Tương lai của game 3D
Quả thực, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu tận hưởng các sản phẩm trò chơi điện tử của game thủ ngày càng trở nên khắt khe hơn. Không chỉ dừng lại ở việc tận hưởng một cốt truyện hấp dẫn, gameplay thú vị, các chế độ chơi đa dạng, người chơi còn muốn được thỏa mãn tất cả các giác quan, mà điển hình là thị giác.
Sự thành công của những bộ phim 3D xuất hiện trong thời gian gần đây đã khiến các game thủ cũng mong muốn được thấy những khung cảnh 3 chiều lung linh như thật xuất hiện trong trò chơi của mình. “Chúng tôi có thể thấy hầu hết mọi người đều muốn các trò chơi được xây dựng trên kỹ xảo 3D” – Jon Landau, nhà sản xuất của siêu phẩm Avatar cho biết.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy một thực tế khá rõ ràng rằng: tương lai của thế hệ game 3D còn khá mờ mịt, và thời điểm mà mọi game thủ đều có thể thưởng thức những tựa game 3D này còn khá xa.
Thứ nhất, hầu hết mọi người chỉ biết đến công nghệ 3D qua phim ảnh. Tại đây, tất cả máy móc cũng như công nghệ đều đã được chuẩn bị hết sức kỹ càng để phục vụ người xem. Giờ đây nếu muốn thưởng thức công nghệ game 3D tại nhà, người chơi sẽ phải tự trang bị cho mình kiến thức về những thiết bị này. Thêm vào đó, sự xuất hiện của hàng trăm loại kính 3D khác nhau trên thị trường cũng khiến cho các game thủ rơi vào trạng thái hoang mang và không biết nên lựa chọn như thế nào.
Thứ hai, để có thể thưởng thức những trò chơi 3D, các game thủ sẽ phải bỏ ra số tiền đầu tư không nhỏ. Nếu là PC, một cấu hình cơ bản gồm có bộ kính 3D Vision Kit của Nvidia, một màn hình LCD hỗ trợ HD với tần số quét 120Hz, VGA card 8800GT trở lên, chưa kể đến những linh kiện khác. Số tiền để sở hữu một chiếc PC như vậy tính ra cũng không hề rẻ chút nào.
Video đang HOT
Còn để thưởng thức game 3D qua các hệ máy console, người chơi sẽ phải đầu tư vào những chiếc 3DTV sắp xuất hiện trên thị trường. Trong khi nhiều game thủ vẫn chưa tận hưởng hết được tính năng trình chiếu 1080p từ những chiếc HDTV của mình, việc đầu tư một chiếc 3DTV xem chừng cũng không được thực tế cho lắm.
Thứ 3, danh sách những trò chơi hỗ trợ 3D vẫn còn khá hạn chế, và người chơi buộc phải kiểm tra tính tương thích của chúng nếu không muốn rơi vào tình trạng mua máy đắt tiền về để rồi chơi game vẫn là 2D. Những tựa game hỗ trợ mặc định 3D hầu như vẫn đang trong giai đoạn phát triển hoặc chỉ được trình chiếu mang tính quảng cáo là chủ yếu.
Cuối cùng, ước tính mắt của một người bình thường chỉ nên xem những hình ảnh 3D tối đa trong vòng 3 tiếng. Có nhiều trường hợp người xem theo dõi hình ảnh 3D quá lâu đã dẫn đến những triệu chứng như chóng mặt, mỏi mắt, đau đầu… Liệu rằng việc không được chơi game 3D liên tục có làm nản lòng các game thủ?
Tóm lại, xu hướng game 3D mới chỉ xuất hiện và bước đầu thâm nhập vào đời sống của các game thủ. Cái gì cũng cần phải có thời gian phát triển, và chúng ta cùng trông chờ vào những bước tiền của game 3D trong thời gian sắp tới.
Theo gamek.vn
Puzzle Agent - Điệp viên "giải đố"
Với hình ảnh hài hước và cách xây dựng tình huống thú vị, đây là một tựa game giải đố hấp dẫn dành cho những ai yêu thích thể loại này.
Đã sáu năm kể từ ngày những nhân viên cũ của LucasArt thành lập Telltale Games. Cho đến nay, hãng này chỉ hoạt động với một mục đích duy nhất: Tạo ra các tựa game mang tính dài tập như Sam & Max hay Strong Bad's Cool Game.
Trong một cuộc họp báo quy mô nhỏ ở San Fransisco, một trong những nhà đồng sáng lập của hãng, Kevin Bruner, tuyên bố một tựa game mới mang tên Puzzle Agent sẽ được phát hành dưới khuôn khổ của kế hoạch Telltale Pilot Program.
Kế hoạch này được đưa vào hoạt động để nhằm phục vụ cho những nhà thiết kế độc lập có khả năng tạo ra những tựa game sáng tạo thường không được quan tâm bởi những nhà phát hành lớn.
Puzzle Agent là một game giải đố nặng tính đầu óc, gần giống như những trò chơi trong series Progessor Layton, nhưng lấy bối cảnh của một ngôi làng vùng tuyết có tên Scoggins, Minnesota. Người chơi sẽ đóng vai Nelson Tethers, một điệp viên FBS, với nhiệm vụ điều tra một cơ sở đang tạm dừng hoạt động chuyên sản xuất các loại chất tẩy.
Trong loạt game này, Telltale đã hợp tác với họa sĩ hoạt hình Graham Annable để thiết kế nhân vật và bối cảnh. Kết quả là một trò chơi có đồ họa đơn giản nhưng khá lạ mắt và một không khí bí ẩn.
Để điều tra, Nelson sẽ phải đi quanh Scoggins và hỏi thăm người dân về các manh mối xung quanh nhà máy thuốc tẩy. Người chơi phải liên tục sử dụng khả năng suy luận để phân tích những lời thoại đó, chẳng hạn, qua lời kể của bốn người phụ nữ, Nelson phải tìm ra ai là người thắng cuộc trong một ván vật tay.
Những hướng dẫn có thể tìm thấy trong hình dạng của những viên kẹo cao su nhai dở, Nelson sẽ tìm được kẹo từ việc khám phá mọi nơi trong Puzzle Agent. Người chơi có thể có ba hướng dẫn cho mỗi một câu đố, tuy nhiên, sau khi giải đố, sẽ có một bảng tính điểm dựa trên lượng thời gian sử dụng và bao nhiêu kẹo cao su Nelson phải nhai.
Xếp hạng của người chơi sẽ được cập nhật cho cả quá trình, vì thế nếu muốn đạt được kết quả cao, hãy cố gắng đừng đoán mò và dùng ít kẹo cao su hơn.
Puzzle Agent sẽ được phát hành vào tháng Sáu này trên PC và Wiiware. Sẽ có một phiên bản cho iPhone và iPad trong cùng tháng. Hiện tại người chơi đã có thể bắt đầu đặt hàng trò chơi này trên website của TellTale.
Theo Gamek
StarCraft II làm gì để giữ chân game thủ gạo cội? Bằng cách trung thành với phong cách thiết kế RTS truyền thống, Blizzard hoàn toàn biết cách để chiều lòng những người hâm mộ lâu năm của dòng game RTS. Xu hướng mới của những game chiến thuật thời gian thực được ưa chuộng hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, Blizzard vẫn quyết định giữ cho StarCraft II phong cách...