Tương lai đàn ông Việt phải ‘xuất cảnh’ tìm vợ
Tình trạng chênh lệch giới tính có thể khiến nam giới khó tìm bạn đời, dẫn đến kết hôn muộn.
Thậm chí, những người đàn ông nghèo, yếu thế có thể phải sống độc thân suốt đời vì không tìm được vợ.
Lời tòa soạn
Theo Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, hiện nay, tại Việt Nam, tình trạng mất cân bằng giới tính sau sinh đang ở mức đáng báo động. Tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái.
Các nhà khoa học đã dự báo nếu tình trạng này không được giải quyết thì nước ta sẽ “dư thừa” từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới vào năm 2050. Điều này sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc vào cơ cấu dân số nước ta và dẫn đến những hệ lụy lâu dài. Trong tương lai, Việt Nam có nguy cơ phải “nhập khẩu cô dâu”.
VietNamNet xin đăng tuyến bài Khát vọng sinh con trai để phản ánh thực tế tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi hiện nay.
Hơn 40 năm làm việc trong chuyên ngành sản phụ khoa, Giáo sư Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, từng tiếp xúc rất nhiều người có nhu cầu sinh con trai. “Mong muốn đủ trai, đủ gái cũng là tâm lý bình thường nhưng lại nảy sinh nhiều hệ lụy”, ông khẳng định. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ số sinh (số lượng bé trai/100 bé gái) ở Việt Nam:
Hệ lụy
Ông Tiến từng chứng kiến nhiều cặp vợ chồng có 2 con gái và khát khao có con trai. Do đó, khi có thai, họ phải xác định đó là con trai hay con gái. Nếu biết đó là con gái, dù thai to, họ vẫn phá bỏ. Điều đó dẫn tới hệ quả về sức khỏe cho người phụ nữ rất lớn thậm chí họ phải trả giá bằng cả tính mạng. May mắn, hiện nay, tình trạng này đã giảm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Chia sẻ với VietNamNet, Giáo sư Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em, cho biết mất cân bằng giới tính khi sinh để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội, kinh tế và sức khỏe.
Thứ nhất, nguy cơ nam giới khó kết hôn, bình thường hôn nhân ở nước ta thực hiện theo chế độ “một vợ, một chồng” nhưng nam nhiều hơn nữ việc kết hôn không thuận lợi và có thể xảy ra tình trạng bất ổn dưới nhiều hình thức. Nam giới khó tìm được bạn đời nên kết hôn muộn, trong khi đó, nữ giới có thể kết hôn sớm hơn. Thậm chí, nhiều nam giới, nhất là người nghèo, yếu thế không tìm được bạn đời phải sống độc thân khiến cấu trúc gia đình vợ – chồng, cha mẹ – con cái bị phá vỡ.
Giáo sư Nguyễn Đình Cử chia sẻ về mất cân bằng giới tính khi sinh trong một cuộc tọa đàm về dân số.
Nam giới có thể phải ra nước ngoài để kết hôn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy do khan hiếm phụ nữ ở trong nước, nhiều đàn ông Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã phải “xuất cảnh” tìm vợ. Hôn nhân với người nước ngoài, không dựa trên cơ sở tình yêu, khiến bi kịch đã xảy ra đối với nhiều gia đình và để lại hệ lụy đối với xã hội.
Thứ hai, nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, việc thừa nam, thiếu nữ khiến nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn. Vì vậy, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên, mại dâm khó kiểm soát, du lịch tình dục phát triển, nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS.
Thứ ba, chênh lệch giới tính cũng làm gia tăng nạn lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, mại dâm đã xảy ra và có thể sẽ tăng lên. Phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, bất chấp sức khỏe và tính mạng, bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai. Ngoài ra, điều đó còn tác động vào vấn đề việc làm rất lớn.
Bảng tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam so với một số quốc gia ước tính gần đây nhất, theo Quỹ Dân số Liên hợp Quốc – UNFPA:
Quốc gia Tỷ số giới tính Giai đoạn Nguồn Albania108,02018Đăng ký khai sinhArmenia111,12018Đăng ký khai sinhAzerbaijan114,62018Đăng ký khai sinhChina111,92017Cục Thống kê Quốc giaGeorgia107,92018Đăng ký khai sinhIndia111,62015-2017Hệ thống đăng ký chọn mẫuKosovo109,02018Đăng ký khai sinhNepal110,62012-2016Điều tra chọn mẫu về sức khỏe và nhân khẩu học (DHS) 2016Viet Nam111,52018-2019Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2019
Giải pháp
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng, Tổng Cục dân số, Bộ Y tế, trong những năm qua, ngành dân số trong cả nước đã tham mưu với các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, thực hiện nhiều chương trình, đề án can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta vẫn cao.
