tỉnh Kursk của Liên bang Nga

Tướng tình báo Ukraine nói về việc binh sĩ bên thứ ba rút khỏi tỉnh Kursk của Liên bang Nga

05:55:17 03/02/2025
Trung tướng Kyrylo Budanov cho biết 8.000 binh sĩ mà ông nói rằng đến từ Triều Tiên vẫn đang chiến đấu ở tiền tuyến tại tỉnh Kursk của Liên bang Nga, nhưng với mức độ hoạt động giảm sút.
Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

20:41:29 02/02/2025
Ukrainska Pravda dẫn thông tin từ DeepState, một nhóm nhà phân tích về tình hình Ukraine, ngày 1/2 cho biết, trong tháng 1, Nga kiểm soát thêm khoảng 325km2 lãnh thổ Ukraine. Đây là đà tiến công chậm nhất kể từ tháng 8/2024.
Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

20:35:06 02/02/2025
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra trong một cuộc mô phỏng cách khu trục hạm Type 055 kết hợp với máy bay không người lái và xuồng không người lái có thể đối phó hạm đội Mỹ, theo SCMP.
Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

20:28:41 02/02/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị lên xe về thành phố sau mấy ngày Tết, bố chồng lén cầm tay yêu cầu 1 việc khiến con dâu khóc suốt 1.500 km

Chuẩn bị lên xe về thành phố sau mấy ngày Tết, bố chồng lén cầm tay yêu cầu 1 việc khiến con dâu khóc suốt 1.500 km

Góc tâm tình

07:04:38 03/02/2025
Kỳ nghỉ Tết bỗng hóa gánh nặng sau khi tôi được nghe đề nghị của bố chồng. Ai cũng biết Tết là dịp gia đình đoàn tụ, quây quần nhưng Tết năm nay với vợ chồng tôi còn có nhiều vấn đề hơn thế.
Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao Việt là bạn thân Trấn Thành: "Tôi xem phim thấy dở thì tôi nói là 'dở', chứ mắc gì tôi phải khen nó hay?"

Sao việt

07:00:07 03/02/2025
Hoa hậu Vbiz này thẳng thắn lên tiếng chia sẻ quan điểm xoay quanh ồn ào MC Quốc Thuận nghi chê bai phim Trấn Thành.
Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này

Thông tin bất ngờ về gia cảnh của cậu bé có màn "báo nhà" 20 tỷ gây sốc Tết này

Netizen

06:59:19 03/02/2025
Ngoài thiệt hại và người sẽ chịu trách nhiệm, thông tin về gia cảnh của bé trai này cũng được cư dân mạng quan tâm.
Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Triệu Lộ Tư lộ diện với tình trạng bất ngờ giữa lúc hàng triệu người đuổi khỏi showbiz vì marketing lố bệnh tật

Sao châu á

06:52:28 03/02/2025
Studio cập nhật hình ảnh mới của Triệu Lộ Tư giữa lúc cô bị công chúng xứ tỷ dân tẩy chay vì marketing bệnh tật quá đà, phản cảm
Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Ngắm vịnh Bái Tử Long kỳ ảo khi xuân về

Du lịch

06:46:44 03/02/2025
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng Quảng Ninh một vịnh Hạ Long kiều diễm, lại hào phóng tặng thêm một vịnh Bái Tử Long trong trẻo kế bên
Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Pep Guardiola tiết lộ Busquets từ chối cơ hội thay thế Rodri

Sao thể thao

06:40:29 03/02/2025
Manchester City đã bận rộn trên thị trường chuyển nhượng tháng giêng nhưng Pep Guardiola thừa nhận ông không thể đạt thỏa thuận chiêu mộ cậu học trò cũ Sergio Busquets trong bối cảnh Rodri chấn thương.
Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Con gái nuôi Phi Nhung trở lại 'Solo cùng bolero' khiến Quang Lê phấn khích

Tv show

06:30:30 03/02/2025
Trở lại Solo cùng bolero để hỗ trợ cho thí sinh Nhất Minh, Quỳnh Trang được Quang Lê và dàn giám khảo khen ngợi vì sự trưởng thành sau thời gian hoạt động nghệ thuật.
Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Bữa sáng dinh dưỡng với bánh mì kẹp bò ngò tươi thơm ngon, nóng hổi

Ẩm thực

06:29:30 03/02/2025
Bánh mì giòn tan, phủ sốt mayonnaise béo ngậy, cùng thịt bò đậm đà và rau củ tươi ngon sẽ khiến bất kỳ thực khách khó tính nào cũng phải xiêu lòng.
Trấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giả

Trấn Thành quỳ gối xin lỗi khán giả

Hậu trường phim

06:25:04 03/02/2025
Trấn Thành khi đứng trước câu hỏi khó của nữ khán giả thì đã bị khắc chế hoàn toàn. Anh thậm chí còn bất ngờ quỳ xuống xin lỗi khán giả và nói mình sẽ về kiểm tra lại đoạn đó.
Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim châu á

22:00:38 02/02/2025
Ngày 2/2, QQ đưa tin chủ đề bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải phá 14 kỷ lục phòng vé trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc thu hút tới hơn 32 triệu lượt đọc.
Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Pháp luật

21:06:37 02/02/2025
Mâu thuẫn khi tham gia giao thông, đối tượng Phạm Ngọc Tuân đã gọi thêm người đến hành hung tài xế ô tô đang xếp hàng chờ qua phà Cồn Nhất, phía bờ Nam Định.