Tương lai của VIFW sẽ đi về đâu khi cứ mỗi mùa trôi qua lại có thêm lùm xùm được ghi dấu?
Từng được kỳ vọng là ngôi sao sáng hay kim chỉ nam cho làng mốt Việt, giờ đây số phận của VIFW đang chìm vào đêm tối của những hoài nghi và chỉ trích.
“ Nơi nào có Tuần lễ thời trang thì nơi đó có văn minh và hội nhập“, đó chính là tuyên ngôn mang tính tiền đề của bà Trang Lê – đầu lĩnh của VIFW cũng như hàng loạt chương trình truyền hình thực tế hàng đầu hiện nay như Vietnam’s Next Top Model, The Face. Được ra mắt từ năm 2014, đây là sự kiện được tung hô với hàng loạt mỹ từ như “chuyên nghiệp”, “đẳng cấp quốc tế”, “hàng đầu”… thế nhưng thời gian lại minh chứng rằng cách thức tổ chức của ekip của đơn thuần biến VIFW thành một cốc nước chanh: ban đầu là vị ngọt mát, một hồi sau thì dai dẳng vị chua trong cuống họng và nếu để lâu thì còn có cả chút vị đắng.
Nhận xét một cách khách quan, không thể phủ nhận những thành tích mà VIFW đã đạt được như thúc đẩy tính thương mại hay tạo cơ hội cho các nhà thiết kế, thương hiệu Việt đến gần hơn với công chúng. Thế nhưng mâu thuẫn làm sao khi những mục đích tốt đẹp đó lại được xây dựng từ trên vô vàn ủy khuất mập mờ, chỉ đến khi người trong cuộc không còn muốn giữ im lặng thì danh tiếng của cả sự kiện cũng đã bị tổn hại vô cùng nặng nề.
Nợ catxe người mẫu và nhiếp ảnh gia đến hơn nửa năm
Một Tuần lễ thời trang được gầy dựng từ cả ngàn đôi tay với đầy đủ vai trò như quản lý điều phối, hậu cần, các nhà mốt, người mẫu, trang điểm hay nhiếp ảnh gia… Họ chính là những trụ cột then chốt để kiến tạo nên thành công hay uy danh của VIFW, ấy thế mà phương thức ekip chương trình đối đãi với họ lại không hề công bằng chút nào.
2 triệu trước thuế/show diễn là mức giá chung của cánh người mẫu. Để có được khoản tiền này thì họ phải trải qua vô vàn giai đoạn như tham gia casting, luyện tập, fitting, tổng duyệt, trang điểm và ăn ngủ vạ vật chờ đến suất diễn. Trung bình mỗi người mẫu có được thu nhập khoảng 6 triệu mỗi mùa VIFW, chỉ một thiểu số cá biệt mới “đắt show” và làm việc với cường độ liên tục đến mức ngất xỉu.
Không đơn thuần là những bài tố trên mạng xã hội, tin nhắn được hé lộ từ chính Group người mẫu của VIFW đã khẳng định chuyện “giam” catxe đến hơn nửa năm là có thật.
Khi ánh đèn sân khấu tắt dần, pháo kim tuyến inh ỏi vung vãi với những lời tán tụng đãi bôi kết thúc thì những con người này lại miệt mài trở về với thường ngày và bắt đầu thêm một công việc bất đắc dĩ: đòi catxe. Hơn nửa năm ròng là một khoảng thời gian quá lâu để ekip VIFW xử lý thanh toán, chưa kể mỗi khi các chủ nợ bất đắc dĩ thắc mắc về sự trì trệ thì câu trả lời họ nhận được chỉ mang tính quấy quá qua loa cho xong, vô thưởng vô phạt.
Đã từng xảy ra sự vụ người mẫu ngất xỉu ngay trong hậu trường VIFW vì lịch làm việc quá căng thẳng.
Đồng cảnh ngộ với các người mẫu là giới nhiếp ảnh gia, những nhân tố lao động không ngừng nghỉ từ sáng sớm đến tối mịt với thù lao 1 triệu đồng/ngày trong khi hạn định thanh toán thì mịt mùng vô hạn.
Cũng bởi loạt lùm xùm này, công chúng đang hình dung một tương lai không mấy tươi sáng đối với VIFW khi những đôi tay gầy dựng nên các giá trị cơ bản nhất của sự kiện lại không được trân trọng đúng mực.
