Tướng Israel: Iran chưa quyết định chế tạo bom nguyên tử
Người đứng đầu quân đội Israel cho hay ông không nghĩ rằng Iran sẽ phát triển vũ khí nguyên tử, một phần vì các biện pháp trừng phạt quốc tế đang phát huy tác dụng.
Trung tướng Benny Gantz.
Tham mưu trưởng quân đội Israel, Trung tướng Benny Gantz, đưa ra bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ Haaretz hôm nay.
Theo ông Gantz, lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei, chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có chế tạo một quả bom nguyên tử hay không.
Hồi tháng 11, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã công bố một báo cáo nói rằng IAEA không thể “cung cấp sự đảm bảo đáng tin cậy về việc không có nhiên liệu hạt nhân không công bố và các hoạt động tại Iran”, và cơ quan này tiếp tục có “những lo ngại nghiêm trọng liên quan tới các khía cánh hạt nhân tiềm năng liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran”.
Mỹ, liên minh châu Âu, Canada, Nhật Bản và Australia nằm trong số những nước đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Tehran.
Tướng Gantz cho biết các lệnh trừng phạt đang bắt đầu phát huy tác dụng.
Ông nói thêm, Iran sẽ “dần đi tới lúc mà nước này sẽ quyết định liệu có chế tạo bom hạt nhân hay không. Nước này chưa quyết định tiến xa hơn”.
Video đang HOT
Nói về lãnh tụ Iran Ayatollah Ali Khamenei, Tướng Gantz nói: “Tôi không nghĩ ông ấy muốn đi xa hơn. Tôi nghĩ ban lãnh đạo Iran là những người rất biết điều”.
Nhưng những quan điểm này dường như trái ngược với của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần này, ông Netanyahu nói ông không muốn đánh cược “sự an toàn của thế giới với hành động sáng suốt của Iran”.
Thủ tướng Israel cũng cảnh báo rằng ông sẵn sàng hành động chống lại Iran để ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân.
Mặc dù Tướng Gantz nghĩ rằng chưa Iran quyết định chế tạo bom nguyên tử nhưng, là một quân nhân, ông phải chuẩn bị cho mọi tình huống bất ngờ.
“Tôi đang chuẩn bị cho mọi khả năng. Ban lãnh đạo chính trị sẽ phải đưa ra những quyết định dũng cảm và đau đớn”.
Theo Dân Trí
Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ
"Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025".
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc nổ thành công vào 15h ngày 16/10/1964.
Ngày 12/4, trang mạng "Quỹ Jamestown" Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là "xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia".
Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này.
Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân.
Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga.
Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy.
Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược.
Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả.
Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong "Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên" đệ trình Quốc hội.
Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: "Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi",
Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng.
Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc.
Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là "nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc".
Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tinh huông.
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN
Mỹ: 'Tan tành giấc mơ' UAV năng lượng hạt nhân Một chiếc máy bay không người lái (UAV) sử dụng năng lượng hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ trong vài tháng, xâm nhập vào các vùng hẻo lánh nhất. Nhưng ngược lại, nó có thể trở thành một quả bom nguyên tử hay một lưỡi dao "đâm ngược" vào chính nước Mỹ. Lợi bất cập hại? Theo tin từ tờ The...