Tướng Giáp trong mắt những người giúp việc
Trong con mắt những người từng giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “anh Văn” luôn là người đức độ, thương vợ, yêu con, chăm lo nhân viên như người thân ruột thịt.
Không ” khó” như từng nghĩ
Ông Nguyễn Cao Phong, Phó Ban liên lạc đồng đội E174, Quân khu Tây Bắc nói: “Tối 4/10/2013, nhận được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần “tôi giật mình, không thể tin Đại tướng ra đi”.
Ông Phong nhớ lại ngày 13/5/2004, lần đầu tiên ông được phân công trực tiếp đón Đại tướng tham dự cuộc họp kỷ niệm 50 năm Giải phóng Điện Biên Phủ tại Học viện Quốc phòng.
Trước đây, ông vẫn nghĩ Đại tướng phải ở “trên cao” lắm, hay oai phong, trịnh thượng lắm, không thể tiếp cận. Lúc gặp, tôi hoàn toàn bất ngờ, Đại tướng vô cùng gần gũi, thân mật, không có phân biệt, xa cách.
Ông Nguyễn Cao Phong, Phó Ban liên lạc đồng đội E174, Quân khu Tây Bắc
“Chiếc xe dừng lại trước của Hội trường, tôi đưa Đại tướng vào bên trong, cảm giác gần gũi thân quen. Bước vào hội trường, vẫy tay chào mọi người, Đại tướng nói: “Chúng ta gặp lại nhau sau 50 năm chiến thắng Điện Biên như này quý lắm”, ông Phong nói.
Cách đây hơn một tháng, ngày 26/8 tôi đến mừng sinh nhật tuổi 103 của Đại tướng tại căn nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, giờ đây nghe tin Đại tướng qua đời, không thể tin Đại tướng đã qua đời.
Video đang HOT
“Có ai như Đại tướng không?”
Ông Bùi Kế, thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp 11 năm, từ 1968 đến 1979 luôn cảm động khi nhớ kỷ niệm về những lần đau ốm được Đại tướng chăm lo như người thân ruột thịt.
“Đang làm việc, thấy thư ký mệt Đại tướng cứ nói thư ký đi nghỉ rồi nói bác sỹ lấy thuốc cho uống. Có lần trên chuyến đi tàu hải quân, đi từ Hải Phòng về Thái Bình, tôi mệt ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy thấy Đại tướng đang bóp đầu để tôi đỡ đau. Có ai như Đại tướng không?”.
Ông Bùi Kế, thư ký cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp 11 năm
Ông Kế cũng cho biết, quá trình làm việc với Đại tướng, ông thấy Đại tướng là con người đức độ, luôn đối xử tốt với những người giúp việc như người thân trong gia đình.
“Khi về hưu, khi có chuyện gì tôi lại chạy ngay đến nhà Đại tướng, mỗi lần gặp nhau, ôm hôn như anh em”.
Nhìn xa trông rộng
Ông Nguyễn Thế Bình (Từ Sơn, Bắc Ninh) làm việc trong Cục tình báo từ năm 1949. Ông nhớ có lần được nghe trực tiếp Đại tướng nói khi chiến dịch Điện Biên phủ hết giai đoạn 2: “Sau những ngày mưa này, là ngày tận số của quân Pháp ở Điện Biên Phủ”.
Ông Bình nhớ, hôm đó trời mưa, Đại tướng nhìn ra ngoài trời và nói vậy, chúng tôi thấy Đại tướng có tầm nhìn xa trông rộng vô cùng. Đã 60 năm qua, chưa bao giờ ông quên được câu nói ấy của Đại tướng.
Theo Dương Tùng (thực hiện) (Khampha.vn)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình
Tang lễ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13/10. Lễ an táng được tổ chức tại Quảng Bình vào ngày 13/10 theo nguyên vọng của gia đình.
Chiều 5/10 của Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng đã có thông cáo đặc biệt về về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo đó, tang lễ Đại tướng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
Thông báo ghi rõ, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng được tổ chức cùng địa điểm từ 7h30 ngày 12/10. Một ngày sau, 13/10, sẽ diễn ra lễ truy điệu trọng thể.
"Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình)", thông báo có đoạn.
Cũng theo Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng. Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình.
Trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (12-13/10), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.
Đại tướng ra đi khi vừa bước sang tuổi 103.
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Nỗi thương tiếc của ca sĩ 3 lần hát cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Đối với Nguyễn Trần Trung Quân, sự ra đi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là mất mát lớn lao của nước nhà. Hơn một tháng trước, người dân Việt Nam vẫn còn kính cẩn gửi đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam - những lời chúc sức khỏe nhân ngày sinh...