Trò lố tiếp nối trò lố từ thảm đỏ đến sàn diễn
Kẻ xấu người đẹp, đó là lẽ đương nhiên ở đời.
Có điều những mùa gần đây, sức hút giảm dần của VIFW lại tỷ lệ nghịch với mối nguy hại bùng phát từ chính những vị khách mang danh “ngôi sao”. Núp dưới danh nghĩa thời trang, thảm đỏ của VIFW bỗng dưng biến thành nơi phát sinh nhưng hình ảnh mang tính giật gân hơn là tôn vinh vẻ đẹp của trang phục.
Những chiêu trò không hề đề cao tính thời trang thế này khiến công chúng tự hỏi rằng đây là Tuần lễ thời trang hay một Hội chợ?!
Hạng mục street style của VIFW cũng trở thành đề tài châm biếm của cư dân mạng khi chỉ toàn thấy tiêu điểm là loạt phong cách khó định nghĩa, gợi liên tưởng đến những bộ phim giả tưởng hay hình tượng Halloween. Nhiều người tin rằng đây là một chiêu trò của VIFW để lan tỏa tầm phủ sóng trên mạng xã hội nói riêng và truyền thông nói chung.
Và đây, street style hay ngày hội Halloween trên đường phố?
Tuy nhiên, những sai lầm khó chấp nhận nhất của VIFW lại xuất phát từ chính đường catwalk – nơi đáng lẽ ra là thánh địa tối thượng của thời trang. Sự hiện diện liên tục của những nhân vật không hề đại diện cho thời trang như Quỳnh Búp Bê hay màn “thiên nga giãy chết” của các người mẫu không những chẳng thỏa mãn giới mộ điệu mà còn nảy sinh phản ứng ngược, khiến nhiều người càng thêm chán ghét chương trình.
Những vedette như Quỳnh Búp Bê tuy câu kéo được sự chú ý nhất thời cho VIFW nhưng cũng đồng thời đẩy chính nhân vật và toàn bộ sự kiện thành tâm điểm bàn tán của công chúng.
Những thị phi xung quanh “ Blacklist Model “
Video đang HOT
Năm 2016, làng mốt Việt lại bùng nổ một thị phi chấn động khi những người mẫu có tiếng như Lê Thúy, Kha Mỹ Vân, Kim Nhung, Thùy Dương Tyhd, Cao Thiên Trang, Hằng Nguyễn, Lê Thanh Thảo… khẳng định rằng họ bị lọt vào danh sách đen của công ty chủ quản VIFW.
Thật kỳ lạ khi chính những người mẫu được đào tạo từ VNTM lại bị “cấm cửa” tại VIFW.
Đều là những gương mặt quen thuộc với bảng thành tích dày đặc, vậy nguyên cớ nào khiến các chân dài này bị “cấm cửa” tại một chương trình đề cao tính chuyên nghiệp và hội nhập như VIFW?
Theo chính Lê Thúy tiết lộ thì cô bị ekip VIFW cạch mặt chỉ vì dám đứng lên đòi quyền lợi cho giới người mẫu, cụ thể là tình trạng ép giá hay “giam” catxe. Kha Mỹ Vân còn lên tiếng tố rằng cô bị công ty chủ quản VIFW vắt kiệt sức lao động, đẩy vào tình trạng “có tiếng mà không có miếng”.
Dàn mẫu “Blacklist Model” đã đáp trả lại VIFW bằng một buổi tiệc ra trò.
Hiện nay thì danh sách “Blacklist Model” cũng đã giảm thiểu đáng kể chỉ còn sót lại đúng hai cái tên Lê Thúy và Kha Mỹ Vân. Công bằng mà nói thì hai người mẫu này cũng không thể hiện quá nhiều hứng thú với sự kiện này trừ khi được chính các NTK tin tưởng liên hệ để trình diễn. Và cứ mỗi khi VIFW có “phốt” là y như rằng Lê Thúy sẽ lên tiếng đầu tiên…
Dòng chia sẻ mới đây của Lê Thúy về chuyện người mẫu bị VIFW chậm catxe nhận được hưởng ứng từ các NTK như Lâm Gia Khang, Đỗ Mạnh Cường…
Tranh cãi nổ ra khi khách trên hàng ghế đầu bỏ về giữa chừng
Không phải ai cũng quá háo hức thưởng ngoạn thời trang. Nhiều ngôi sao đến với VIFW đơn thuần chỉ để tìm kiếm cơ hội thu hút sự chú ý từ công chúng hơn là tận hưởng những sáng tạo mới mẻ thú vị. Thế nên mới nảy nòi nên vấn nạn nhiều khách mời nổi tiếng bỏ về giữa chừng khi các show diễn vẫn còn đang tiếp nối.
