Tưởng là bom tấn, nhưng những tựa game sau lại thành thảm họa, khiến các studio phá sản, đóng cửa ngay tắp lự
Nhận định sai một ly đi ngay một studio game.
Khi một video game được ra mắt, không ai có thể dám chắc nó sẽ thành công hay thất bại. Đây là sự thật đã được kiểm chứng qua nhiều năm. Đôi khi một trò chơi tưởng như thất bại thì lại bất ngờ nhận được nhiều thành công, và đôi khi những tựa game được đánh giá cao thì lại gặp phải những thất bại bất ngờ. Và thật không may, khi những trường hợp đó sảy ra, thì sẽ có ai đó phải trả giá, sự thật là đã có không ít studio đã phải phá sản bởi những sản phẩm bị đánh giá thấp, những cái tên sau đây là một vài ví dụ.
Epic Mickey 2 ( Junction Point Studios)
Epic Mickey là một thương hiệu gắn liền với một sự đen tối, khác hẳn hình ảnh quen thuộc trong vũ trụ Disney, đây là sản phẩm của người sáng tạo Deus Ex, Warren Spector. Sự sáng tạo kỳ lạ này đã thu hút được một lượng người mua nhất định ở phần đầu của loạt game.
Trước tình hình kinh doanh kém hiệu quả của Epic Mickey 2, Disney được cho là đã cho nhân viên của nhà phát triển Junction Point nghỉ việc hai tháng. Một thời gian ngắn sau đó, đã có thông tin xác nhận rằng Disney đã quyết định đóng cửa hoàn toàn Junction Point Studios.
Trong một diễn biến khác, có vẻ như việc đóng cửa Junction Point và sự thất bại của nhượng quyền thương mại Epic Mickey cũng đặt dấu chấm hết cho kế hoạch của hai phần game phụ. Một phần có tựa đề Epic Disney Racers, có thể thấy rất nhiều nhân vật Disney góp mặt trong một trò chơi đua xe kiểu Mario Kart. Cái còn lại là một trò chơi theo phong cách Epic Mickey với sự tham gia của Vịt Donald.
Video đang HOT
Trò chơi hành động khoa học viễn tưởng Too Human thực sự hấp dẫn, nhưng vẫn là một thất bại, và sự thất bại này phụ thuộc vào nhiều khía cạnh khác, không liên quan đến chính trò chơi. Như Forbes đã tiết lộ, trò chơi dường như đã tiêu tốn một số tiền khủng khiếp và mất quá nhiều năm để hoàn thành, khiến cho doanh thu của nó là không đủ để bù đắp. Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo mới thực sự quyết định số phận của nhà phát triển ra tựa game này, Silicon Knights.
Sau sự thất bại của Too Human, Silicon Knights đã đưa nhà phát hành Epic Games ra tòa. Silicon Knights cáo buộc rằng Epic đã khấu trừ các khoản tiền cần thiết từ quá trình sản xuất, điều này dẫn đến việc sản phẩm cuối cùng của họ bị yếu thế. Điều này dẫn đến một vụ kiện ngược lại từ chính Epic Games. Và thật cay đắng khi cuộc điều tra sau đó về quá trình sản xuất của Too Human đã kết thúc với kết quả bất lợi dành cho Silicon Knights.
Thẩm phán đã ra phán quyết rằng Epic không chỉ vô tội đối với các cáo buộc mà còn phát hiện ra rằng Silicon Knights rõ ràng đã đánh cắp một số dòng mã từ Epic để dùng cho một số trò chơi của họ. Điều này dẫn đến việc tòa án ra quyết định buộc Silicon Knights phải thu hồi và tiêu hủy các bản sao củaToo Human, đồng thời cũng ảnh hưởng đến một số sản phẩm đang phát triển khác của Silicon Knights. Cú sốc này đã dẫn đến việc Silicon Knights tuyên bố phá sản ít lâu sau vụ kiện.
Haze (Free Radical)
Haze đã nhận được rất nhiều hoài nghi từ khi chuẩn bị được ra mắt. Một vài tháng trước khi phát hành, trò chơi đã được thổi phồng là ” kẻ sẽ hạ bệ Halo.” Nói cách khác, nó đã có rất nhiều áp lực trước khi được lên kệ.Tệ hơn nữa, như cựu giám đốc Steve Ellis đã nói với Engadget, nhóm phát triển của Haze liên tục chịu áp lực phải bổ sung các tính năng mới vào trò chơi bởi nhà phát hành Ubisoft.
