Tương lai chiến tranh laser không còn xa
Với bản hợp đồng mới giữa quân đội Mỹ và nhà thầu Lockheed Martin, chỉ trong 4 năm nữa, thế giới có thể chứng khiến các cuộc chiến trên không với sự tham gia của vũ khí laser như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng
Nhà thầu quân sự Lockheed Martin đã thành công giành được hợp đồng trị giá 23,6 triệu USD từ chính phủ Mỹ để thiết kế 1 loại laser có thể tích hợp trên máy bay chiến đấu. Hợp đồng này là 1 phần của Chương trình phòng thủ năng lượng cao (SHiELD), nhằm tạo ra vũ khí laser có thể tiêu diệt tên lửa từ trên không.
Vũ khí laser tiêu diệt mục tiêu trên không
Video đang HOT
SHiELD được tạo ra từ 3 hệ thống: Công nghệ điều khiển laser tới mục tiêu, vũ khí có bộ phận làm mát và tia laser. Các hãng Northrop Grumman, Boeing và Lockheed chịu trách nhiệm về những hệ thống này. Loại vũ khí laser này dự tính sẽ được thử nghiệm vào năm 2021.
Trước đây, các vũ khí laser thường khá cồng kềnh, sức mạnh yếu, cần đến một lượng lớn các chất độc hại để tạo ra được một chùm laser hữu ích. Trong khi vũ khí laser hiện tại nhỏ hơn và uy lực hơn, phù hợp với các ứng dụng quân sự. Vũ khí laser đã xuất hiện trên các phương tiện chiến đấu như xe chiến đấu bọc thép Stryker của Mỹ.
SHiELD được thiết kế để bảo vệ máy bay quân sự của Mỹ trước tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không. Các máy bay đời cũ, khó có khả năng sống sót trên chiến trường hiện đại như F-15C, F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon nhiều khả năng sẽ được trang bị vũ khí laser này. Vũ khí laser cũng sẽ bảo vệ cho máy bay vận tải C-130 Hercules, máy bay tiếp liệu KC-135 Stratotanker và máy bay B-52 thế hệ cũ.
Mang trong mình nhiều tiềm năng, vũ khí laser hứa hẹn sẽ trở thành hệ thống đối không đầu tiên có thể phá hủy các tên lửa của đối phương. Theo đó, từ khi xuất hiện, các loại tên lửa không đối không và đất đối không đã thống trị chiến trường nhờ khả năng khó bị đánh chặn của mình. Tốc độ tên lửa nhanh thường khiến các phi công chỉ có thể bay cơ động tránh né hoặc sử dụng các hình thức phòng thủ thụ động như bẫy mỗi (với tên lửa hồng ngoại) hay bẫy nhôm (với tên lửa radar). Với khả năng hoàn toàn tự động hóa và tốc độ ánh sang, vũ khí laser sẽ trở thành phương thức phòng thủ chủ động đầu tiên.
Tuy nhiên, hệ thống laser chống tên lửa có thể sẽ không được trang bị cho các máy bay tàng hình như B-2 Spirit, F-22 Raptor hay F-35. Bộ phận laser SHiELD sẽ khiến cho máy bay bị lộ dưới radar của đối phương, đánh mất ưu thế tàng hình vốn là tính năng sống còn trong chiến tranh điện tử hiện đại. Do đó, trong tương lai, các nhà thầu quốc phòng sẽ tìm cách thiết kế hệ thống vũ khí laser để có thể thu gọn vào bên trong thân máy bay, đảm bảo được cơ chế tàng hình.
Theo Danviet/Mai Đại (Popular Mechanics)
Mỹ lên kế hoạch trang bị vũ khí laser cho hàng loạt máy bay chiến đấu
Nhà thầu Lockheed Martin của Mỹ đã giành được hợp đồng trị giá 23,6 triệu USD để thiết kế vũ khí laser phù hợp với máy bay chiến đấu.
Hợp đồng này là một phần của Chương trình phòng thủ năng lượng cao (SHiELD), nhằm tạo ra vũ khí laser có thể tiêu diệt tên lửa từ trên không.
SHiELD được tạo ra từ 3 hệ thống: Công nghệ điều khiển laser tới mục tiêu, vũ khí có bộ phận làm mát và tia laser. Các hãng Northrop Grumman, Boeing và Lockheed chịu trách nhiệm về những hệ thống này. Loại vũ khí laser này dự tính sẽ được thử nghiệm vào năm 2021.
Trước đây, các vũ khí laser thường khá cồng kềnh, sức mạnh yếu, cần đến một lượng lớn các chất độc hại để tạo ra được một chùm laser hữu ích. Trong khi vũ khí laser hiện tại nhỏ hơn và uy lực hơn, phù hợp với các ứng dụng quân sự. Vũ khí laser đã xuất hiện trên các phương tiện chiến đấu như xe chiến đấu bọc thép Stryker của Mỹ.
SHiELD được thiết kế để bảo vệ máy bay quân sự của Mỹ trước tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không. Các máy bay đời cũ, khó có khả năng sống sót trên chiến trường hiện đại như F-15C, F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon nhiều khả năng sẽ được trang bị vũ khí laser này. Vũ khí laser cũng sẽ bảo vệ cho máy bay vận tải C-130 Hercules, máy bay tiếp liệu KC-135 Stratotanker và máy bay B-52 thế hệ cũ.
NGUYỄN ĐÔNG
Theo Laodong
Uy lực "bóng ma bầu trời" Su-57 Nga - đối thủ của F-22 Raptor Được xem là đối trọng với F-22 Raptor của Mỹ, Su-57 là mẫu máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và cũng là lực lượng chủ lực của Không quân Nga trong tương lai với nhiều tính năng vượt trội cùng khả năng ẩn mình như một "bóng ma" trên bầu trời. Theo Business Insider, máy bay chiến đấu Su-57 có thể...