“ Một số nghệ sĩ đã kéo bè, kéo lũ lố nhố đứng lên làm nhốn nháo cả một bìa catwalk, trong khi đó đèn sân khấu đã lên, âm thanh đã mở, người mẫu bắt đầu trình diễn. Chuyện tế nhị tối thiểu nhưng khách ngồi hàng đầu lại không hiểu nhỉ? Thậm chí ban tổ chức còn năn nỉ: Anh chị ơi, đèn sân khấu sáng rồi, anh chị cố ngồi xuống. Là như thế nào? Lịch sự cũng cần phải xin, mà xin chưa chắc cho như thế“, MC Tùng Leo đã từng bức xúc lên tiếng về thực trạng này.
Một show diễn trông khá đìu hiu thuộc VIFW vừa tổ chức tại Hà Nội.
Một số ngôi sao bị chỉ đích danh vì bỏ về giữa chừng như Angela Phương Trinh hay Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Angela Phương Trinh khuấy động không khí VIFW bằng một chiếc mũ vĩ đại tựa như tổ chim, và đến khi show diễn còn chưa kết thúc hẳn thì ai nấy đều nhìn rõ mồn một chuyển động của chiếc mũ này trong đám đông “tháo chạy”.
Thiếu chu đáo trong khâu sắp xếp và quản lý
Khách quan mà nói thì không phải khách mời nào cũng chỉ chăm chăm bỏ về giữa chừng, nhiều người bị đẩy vào tình trạng này bởi một số yếu tố ngoại cảnh từ chính BTC.
“ Mình tới show 3,5 tiếng, thật sự rất khát, bên ngoài không có nước, bên trong cũng không có nước. Sau màn phát biểu rất dài và hai show tương đối dài, ai muốn chạy ra ngoài đi vệ sinh hay uống ly nước cũng không được vì không có giờ giải lao“, ca sỹ Min phản biện. Cô cũng cho rằng ban tổ chức nên sắp xếp đông người tại cổng để hỗ trợ việc soát vé: “ Tránh trường hợp khách mời tới sớm mà loay hoay ở ngoài không biết làm gì“.
Không phải khách mời nào cũng đủ kiên nhẫn để thưởng thức show diễn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ trong tình trạng không có nước uống.
Ở một vài mùa trước khi VIFW còn giữ nhiệt được thì lại xảy ra mâu thuẫn là số lượng vé phát ra vượt quá lượng ghế ngồi thực tại. Thậm chí ekip VIFW còn kinh doanh vé mời như một phương thức tạo thêm nguồn thu cho sự kiện. Chính điều này dẫn đến việc không đủ chỗ ngồi, người được mời đường đường chính chính thì bon chen mệt mỏi trong khung cảnh xô bồ mất kiểm soát.
Thú vị thay là thì hiện tại của VIFW cũng không còn đông đúc chật chội, ngược lại còn… vắng tanh đến mức người của BTC thường mời các vị khách xa lạ hàng trên xuống ngay ghế đầu để ngồi cho đỡ tạo cảm giác hiu quạnh.
Tạm kết
Sau bao sóng gió tự thân gây nên, tương lai của VIFW hiện có thể coi là khá mờ mịt. Điều mà ekip của chương trình này đánh mất không chỉ là mối thâm tình với giới người mẫu, nhiếp ảnh, nhà mốt… mà quan trọng hơn cả là uy tín cũng như lòng tin của giới mộ điệu. Chỉ cần đủ đầy chút kinh nghiệm trong cuộc sống, ai cũng hiểu rằng phục dựng niềm tin là một quá trình vô cùng gian truân và dai dẳng chẳng mấy khi làm được trừ phi viện đến một nỗ lực thần kỳ.
Dấu chấm hết dành cho VIFW vẫn chưa được đặt, thế nhưng nếu muốn trỗi dậy một lần nữa thì cần lắm những thay đổi tích cực và kịp thời từ chính tư duy của người đầu lĩnh. Nếu họ đủ tâm và đủ tầm, cục diện vẫn sẽ chuyển biến khôn lường và biết đâu, VIFW lại một lần nữa xứng danh với những mỹ từ do chính họ đặt ra?