Đến nay, câu hỏi lớn thường trực của ngành dân số vẫn là làm thế nào để khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng và đưa về mức tự nhiên.
Giáo sư Nguyễn Viết Tiến cho rằng để mức cân bằng giới tính khi sinh thấp hơn hiện nay quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền để giảm tư tưởng phải có con trai. Các cặp vợ chồng hiện nay không còn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định chỉ có 1 đến 2 con nên chúng ta có thể tăng mức sinh. “Con trai, con gái không quan trọng bằng các biện pháp giáo dục con cái trở thành người có ích cho xã hội, có hiếu”, ông Tiến chia sẻ.
Ads (0:00)
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: P.T.
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cử, để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chúng ta cần triển khai một hệ thống giải pháp, vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Đầu tiên, cần tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phê phán mạnh mẽ những hủ tục biểu hiện trọng nam hơn nữ, nêu gương những phụ nữ, gia đình chỉ có con gái thành đạt, hạnh phúc.
Mặc dù Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nghiêm cấm nhưng tỷ lệ phụ nữ mang thai biết giới tính thai nhi vẫn cao, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn không giảm, chứng tỏ còn sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Vì vậy, ông Cử cho rằng cần đẩy mạnh truyền thông không chỉ cho người dân mà cả cán bộ y tế. Chúng ta cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật liên quan đến giới tính thai nhi, xử phạt nghiêm khắc những người vi phạm.
Ngoài ra, đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa; sớm đưa nước ta vượt qua ngưỡng “thu nhập trung bình”, xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội vững chắc sẽ là giải pháp cơ bản lâu dài nhằm xóa bỏ triệt để sự bất bình đẳng giới nói chung và mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng.
Một giải pháp khác cần thực hiện đó là đăng ký dân số không đầy đủ, thống kê không chính xác cũng ảnh hưởng đến việc tính toán chênh lệch giới tính. Chẳng hạn, do tâm lý “ưa thích con trai” nên nếu sinh được con trai, cha mẹ có thể “sốt sắng” đi khai sinh ngay, nhưng nếu sinh con gái, cha mẹ lại trì hoãn làm việc này. Mặt khác, để đảm bảo độ tin cậy, việc tính toán, xác định, công bố “tỷ số giới tính khi sinh” chỉ nên được tiến hành với số ca sinh đủ lớn, ít ra là số ca sinh của một tỉnh, một năm.
Nghỉ lễ, ép 'bạn nhậu' uống rượu bia có thể bị phạt tới 3 triệu đồng
Vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nhiều người sẽ tham gia các cuộc vui có rượu, bia. Trên bàn nhậu, hành vi mời, ép uống rượu, bia diễn ra phổ biến khiến một số người lo lắng.
Anh Nguyễn Công Phương (38 tuổi, ở huyện Hoài Đức, Hà Nội) hỏi: Rượu, bia thường xuất hiện trong các cuộc vui, nhất là vào dịp nghỉ lễ tết. Nhiều người có thói quen ép người khác uống rượu, bia mà không lường trước được những hệ lụy. Vậy hành vi ép uống rượu, bia có bị xử lý không?
Trả lời câu hỏi nêu trên, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết: Hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia là hành vi bị nghiêm cấm căn cứ theo khoản 1, Điều 5 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, phạt 1-3 triệu đồng đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia. Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần.
Như vậy, hành vi cố ép người khác uống rượu, bia là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, trong trường hợp làm người đó mất nhận thức và gây ra thiệt hại thì người ép buộc người khác uống rượu, bia phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại đó.
Tuy nhiên, việc chứng minh hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia chưa có quy định cụ thể. Do đó, căn cứ để xác định có hay không hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia là cần người làm chứng hoặc trích xuất camera, những hình ảnh, video trong bàn nhậu thì mới có khả năng xử lý trách nhiệm.
Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng, người bị ép uống rượu, bia lần sau không dám ngồi cùng mâm, hoặc từ chối nhậu với người ép. Nếu không may, người bị ép uống rượu, bia đi đường gây tai nạn và xảy ra hậu quả nghiêm trọng, thì người ép phải ân hận và ám ảnh cả đời.
Căn cứ tại Điều 103, Điều 106, Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành vi cố ép người khác uống rượu bia, Chủ tịch UBND cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người có hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia.
TP Hồ Chí Minh: Trẻ thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh lý học đường Trẻ thừa cân béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể trạng cũng như sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị thừa cân béo phì tại TP Hồ Chí Minh đang có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh tật học đường. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ...