Tướng Indonesia: Trung Quốc là mối đe dọa đối với láng giềng
Tư lệnh quân đội Indonesia Moeldoko cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với láng giềng và châu Á cần có một sự cân bằng quân sự mới, không do một nước lớn nào dẫn đầu, theo Reuters ngày 20.4.
Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: AFP
Phát biểu tại sở chỉ huy quân đội Indonesia ngày 20.4, Tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko khẳng định: “Có những thay đổi đáng kể về những điều kiện ổn định và yên bình đã tồn tại trong khu vực suốt một thập kỷ qua. Vì thế, mọi người đều cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với láng giềng”.
Chính vì thế, châu Á cần một sự cân bằng quân sự mới, không do một nước lớn nào dẫn đầu, Reuters dẫn lời Tư lệnh quân đội Indonesia.
Về phía Indonesia, nước này dự định sẽ phát triển lực lượng quân sự tại khu vực Natuna và Tanjung Datu cũng trên biển Đông.
Video đang HOT
Tuyên bố này của tướng Moeldoko đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, khi mà Trung Quốc liên tục có những động thái gây lo ngại cho các nước láng giềng về những tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển.
Reuters cho hay, tướng Moeldoko muốn các nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhóm họp trong hội nghị thượng đỉnh quốc phòng khu vực vào năm 2016 để giảm bớt những căng thẳng hiện nay.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Philippines lo Trung Quốc cản đường tiếp cận Biển Đông
Philippines cho rằng hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, có thể chặn đường tiếp cận của Manila đến một số khu vực quan trọng ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu hút bùn Trung Quốc đang hoạt động ở cực bắc của Đá Vành Khăn ngày 16/3. Ảnh: NYT
"Vấn đề lớn nhất của chúng tôi hiện nay là đá Vành Khăn", ông Gregorio Catapang Jr, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) nói hôm nay. Ông chỉ vào một tấm bản đồ về vùng lân cận đá Vành Khăn và cho hay hoạt động của Trung Quốc cũng đe dọa nhiều khu vực khác, trong đó có bãi Cỏ Mây.
"Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động cải tạo", Rappler dẫn lời ông Catapang nói.
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1995. Bắc Kinh gần đây điều nhiều tàu hút bùn cũng như thiết bị xây dựng để đẩy nhanh việc bồi đắp rạn san hô này. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở đây.
Đá Vành Khăn nằm cách bãi Cỏ Mây chỉ 23 hải lý. Bãi Cỏ Mây là rạn san hô vòng cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc, Philippines cũng đòi hỏi chủ quyền. Philippines neo một tàu làm tiền đồn hải quân với nhiều lính thủy đánh bộ được điều động tại đây từ năm 1999. Nếu Trung Quốc biến đá Vành Khăn thành tiền đồn, hoạt động của Philippines sẽ bị ảnh hưởng.
"Các hoạt động cải tạo lớn của Trung Quốc sẽ gây căng thẳng giữa các nước tuyên bố chủ quyền không chỉ vì nó ngăn cản tự do hàng hải mà còn vì nó có thể mang mục đích quân sự. Chúng tôi ủng hộ chính phủ ngăn chặn việc xây dựng đang diễn ra, vi phạm rõ ràng tuyên bố ứng xử của ASEAN", Catapang nói.
Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc lần đầu được phát hiện ở Đá Gạc Ma vào năm ngoái. Dù bị nhiều nước khu vực lên tiếng phản đối, Bắc Kinh vẫn không dừng hoạt động bồi đắp, xây dựng. Hiện Trung Quốc đồng loạt bồi đắp đảo nhân tạo ở 6 đá khác thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Philippines muốn giải quyết tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình và đã đưa vấn đề này ra tòa án trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và luôn tuyên bố chỉ xử lý ở cấp song phương.
Tòa dự kiến đưa ra phán quyết vào đầu năm sau.
Trong một động thái nhằm ngăn cản Trung Quốc, Philippines năm ngoái đã ký kết một thỏa thuận quân sự nhằm gia tăng hiện diện của Mỹ ở nước đồng minh. Mỹ cho biết không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Hình ảnh quân đội Philippines công bố cho thấy các hoạt động bồi đắp ồ ạt của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Rappler
Anh Ngọc
Theo VNE
Obama: 'Ông Tập củng cố quyền lực nhanh khiến láng giềng lo ngại' Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực nhanh chóng, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Tổng thống Obama trong buổi nói chuyện với các đại diện doanh nghiệp Mỹ hôm qua. Ảnh: Reuters "Ông ấy củng cố quyền lực nhanh hơn và toàn diện hơn hầu như bất cứ ai...