Tượng hai người cõng nhau thổi khèn: Hài hòa trong vũ điệu cuộc sống hồn nhiên
Trong số các nền văn hóa tiền Đông Sơn, người ta từng phát hiện một số bức tượng nhưng phải đến giai đoạn Đông Sơn tượng mới có bước nhảy vọt đáng kể. Tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng hai người cõng nhau thổi khèn.
Bức tượng được đánh giá là sinh động nhất trong những khối tượng đã được phát hiện từ trước đến nay. Tượng miêu tả hai người đầu chít khăn, y phục giản đơn. Khuyên tai nổi rõ. Mắt và miệng được diễn tả đến từng chi tiết nhỏ. Người cõng dáng khom đang nhún nhảy đôi chân theo tiếng khèn, hai tay ôm vòng lấy người ngồi trên lưng. Người được cõng ngồi vững chãi trên lưng đang say sưa thổi khèn. Cả nhạc công và vũ công như hòa nhập thành một thực thể thống nhất ăn ý, hài hòa.
Các nhà nghiên cứu đánh giá toàn khối tượng là một tổng thể xếp chồng với nhiều chi tiết khá phức tạp. Tượng có mảng đặc, mảng thủng nhưng vẫn liên kết với nhau một cách mạch lạc, tạo cho khối tượng vẻ cân đối, vững chắc. Giống như mỹ thuật thời Hùng Vương nói chung, bức tượng này có đề tài đều bắt nguồn từ cuộc sống con người. Bức tượng phản ánh vẻ duyên dáng, dịu dàng một sinh hoạt của cộng đồng. Trong sinh hoạt đó, con người rất hiền hòa và tương đương với một con người khác để tạo thành liên kết, cộng đồng. Các nhà khoa học khi nghiên cứu tượng hai người cõng nhau thổi khèn và nhiều tượng đồng cùng thời đã đi đến những nhận định cho rằng, khi miêu tả chính mình, người Đông Sơn thường thể hiện vô cùng sinh động, luôn gắn liền với các hoạt động sinh sống. Chúng luôn phản ánh bản chất cần cù say sưa trong lao động và gắn liền với tính tập thể (đi thuyền, đánh cá, giã gạo…), bản chất hồn hậu, lạc quan yêu đời, yêu nghệ thuật, yêu cuộc sống cộng đồng (hội hè múa hát tập thể…). Hiện nay bức tượng đồng đặc sắc này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Theo ANTD
Video đang HOT
Nguy cơ dịch lợn tai xanh tại Hà Nội: Thành phố hô hào, xã vẫn thờ ơ
Dù UBND TP Hà Nội đã có điện, yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, ngăn chặn dịch bệnh lợn tai xanh bùng phát trên diện rộng... song lợn ốm, lợn chết vẫn công khai "chạy" trên đường.
Bán lợn tai xanh... phạt 25 triệu đồng
Liên quan đến vụ "lợn tai xanh biến thành "đặc sản" - ANTĐ đã đưa tin, ngày 15-6, ông Trần Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25,8 triệu đồng, đối với Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ về hành vi: kinh doanh không giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi.
Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội - "đại lý" thường xuyên mua lợn mắc bệnh tai xanh của Trọng, bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm ở đường Nguyễn Khoái, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, cũng bị xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng về hành vi kinh doanh, buôn bán lợn mắc bệnh tai xanh.
Một diễn biến trước đó liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh, ngày 1-6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có Điện gửi: UBND các quận, huyện, thị xã, Sở NN&PTNT về việc: "Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch tai xanh ở lợn".
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện dịch tai xanh đã xuất hiện ở các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, đề nghị chính quyền các cấp tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành, để kịp thời phát hiện hành vi vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm lợn mắc bệnh tai xanh. Tuy nhiên, theo những thông tin chúng tôi thu thập được, trước khi UBND TP có Điện, ở thôn Đồi Miễu, xã Nam Trung Tiến, huyện Chương Mỹ cũng xảy ra dịch lợn tai xanh, với 8 hộ chăn nuôi có lợn phát bệnh. "Do địa phương kịp thời điều trị, ngăn chặn, số lợn bệnh đều đã tiêu hủy theo quy định nên ngành chức năng không công bố dịch" - bà Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ cho hay.
