Tương lai của các ‘lan can bảo vệ’ quan hệ Mỹ – Trung khi ông Trump nắm quyền
Mặc dù có những lo ngại về tương lai, nhưng các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số “lan can bảo vệ” đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ – Trung trượt dài vào khủng hoảng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Lima, Peru, ngày 16/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc gặp trực tiếp lần thứ ba giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra như dự đoán, đánh dấu nỗ lực nhiều năm của ông Biden nhằm đặt ra các “lan can bảo vệ” cho mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025.
Tuy nhiên, ông Donald Trump đang trở lại ghế tổng thống với một đội ngũ nhiệm kỳ thứ hai được tập hợp nhanh chóng, bao gồm nhiều nhân vật quan trọng, trung thành và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
Mặc dù có những lo ngại về tương lai, các chuyên gia chính sách đối ngoại dự đoán rằng một số “lan can bảo vệ” đủ vững chắc để ngăn mối quan hệ Mỹ – Trung trượt dài vào khủng hoảng.
Lần đầu tiên sau một năm, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau trực tiếp hôm 16/11, sau Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) tại thủ đô Lima của Peru.
Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để duy trì đối thoại, mở rộng hợp tác và quản lý bất đồng. Đồng thời, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định đối với cả hai quốc gia và thế giới, dường như muốn gửi thông điệp đến ông Trump.
Video đang HOT
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung có khả năng leo thang và xu hướng cứng rắn của ông Trump, phát biểu của ông Tập Cận Bình được cho là nhắm đến tổng thống sắp nhậm chức, đồng thời gửi thông điệp đến các quốc gia khác.
Bà Patricia Kim, chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung tại Viện Brookings, nhận định nếu chính quyền ông Trump bày tỏ quan tâm đến duy trì các kênh đối thoại đã được thiết lập dưới thời chính quyền ông Biden, Bắc Kinh sẽ hợp tác. Bà cho rằng Trung Quốc sẽ chờ đợi các động thái cởi mở từ ông Trump và các cộng sự.
Lan can bảo vệ và hợp tác chiến lược
Cuộc gặp trước đó giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình cũng đạt được thỏa thuận giảm nhiệt căng thẳng thông qua mở lại các kênh liên lạc quân sự.
Hai nước cũng đã bắt đầu thảo luận về các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) và vấn đề xuất khẩu các chất tiền chất của fentanyl từ Trung Quốc vốn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do dùng thuốc quá liều tại Mỹ.
Dù những nỗ lực này có vẻ mang tính tượng trưng, nhưng cả hai nhà lãnh đạo đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro dẫn đến xung đột không mong muốn giữa hai cường quốc. Cả hai chính phủ đã mô tả cuộc đối thoại gần đây là nỗ lực “quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm”, cụm từ thường được các nhà phân tích gọi là đặt nền móng cho quan hệ song phương.
Triển vọng trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Mặc dù cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Biden đối với các vấn đề toàn cầu và khu vực khác biệt so với ông Trump, nhưng nhiều quan điểm cạnh tranh với Trung Quốc thực chất được kế thừa từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Các quan chức dưới thời Tổng thống Biden nhận định rằng động lực cơ bản trong quan hệ Mỹ – Trung hay chiến lược của Bắc Kinh sẽ không thay đổi, và chính sách của họ được xây dựng dựa trên giả định rằng cuộc cạnh tranh sẽ kéo dài.
Ông Dan Blumenthal, chuyên gia về an ninh Đông Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng ông Trump có khả năng duy trì các kênh đối thoại với nhà lãnh đạo Trung Quốc, giúp “lan can bảo vệ” vẫn được giữ nguyên. Vị chuyên gia này nhận định ông Tập Cận Bình cũng sẽ tìm kiếm ổn định trong mối quan hệ với Mỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia Blumenthal cũng dự báo Tổng thống đắc cử Trump có thể sẽ mạnh tay hơn trong thực hiện các cam kết, chủ yếu dựa trên quan điểm rằng nước Mỹ đang suy yếu nhanh chóng.
Về phần mình, trong cuộc gặp vừa diễn ra với Tổng thống Biden, ông Tập Cận Bình cảnh báo Mỹ không được làm tổn hại các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nhấn mạnh bốn “lằn ranh đỏ” của nước này.
Theo bà Kim, Bắc Kinh không đặt cược vào một mối quan hệ Mỹ – Trung êm đẹp trong bốn năm tới mà thay vào đó, Trung Quốc tìm cách củng cố nền kinh tế thông qua các biện pháp kích thích trong nước và xây dựng quan hệ với các quốc gia khác, bao gồm cả đồng minh của Mỹ.
Sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, khi được hỏi liệu chính quyền Tổng thống Biden có nhận được đảm bảo nào từ đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump về việc duy trì tiến triển mối quan hệ Mỹ – Trung hay không, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan trả lời: “Không, chắc chắn không”. Ông cũng cho biết thêm chính quyền sắp tới sẽ đưa ra quyết định của họ.
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp cao APEC ở Lima, Peru, ngày 16/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tuyên bố Machu Picchu được đưa ra sau Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 tại Lima (Peru), những thay đổi chưa từng có và nhanh chóng vẫn đang định hình thế giới ngày nay. Về vấn đề này, các nhà lãnh đạo APEC đã ghi nhận những thay đổi lớn ảnh hưởng đến các lĩnh vực như thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.
Tuyên bố cho rằng "hợp tác đa phương hiệu quả thậm chí còn quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay". Các nhà lãnh đạo APEC cũng nhắc lại cam kết thúc đẩy hội nhập kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như tiếp tục củng cố môi trường thương mại và đầu tư khu vực để ứng phó với các thách thức toàn cầu mới nổi. Để xúc tiến kế hoạch này, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua "Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do" trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.
Tuyên bố Machu Picchu còn nhắc lại cam kết đẩy nhanh tiến trình thực thi đầy đủ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nền kinh tế thành viên APEC đặt mục tiêu nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và mức độ tin cậy của thương mại thông qua biện pháp cải thiện các hệ thống một cửa, số hóa các quy trình chính và thúc đẩy thương mại không giấy tờ xuyên biên giới.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cho biết sẽ đẩy nhanh tiến trình thảo luận với các thành viên khác của WTO với mục tiêu xây dựng thành công hệ thống giải quyết tranh chấp hoạt động đầy đủ và hiệu quả mà mọi thành viên đều có thể tiếp cận vào năm 2024.
Trong tuyên bố Machu Picchu, các nhà lãnh đạo APEC nhấn mạnh lập trường ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật pháp với WTO nằm ở vị trí cốt lõi, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu cải cách WTO để nâng cấp toàn bộ chức năng của tổ chức này.
Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga Hai ngày sau cuộc điện đàm hôm 15/11 với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lần đầu tiết lộ "tin không tốt" về cuộc chiến ở Ukraine. Ngày 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 12/2022. Cuộc điện đàm diễn...