Tương lai của Kpop
SM đang đẩy mạnh việc kết hợp âm nhạc, văn hóa với công nghệ. Ông chủ của công ty cho rằng trong tương lai, Kpop là thế giới của những ngôi sao và người máy.
Hàn Quốc đã dẫn dắt Kpop thực hiện một cuộc “xâm lược” văn hóa thành công trên thị trường quốc tế. Những thần tượng, người nổi tiếng nước này mở đường cho văn hóa Hàn Quốc phát triển và có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Đang đứng ở đỉnh cao nhưng ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc không ngừng phát triển. Các công ty giải trí nước này đang bắt tay với viện khoa học công nghệ tiên tiến trong nước để tạo nên những đột phá, bước tiến mới. Giới chuyên môn đang tập trung phát triển thị trường giải trí một cách bền vững, đa dạng bên cạnh những hoạt động truyền thống như bán album, vé concert,…
Công nghệ văn hóa do “ông lớn” SM khởi xướng
Công nghệ văn hóa (Cultural technology hay gọi tắt là CT) là một hệ thống được các công ty giải trí Hàn Quốc sử dụng để quảng bá văn hóa Kpop trên toàn thế giới. Hệ thống được phát triển bởi Lee Soo Man – người sáng lập SM Entertainment – công ty của nhiều nhóm nhạc nổi tiếng như SNSD, TVXQ, Super Junior, SHINee, Red Velvet.
Theo The Korea Times , công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc SM Entertainment và Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) đã ký biên bản hợp tác về nghiên cứu metaverse. Thuật ngữ này xuất hiện trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng năm 1992 là Snow Crash của Neal Stephenson. Metaverse là không gian nơi con người và avatar có thể tương tác với nhau.
SM Entertainment và KAIST có kế hoạch hợp tác sản xuất nội dung, trí tuệ nhân tạo (AI), người máy. Đây là một phần nằm trong thỏa thuận để 2 bên theo đuổi dự án chung về sản xuất hình đại diện kỹ thuật số.
SM là công ty của SNSD, TVXQ cùng nhiều nhóm nhạc nổi tiếng.
Lee Kwang Hyung, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc đã nói về những kỳ vọng của ông cũng như công ty giải trí SM về công nghệ văn hóa.
“Tôi hy vọng trí tưởng tượng văn hóa của SM Entertainment thu hút mọi người. Khán giả trên khắp thế giới sẽ được trải nghiệm công nghệ tuyệt vời của KAIST. Sự kết hợp giữa KAIST và SM trở thành một sản phẩm sáng tạo tuyệt vời thúc đẩy thị trường giải trí trong tương lai, bao gồm sự phát triển của công nghệ kỹ thuật”, Lee Kwang Hyung tuyên bố.
Lee Soo Man nhấn mạnh trong thế giới tương lai của ngành giải trí, SM và KAIST cùng tồn tại.
“Từ khi thành lập SM, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ảnh hưởng văn hóa đối với nền kinh tế. Tôi truyền bá phương châm văn hóa trước, kinh tế sau ra thế giới. Tôi cam kết đưa làn sóng Hàn Quốc (Hallyu) trở thành một phong trào toàn cầu và bền vững. Không chỉ đơn thuần là xuất khẩu làn sóng Hàn Quốc thông qua việc phân phối album, phim truyền hình”, Lee Soo Man cho biết
Công nghệ văn hóa (CT) là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tương lai mà Lee Soo Man cam kết về Halluy. Theo ông chủ của SM, đây cũng là động lực chính đưa Kpop trở thành văn hóa toàn cầu và phát triển mạnh mẽ.
“Tôi nghĩ CT không nên kết thúc trong một thế hệ. Nó nên được duy trì bằng văn bản, sau đó xuất bản và truyền cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và bí quyết, tôi đã tạo ra một khái niệm độc lập gọi là CT – một công nghệ tạo nội dung và sản xuất có hệ thống”, Lee Soo Man chia sẻ.
Ông chủ của SNSD cho biết để CT tiếp tục phát triển, việc kết hợp văn hóa với công nghệ là điều quan trọng. Từ đó, ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc có nhiều trải nghiệm về nội dung.
Video đang HOT
Lee Soo Man cũng nói về thế giới giải trí của tương lai: “Tôi nghĩ đó là một thế giới của những người nổi tiếng và người máy. Nguồn gốc của robot đến từ ảnh đại diện. Chúng tôi nghĩ hình đại diện rất quan trọng”.