Theo Trí thức trẻ
Ngắm những gam màu 'sành điệu' ở ChinaTown mới hiểu: Làm nên phong cách chính là thần thái
Valerie Luu ngồi trong quán cà phê nhỏ của mình, đôi mắt dõi theo những đôi giày, một trong những niềm đam mê bất tận của cô. Luu mới chuyển tới Chinatown, "ốc đảo nổi tiếng của người châu Á" ở San Francisco này chỉ vài tháng. Nhưng những buổi sáng ngắm nhìn người qua đường đã cho cô một cảm nhận rõ nét: Những cụ già ở khu phố này thật "Sành điệu".
Không giống như những gì người ta thường tưởng tượng khi nghe nhắc tới cụm từ "người cao tuổi", ở Chinatown dường như không có những tính từ "chậm chạp", "cô đơn", " không có việc làm", cư dân và đặc biệt là những cư dân lớn tuổi của khu phố này rất năng động. Họ còn mang dáng vẻ rất vui tươi. Chú ý quan sát một chút, bạn sẽ thấy mình như ở trong một sàn diễn thời trang khổng lồ. Nhất là với những ai là tín đồ của thời trang Vintage, Luu chắc chắn sẽ khuyên bạn ghé qua đây một lần, nếu có cơ hội tới Mỹ.
Hơn ai hết, những cụ già "có gu" của khu phố này sẽ cho bạn những gợi ý, những minh họa tuyệt vời cho cách phục sức theo tinh thần của thời trang thập niên 70, 80, 90 - những năm tháng rực rỡ nhất của thời trang mới.
Luu là một phụ nữ hiện đại với phong cách ăn mặc hiện đại lấy tông đen làm chủ đạo, "tôi dường như luôn mặc đồng phục, một bộ đồ đen từ trên xuống dưới, thậm chí, những chiếc tất của tôi cũng đen". Cô đã rất quen thuộc với kiểu cách ăn mặc thịnh hành này. Tuy nhiên, các lão niên ở khu phố Chinatown này đã khiến cô gái mê mẩn. Trước mắt cô là một cảnh tượng hoàn toàn khác.
Màu sắc tràn ngập khắp mọi nơi, những họa tiết in hoa, những màu sắc nóng ấm. Trang sức bằng ngọc và vàng xuất hiện ở khắp các phố phường. Các trang phục ở đây có tính ứng dụng cao, những quần áo, túi xách làm bằng tay, không thể thiếu những chiếc mũ để chống lại cái lạnh và tiếng ồn. Nhưng không vì thế mà nó mất đi tính thời trang, thậm chí, bạn sẽ còn phát hiện ra không ít những xu hướng thời thượng nhất ở khu phố này.
Dự án "Pretty ChinaTown"
Đó là lý do tại sao, Luu quyết định cùng cô bạn thân của mình, đồng thời cũng là một nhiếp ảnh gia thực hiện một chuyến phiêu lưu vào mỗi cuối tuần. Họ rong ruổi khắp nơi trong Chinatown để xin chụp ảnh những cụ già "phong cách", những lão niên mà trang phục của họ thể hiện một cách thật tự nhiên "chất" bên trong con người họ.
Chuyến phiêu lưu không hề dễ dàng, Luu và Lo, bạn đồng hành của cô đã phải nhận rất nhiều lời từ chối từ những "nhân vật" đặc biệt này trước khi có những tấm hình đầu tiên. Tuy nhiên, niềm đam mê thời trang đã giúp hai cô gái không nản chí. Cuối cùng, họ cũng có được những tấm hình của mình.
Những "người mẫu cao niên" này thực sự không làm Luu và Lo thất vọng. Khi đồng ý, các ông bà đều rất tự nhiên trước ống kính máy ảnh của Lo. Họ không hề biết thế nào là thời trang, nhưng các cụ đều rất tuyệt khi mỉm cười, và thậm chí là cười thật tươi.
Không ít lần Luu và Lo bật cười thích thú khi phát hiện ra một "hot trend" (xu hướng đang thịnh hành) trên mạng trong trang phục của những người châu Á cao tuổi ở khu phố này. Những chiếc áo len màu sắc, những bộ đồ in họa tiết nổi bật, hay bộ đồ tông xuyệt tông màu nâu đất, những chiếc kính chuồn chuồn.