Haze sau đó chứng kiến một loạt sự chậm trễ, cũng như một chiến dịch tiếp thị kỳ lạ về cơ bản đã làm hỏng các khía cạnh chính của cốt truyện. Trò chơi sau đó đã nhận lại một khoản doanh thu kém và bị đánh giá vô cùng tệ. Haze được coi là một sự thất vọng, đặc biệt là sau tất cả những lời hứa hẹn được đưa ra bởi những nhà phát triển. Sau khi mất hàng tấn tiền trong quá trình phát triển Haze, Free Radical gần như không còn khả năng tồn tại. Sau khi thanh lý hợp đồng với LucasArts (công ty ban đầu được xác định nhằm phát triển Star Wars: Battlefront 3 ), Free Radical buộc phải đóng cửa.
Blur (Bizarre Creations)
Được phát triển bởi Bizarre Creations và được xuất bản bởi Activision, Blur là một trò chơi đua xe với đồ họa chân thực và lối chơi theo phong cách arcade. Lối chơi của nó giống như là đứa con của Forza và Mario Kart, vì vậy nó có vẻ như Blur chắc chắn sẽ là một hit rất đỉnh.
Blur nhận được đánh giá khá tốt, nhưng doanh số bán hàng đã giảm xuống thấp hơn rất nhiều so với mức độ mà Activision đã kỳ vọng. Sau những con số bán lẻ đáng thất vọng của Blur, Activision đã cho nhân viên của Bizarre Creations tạm thời nghỉ việc trong khi nhà xuất bản được cho là đang cố gắng tìm người để bán lại nhà phát triển này. Nhưng thật không may, studio cuối cùng đã bị đóng cửa . Việc đóng cửa Bizarre Creations cũng dẫn đến việc phần tiếp theo Blur trông khá hứa hẹn cũng bị hủy bỏ.
Một vài tháng sau khi Bizarre Creations bị đóng cửa, một số người đứng đầu studio cũ đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về các tranh chấp giữa họ với Activision. Trong một ấn phẩm được xuất bản trên Edge (thông qua GamesRadar ), họ đã tiết lộ rằng nhà xuất bản đã can thiệp vào mọi khía cạnh của quá trình sản xuất. Cựu Giám đốc điều hành của Bizarre Creations, Martyn Crudely nói rằng quan hệ đối tác với Activision đã ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của nhóm, từ đó dẫn đến sản phẩm cuối cùng đã không được như ý.
Bán game thua lỗ Gamestop quyết định tự đổi mới
Trong những năm vừa qua, Gamestop đã phải đóng cửa rất nhiều cửa hàng của mình khi doanh thu họ tục dốc, để có thể tiếp tục tồn tại họ quyết định thay đổi mô hình kinh doanh của mình.
Khi mà càng nhiều game thủ quyết định mua game dạng digital thay vì bản vật lý thì những cửa hàng game bán lẻ như GameStop ngày càng đi xuống. Nhận thấy việc chỉ tập trung vào bán hàng sẽ chỉ có một kết quả duy nhất là phá sản. Thế nên chuỗi bán lẻ game này quyết định áp dụng thử mô hình mới tại Oklahoma với hy vọng sẽ kéo game thủ về phía họ.
Theo đó sẽ có ba mô hình cửa hàng khác nhau được mở lần lượt ở Tulsa, Oklahoma. Nhưng có một vấn đề trong các mô hình này, GameStop muốn tăng doanh số bán lẻ nhưng họ lại thu hẹp diện tích trưng bày, thay vào đó họ sẽ có những khu vực dành cho các game cơ bản, nơi trải nghiệm game PC, thậm chí họ còn có cả khu vực cho các game retro.
Với mô hình mới này GamesStop cho phép game thủ chơi thử game miễn phí trong 15 phút đầu trước khi quyết định có mua trò chơi hay không, trong trường hợp bạn muốn chơi lâu hơn bạn có thể trả tiền theo giờ. Mô hình này nhằm tối đa lợi nhuận đồng thời tận dụng được hết những gì mà các mặt bằng của chuỗi cửa hàng này đang có, nhưng có một điều đáng nói là các so với các chi phí bỏ ra (bỏ game ra thử, trang trí cửa hàng,....) thì không biết khi nào họ mới thu lại vốn với các khoản tiền chơi theo giờ từ phía game thủ. Bên cạnh đó việc phải tới cửa hàng để chơi game thì tại sao các game thủ không ở nhà tận hưởng tựa game yêu thích trên chính hệ máy của mình?
Theo Game4V
Top 10 tựa game khiến nhà phát triển thân bại danh liệt Game "flop" thì chắc chắn không thiếu, nhưng flop đến độ khiến nhà phát triển phải đóng cửa thì không vừa đâu anh em ạ. Với công việc đầy sáng tạo như phát triển game, không ít những lần các nhà phát triển tin rằng ý tưởng của mình sẽ thành công, vậy nên việc đầu tư mạnh tay là điều thường thấy....