‘Tương kế, tựu kế’ của Ấn Độ trước Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm rất thành công ở Iran.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội danh dự trong lễ đón ông Modi tại Tehran ngày 23.5.2016. REUTERS
Sau 15 năm mới có người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến Iran dù 2 nước là láng giềng. Ở Iran đang bình minh một thời kỳ mới sau khi vấn đề hạt nhân được giải quyết và phương Tây dần dỡ bỏ bao vây, cấm vận. Điều này mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư mà Ấn Độ muốn tận dụng với lợi thế nước láng giềng và là đối tác quan trọng của Iran.
Trong số 12 thỏa thuận hợp tác được ký kết nhân chuyến thăm của ông Modi, đáng chú ý nhất về phương diện chính trị và chiến lược là Ấn Độ đầu tư 500 triệu USD để xây dựng hải cảng Chabahar cho Iran. Cảng này ở gần biên giới giữa Iran và Pakistan và nằm không xa cảng Gwadar của Pakistan do Trung Quốc đầu tư xây dựng. Gwadar là điểm cuối của cái gọi là Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan giúp Bắc Kinh mở tuyến xuyên suốt Nam Á để thông ra Ấn Độ Dương.
Video đang HOT
Với dự án cảng Chabahar, Ấn Độ dùng Iran để mở tuyến từ Ấn Độ Dương thâm nhập khu vực Trung Á. AFP
Với dự án cảng Chabahar, Ấn Độ vận dụng đúng kế sách của Trung Quốc, chỉ với chiều hướng ngược lại.
Trung Quốc cần Pakistan để làm cửa ngõ tiếp cận Ấn Độ Dương thì Ấn Độ dùng Iran và Afghanistan để mở tuyến từ Ấn Độ Dương thâm nhập khu vực Trung Á. Trung Quốc dùng Pakistan để tiến sát Ấn Độ và thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ thì Ấn Độ dùng sự hợp tác với Iran và Afghanistan để làm đối trọng, cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới sát Trung Quốc.
Đương nhiên, không bên nào công khai xác nhận ý định đối phó lẫn nhau nhưng ngầm ý thì không khó để nhận ra.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tướng Pakistan cam kết bảo vệ người Trung Quốc
Tư lệnh quân đội Pakistan bay sang Bắc Kinh để hứa với lãnh đạo Trung Quốc sẽ bảo vệ dự án hành lang kinh tế của nước này trên lãnh thổ Pakistan.
Quân đội Pakistan cam kết bảo vệ người Trung Quốc thực hiện dự án hành lang kinh tế trên lãnh thổ Pakistan. REUTERS
Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Raheel Sharif ngày 17.5 đã bắt đầu chuyến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc.
"Đối với các dự án liên quan đến CPEC, người có trách nhiệm đầu tiên là quân đội", trung tướng Asim Saleem Bajwa, người phát ngôn Quân đội Pakistan phát biểu ở Bắc Kinh khi đi cùng Tư lệnh Sharif, theo South China Morning Post ngày 18.5.
CPEC là dự án phát triển hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Với tổng kinh phí 46 tỉ USD, dự án này bao gồm hệ thống đường sắt, đường giao thông nối các tỉnh tây bắc Trung Quốc với bờ biển Ả Rập của Pakistan.
Tướng Sharif cho biết quân đội sẽ bảo vệ tuyệt đối cho sự an toàn của các kỹ sư và nhà đầu tư của Trung Quốc thực hiện dự án CPEC, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Ông Bajwa cho biết 15.000 quân Pakistan ở 9 căn cứ được huy động để bảo vệ cho các công ty và người Trung Quốc tham gia dự án CPEC trên lãnh thổ Pakistan. Thêm vào đó, người phát ngôn Quân đội Pakistan nói rằng lực lượng bán quân sự ở tỉnh Balochistan cũng sẽ hỗ trợ quân đội bảo đảm an ninh cũng như tham gia xây dựng dự án CPEC...
Có khoảng 12.000-13.000 kỹ sư và lao động Trung Quốc làm việc ở dự án CPEC, theo South China Morining Post. Con số này sẽ tăng lên 16.000-17.000 trong tương lai.
Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Raheel Sharif. REUTERS
Dự án CPEC khi hoàn tất sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận sâu hơn vào vùng Trung Á, Trung Đông và châu Phi. Vấn đề hiện nay khiến Islamabad và Bắc Kinh lo lắng là mối đe dọa từ các tay súng Hồi giáo cực đoan. Trung tướng Bajwa nói rằng tình hình an ninh đã được cải thiện từ hồi năm 2014 sau khi chính phủ Pakistan thực hiện những chiến dịch truy quét lực lượng này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ấn Độ khoe ảnh chăm mẹ già Người dân Ấn Độ ca ngợi Thủ tướng Modi là người con có hiếu sau khi xem những hình ảnh ông chăm sóc mẹ trên Twitter. Ông Modi đẩy mẹ đi dạo quanh vườn. Ảnh: Twitter "Mẹ tôi lại quay về Gujarat. Tôi đã có quãng thời gian tuyệt vời bên bà khi người lần đầu tiên tới thăm RCR (nơi ở của...