Không hề phải cố gắng, các lão niên vẫn đẹp rạng ngời trong những trang phục của họ. Chỉn chu và rực rỡ là hai tính từ có thể miêu tả trọn vẹn phong cách và thần thái của những người mẫu đặc biệt này.
Ấn tượng nhất với Luu và Lo chính là lần gặp gỡ Man Ta, một cụ bà với đôi giày màu xanh ngọc có đính ngọc lấp lánh.
Đôi giày thực sự khiến Luu ấn tượng. Bà mặc nó với một bộ đồ in hoa và một chiếc áo khoác rộng rãi. Man Ta thực sự là "Cô bé Lọ Lem" của hai người phụ nữ trẻ. "Chúng tôi nhìn xuống chân bà và vô cùng ngạc nhiên, chúng tôi đã nói với bà rằng: 'Ôi Chúa ơi, bà chính là người truyền cảm hứng cho dự án này của chúng con'".
Sau những buổi chụp hình đầu tiên, Luu và Lo đã viết một bài báo để giới thiệu về góc nhìn của mình trên một trang báo địa phương. Dự án "Pretty Chinatown" của cả hai nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt. Điều đó khiến cả hai rất hứng khởi, và hiện giờ hai người bạn đồng hành đã cùng nhau xây dựng một trang blog, lấy tên của chính dự án, để lưu lại những hình ảnh và những câu chuyện quý mà họ thu nhặt được trong những ngày tháng rong ruổi ở Chinatown.
Không chỉ có thời trang
Là những người gốc Á nhưng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt với gốc gác của mình, cuộc "phiêu lưu" này rất có ý nghĩa với Luu và Lo. Những cuộc gặp gỡ, trò chuyện đã giúp họ có thể kết nối với không chỉ lịch sử của khu phố Tàu Chinatown này. Sâu hơn, nó giúp hai cô gái chạm được đến phần nào đó văn hóa Á Đông, nguồn cội thực sự của chính họ.
Những cuộc hành trình cuối tuần còn khiến Luu và Lo học được những bài học nhỏ nhưng cũng rất đáng suy ngẫm. Rất đông trong số những người phụ nữ họ gặp gỡ đều đã từng là công nhân trong các nhà máy may khi họ chuyển tới San Francisco. Đồng thời họ cũng là những bậc thầy trong việc sửa chữa và may vá trang phục cho chính mình. Ở thời đại mà một chiếc váy H&M khó có thể trụ vững sau những lần giặt đầu tiên, Luu và Lo thực sự ấn tượng với cách mà những lão niên ở Chinatown giữ gìn trang phục của họ qua hàng thập kỷ.
Nhưng ấn tượng nhất với hai cô gái có lẽ vẫn là "sắc màu" và "thần thái" của những người cao tuổi.
Đặc biệt là Luu, cô đã thú nhận rằng sau khi thực hiện dự án này, cô đã cảm nhận thật rõ ràng màu sắc trang phục của mình có thể ảnh hưởng thế nào đến tâm trạng những người xung quanh. Quần áo không chỉ đem lại sự thoải mái cho riêng bạn, mà nó có thể khiến những người khác cảm thấy thích thú và vui vẻ. Bởi vậy, trong tủ đồ của Luu, bên cạnh những "bộ đồng phục đen", đã bắt đầu xuất hiện một vài chiếc áo với họa tiết đặc trưng của các lão niên.
Mời bạn cùng tham khảo thêm những cách phối đồ của các lão niên tại Chinatown, để cảm nhận được tinh thần thời trang nơi đây:
"Dù bạn mặc gì, quan trọng nhất vẫn là ở thần thái của bạn!". Nói cách khác "Phong cách không là gì ngoài việc để những bộ đồ nói lên những điều đẹp nhất bên trong bạn. Đó chính là món tuyệt vời bạn có thể tặng cho những người nhìn thấy mình mỗi ngày".
Theo Ngồn tổng hợp
Váy maxi dáng dài đẹp lãng mạn ngọt ngào xuống phố Váy maxi dáng dài đẹp lãng mạn ngọt ngào xuống phố có thể được đánh giá là một trong những kiều thời trang lý tưởng nhất. Ưu điểm tuyệt vời của những bộ cánh này là ở chất liệu vải không dày đặn, thiết kế không quá cầu kì, họa tiết không quá rối mắt mà lại vô cùng đơn giản nhưng lại...