Một trong những hành động đầu tiên của SM để thực hiện những điều đã tuyên bố đó là việc ra mắt SM Culture Universe hay SMCU năm 2020. SMCU không chỉ là một thế giới quan được hiểu như biểu tượng hoặc phép ẩn dụ, mà là một “tầm nhìn và dự án mới”.
aespa phản ánh tương lai của SM
Nhóm nhạc aespa chính là “sự khởi đầu” của dự án SMCU. Ngoài ra, các nhóm nhạc khác của SM như EXO, Red Velvet, NCT có thế giới quan và câu chuyện riêng. Câu chuyện của các nhóm diễn ra độc lập nhưng đôi khi kết nối với nhau.
aespa là nhóm nhạc Kpop đầu tiên bao gồm 4 thành viên người thật Karina, Giselle, Winter, Ningning và 4 thành viên ảo là ae-Karina, ae-Giselle, ae-Winter, ae-Ningning. Các cô gái trong thế giới thực và thành viên avatar trong thế giới ảo giao tiếp, tương tác và cùng nhau phát triển thông qua thế giới kỹ thuật số. Các tham gia vào nhiều hoạt động của nhóm nhạc như hát, đọc rap, nhảy, chụp ảnh cùng thành viên người thật.
cũng xuất hiện trong video âm nhạc của nhóm. Thậm chí, SM thực hiện cuộc phỏng vấn giữa các thành viên người thật với .
“aespa là một nhóm sáng tạo vượt qua ranh giới giữa thực tế và thực tế ảo”, Lee Soo Man cho biết trong Diễn đàn Công nghiệp Văn hóa Thế giới (WCIF).
aespa là nhóm nhạc đầu tiên của Hàn Quốc có thành viên ảo và người thật.
“Nhóm nhạc phản ánh tương lai của chúng tôi, xoay quanh những người nổi tiếng và hình đại diện. Các thành viên con người của aespa và hình đại diện ảo của họ tương tác với nhau thông qua các phương tiện kỹ thuật số, cộng tác và trưởng thành cùng nhau”, Lee Soo Man nói thêm.
aespa đã và đang làm dậy sóng sân khấu âm nhạc toàn cầu. Video âm nhạc của ca khúc đầu tay, Black Mamba được aespa phát hành cuối năm 2020 vượt qua 100 triệu lượt xem chỉ sau 51 ngày phát hành. Black Mamba trở thành video âm nhạc đầu tiên của một nghệ sĩ Kpop đạt thành tích này. Gần đây, aespa có ca khúc Next Level đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc.
Korea Times đưa tin cuối tháng 7, nhóm nhạc ký hợp đồng với Creative Arts Agency – công ty của các ngôi sao nhạc pop như Lady Gaga, Beyonce và Mariah Carey. Đây là bước đi chiến lược để nhóm mở rộng các hoạt động toàn cầu.
Kpop đang bị hủy hoại
Giới chuyên gia nhận định âm nhạc Hàn Quốc đang vướng vào nhiều rắc rối đạo nhạc và mất đi màu sắc riêng.
Nghệ sĩ Kpop tự hủy hoại để chạy theo Billboard.
BTS đã chính thức đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 tuần thứ 7 liên tiếp với đĩa đơn Butter . Theo MRC Data, với 29,1 triệu lượt phát trên sóng radio, 10,8 triệu lượt phát trực tuyến tại Mỹ và 108.800 bản được bán ra trong tuần đầu tiên của tháng 7, Butter tiếp tục giữ vị trí quán quân. Hiện tại, Butter có tổng cộng một triệu bản bán ra tại Mỹ, trở thành bài hát đầu tiên làm được điều này trong năm nay.
Trong khi thành công của BTS khiến người hâm mộ tự hào, một số chuyên gia âm nhạc trong nước cho rằng nhóm nhạc 7 thành viên nói riêng và Kpop nói chung đang mất đi màu sắc riêng trước sự hấp dẫn của Billboard.
Từ sự "mất chất" của BTS
BTS đang là cái tên uy tín ở không chỉ thị trường nội địa mà cả quốc tế, đặc biệt tại Mỹ. Mỗi lần nhóm ra mắt bài hát mới đều nhanh chóng vươn lên vị trí số một của Melon (bảng xếp hạng có thị phần lớn nhất Hàn Quốc) và Billboard Hot 100.