Cũng theo Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ: vụ mua bán, vận chuyển, tồn trữ lợn tai xanh số lượng lớn, bị lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội, phát hiện ngày 12 và 13-6 vừa qua, chưa từng ghi nhận xảy ra trên địa bàn trước đây. Bà Ngữ thừa nhận: Cán bộ thú y phụ trách địa bàn xã Đông Sơn không hề hay biết về cơ sở giết mổ nhà anh Nguyễn Bá Trọng, bất chấp cơ sở này hoạt động suốt nhiều năm qua.
Lợn chết do bệnh tai xanh được cất đầy trong kho đông lạnh chờ tiêu thụ
Lơ là trong phòng dịch
Chiều 14-6, PV ANTĐ đã trở lại kho chứa thịt lợn ốm, chết do mắc bệnh tai xanh ở thôn Thanh Trì. Nguyễn Bá Trọng cho hay: Toàn bộ số lợn ốm, lợn chết trong kho đã được lực lượng chức năng tịch thu, đưa đi tiêu hủy. Chủ cơ sở cũng đã nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. "Lợn ốm, lợn chết được tôi thu mua, chở xe máy từ Hòa Bình về Hà Nội, nhưng chưa từng bị lực lượng chức năng kiểm tra xử lý" - Trọng khẳng định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của địa phương khi để xảy ra sự việc trên, ông Hoàng Văn Thi - Chủ tịch UBND xã Đông Sơn cho biết: Hộ nhà anh Nguyễn Bá Trọng không phải hộ giết mổ gia súc trong diện quản lý, không đăng ký kinh doanh, mổ lợn lén lút thời gian qua. Nếu đúng hộ này hoạt động 6 năm mà cán bộ phụ trách thú y xã không hề hay biết thì đây là sai sót lớn. "Cán bộ không thể không thấy nhà dân ven đường tập kết vật liệu xây dựng, xây kho, lắp đặt máy móc; cán bộ đến "kéo" điện vào kho đông lạnh cho hộ này cũng không hề báo cáo sự việc. Tôi đã đề nghị cán bộ phụ trách tường trình, rút kinh nghiệm" - ông Thi thẳng thắn.
Đến cuối giờ chiều 15-6, đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay: Cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết luận về điều kiện ATVSTP của 2 mẫu ruốc, thịt chưng mắm tép làm từ lợn ốm, lợn chết do bệnh tai xanh, thu tại cơ sở chế biến trên đường Nguyễn Khoái. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong, bàn giao cho cơ sở này tự bảo quản, chờ xử lý.
Không thể vội vàng quy chụp
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở có nhận được thông tin về việc sản phẩm ruốc, thịt chưng mắm tép của cơ sở 209 Nguyễn Khoái vẫn được bày bán tại một số cửa hàng quanh khu vực, tuy nhiên các thông tin này cần được kiểm chứng chứ không thể vội vàng quy chụp, tránh tình trạng gây hoang mang tâm lý cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng đến kinh doanh của các cơ sở. Ông Cường nhấn mạnh, để kết luận một sản phẩm vi phạm vẫn đang bày bán ngoài thị trường thì cần phải có hồ sơ cụ thể xem sản phẩm đó có đúng với lô, ca, kíp sản phẩm vi phạm hay không. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra Sở Y tế có thể thành lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm làm xét nghiệm, từ đó mới có hướng xử lý phù hợp.
Theo ANTD
Đốt rơm dưới lòng đường Hiện nay đang bước vào vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ dân sống dọc theo Quốc lộ 6 đoạn qua các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Nội) thường tập kết, rồi tuốt lúa, phơi rơm rạ ngay lòng đường gây cản trở việc đi lại và mất an toàn giao thông. Không chỉ có vậy,...