Trước khi đứng đầu Billboard Hot 100 tuần thứ 7 liên tiếp, BTS đã phá vỡ nhiều kỷ lục của bảng xếp hạng Mỹ. Họ không chỉ phá kỷ lục cá nhân khi Butter là bài hát giữ vị trí số 1 lâu nhất, BTS còn là nghệ sĩ châu Á đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng nổi tiếng này.
Ngày 9/7, nhóm nhạc toàn cầu phát hành ca khúc tiếng Anh mới mang tên Permission to Dance . bài hát nhanh chóng nổi tiếng với lượt nghe, xem lớn.
Trên trang cá nhân, nhà phê bình âm nhạc Jung Min Jae nhận định bài hát có giai điệu tươi sáng, ca từ quen thuộc với công chúng nói tiếng Anh và Mỹ.
Tuy nhiên, Jung Min Jae đánh giá BTS đang an toàn khi áp dụng một công thức cho 3 bài hát gần nhất là Permission to Dance, Butter và Dynamite .
" Permission to Dance tương tự như các bài hát trước. Thật mệt mỏi khi nghe 3 bài hát được sáng tác theo cùng một công thức thành công trong một năm. Nhưng bài này là hay nhất trong 3 bài. Nó dễ nghe hơn và giai điệu khá quyến rũ", Jung Min Jae bày tỏ.
BTS gây tranh luận với bài hát mới.
Nhà phê bình tiếp tục: "Tôi mong đợi đây là ca khúc đặc biệt. Tôi muốn nhìn thấy sự khác biệt so với ca khúc trước, tôi muốn thấy lại sự mạnh mẽ và táo bạo họ đã thể hiện. Họ đã thành công trên bảng xếp hạng Billboard rồi".
Người hâm mộ chỉ trích quan điểm của nhà phê bình âm nhạc nhưng cũng có khán giả đồng tình với ông, rằng BTS bắt đầu an toàn và "mất chất" kể từ khi họ thành công trên bảng xếp hạng Billboard.
"Tôi hiểu những gì nhà phê bình âm nhạc đang nói. Tôi cảm thấy âm nhạc của họ đã thay đổi", "Các bài tiếng Anh rất hay nhưng tiếc là sau khi được công chúng chú ý với DNA , họ đã đánh mất màu sắc riêng", khán giả đồng tình với chuyên gia âm nhạc.
Kpop chạy theo Billboard
Ngày 13/7, tờ Dailian có bài viết với tiêu đề "Sáng tác dành cho Billboard. Thực trạng ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đang hô vang Kpop toàn cầu". Cụ thể, bài viết chỉ ra sau thành công của BTS, âm nhạc Hàn Quốc đang chạy theo phong cách Âu Mỹ để "chiều" khán giả quốc tế và leo lên bảng xếp hạng Billboard.
Theo Dailian , Kpop đã bắt đầu tập hợp người hâm mộ toàn cầu như một ngành công nghiệp độc lập. Tâm điểm là hoạt động của nhóm nhạc BTS. Sự toàn cầu hóa của thị trường Kpop hẳn là một cú sốc gây bất ngờ đối với Mỹ, trung tâm của thị trường âm nhạc thế giới.
Tiếp nối BTS, nhiều nhóm nhạc thần tượng như BlackPink, Seventeen, TWICE, TXT lọt vào bảng xếp hạng Billboard. Đồng thời Billboard bước sang một giai đoạn mới. Các công ty quản lý thần tượng cũng phát hành bài hát nhắm đến thị trường toàn cầu ngay từ đầu. Lúc này, người nghe trong nước không còn coi âm nhạc thần tượng chỉ là một nền văn hóa được thúc đẩy bởi một fandom (các cộng đồng fan).
Taeyeon bị tố sao chép Doja Cat.
Tuy nhiên, Dailian khẳng định chính việc toàn cầu hóa Kpop, đặc biệt là hướng tới Billboard đã dẫn tới một số mặt trái. Tranh cãi gần đây về vấn đề đạo nhạc hay sử dụng tài liệu tham khảo trong một số ca sĩ thần tượng đã cho thấy hạn chế trong việc sản xuất nội dung của Kpop.
Cuộc tranh luận nổ ra trên mạng về bài hát mới của Taeyeon mang tên Weekend , được phát hành vào ngày 6/7. Công chúng chỉ ra bài hát rất giống các ca khúc của Doja Cat, như thể nó là sự kết hợp giữa Kiss Me More và Say So . Không chỉ cách hát của Taeyeon mà cả phong cách âm nhạc, đặc biệt hình ảnh nghệ thuật trong MV cũng giống ca sĩ, rapper người Mỹ.
"Tất cả mọi thứ ở Weekend , từ giai điệu guitar mượt mà, đến nhịp disco và giọng hát đều giống Say So và Kiss Me More của Doja Cat. Thiết kế phông chữ của Weekend và tông màu hồng cũng vậy. Khi Taeyeon chuyển từ phần điệp khúc đầu tiên sang phần rap, hình mẫu của cô ấy càng hiện ra rõ ràng. Đối với tôi, có vẻ bài hát cố gắng đề cập đến Doja Cat theo nhiều cách khác nhau, vì vậy tôi không hài lòng", nhà phê bình âm nhạc Jung Min Jae nói.
Một chuyên gia âm nhạc bình luận thêm vấn đề này: "Rất khó để nói bài hát này đạo nhạc hay không. Tất nhiên, bạn có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bài hát nào, chẳng hạn phong cách âm nhạc, cách hát và hình ảnh nghệ thuật. Nhưng lần này, có quá nhiều điểm tương đồng".
Người này cũng chỉ ra một số tranh cãi khác giữa việc đạo nhạc và bị ảnh hưởng phong cách trong ngành công nghiệp âm nhạc nước nhà. Trước đó, với nhóm nhạc nữ StayC, nhiều nghi vấn cho rằng một số cảnh trong MV So Bad giống Midnight Sky của ca sĩ nhạc pop người Mỹ Miley Cyrus.
Nhóm nhạc aespa, cùng công ty quản lý với Taeyeon, cũng nhận nhiều lời chỉ trích vì MV đầu tay Black Mamba có cảnh quay giống với tác phẩm của nghệ sĩ người Đức Timo Helgert.
Công chúng so sánh MV của StayC với Miley Cyrus.
Tờ Dailian chỉ ra tham chiếu có thể được hiểu theo nghĩa đen là tài liệu tham khảo. Khi áp dụng cho âm nhạc, nó được sử dụng trong phạm vi "bài hát được tham khảo để sáng tác". Trên thực tế, nhiều nhà soạn nhạc xem tham chiếu như một kỹ thuật phối khí. Nếu sử dụng đúng cách, nó được công nhận là sáng tạo mới, nhưng nếu quá mức, không khỏi tranh cãi về việc đạo nhạc.
Ví dụ, Park Jin Young đã sáng tác Honey dựa trên Billy Jean của Michael Jackson như một tài liệu tham khảo và không ai coi đây là đạo nhạc. Tuy nhiên, Getcha của Lee Hyori vì quá giống với Two Things của Britney Spears nên bị buộc tội đạo nhạc.
Các chuyên gia âm nhạc cho rằng những tranh luận trên đã cho thấy thực trạng của thị trường Kpop hiện tại.
Nhà soạn nhạc nổi tiếng A nói với Dailian : "Sự khác biệt giữa đạo nhạc và sử dụng tài liệu tham khảo là liệu nó có quá mức hay không".
Anh nhấn mạnh: "Nhiều ca sĩ Kpop vẫn bị ảnh hưởng bởi Billboard. Nó chứng minh nhiều nhạc sĩ, nhà sản xuất không thể sản xuất nội dung của riêng mình và tránh các tranh chấp phát sinh khi tham chiếu âm nhạc nước ngoài".
Một nhạc sĩ khác cho biết: "Gần đây tôi nhận được yêu cầu sáng tác từ một công ty quản lý thần tượng. Họ yêu cầu tôi chọn một bài hát trên Billboard và sáng tác giống ca khúc đó. Tất nhiên, tôi từ chối, nhưng thật buồn khi nhận được những yêu cầu như vậy".
Anh chỉ ra: "Trong tình hình Kpop đang hướng đến toàn cầu hóa và nhận thức về âm nhạc Hàn Quốc đang thay đổi ở nước ngoài, bản thân yêu cầu này là hành động hủy hoại Kpop".
PSY và Park Jin Young: Kpop là gì? Đã đến lúc định nghĩa về Kpop phải được thay đổi! Khi sự phát triển của âm nhạc Hàn Quốc không còn gói gọn ở thị trường trong nước và bắt đầu nhận được sự chú ý cũng như đón nhận từ khán giả quốc tế, phải chăng định nghĩa về Kpop cũng nên được thay đổi cho phù hợp hơn? Park Jin Young và PSY được biết đến với vai trò những ca...