Tướng Giáp qua góc nhìn của nhà tình báo
“Võ Nguyên Giáp trước sau như một, là vị tướng của hòa bình và nhân dân”, nguyên Cục trưởng Tình báo và Quân báo Lê Trọng Nghĩa, trợ tá thân cận cho tướng Giáp năm 1946-1968, bày tỏ.
Ở tuổi 92, mái tóc bạc trắng, giọng run run, ông Nghĩa vẫn có thể khiến người đối diện ấn tượng bởi ánh mắt sắc lẹm, từng lời nói chắc nịch và kiên cường. Nhắc đến cụ Hồ, tướng Giáp, về cách mạng Việt Nam, ông nhớ đến từng chi tiết nhỏ.
Ông Nghĩa xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng. Năm 23 tuổi (tức 1945) ông làm thuyết khách gặp gỡ Trần Trọng Kim, thuyết phục chỉ huy Nhật ở Trại Bảo an binh và tham gia đàm phán với Tổng chỉ huy quân đội Nhật ở Hà Nội. Chia sẻ về công việc của mình, ông nói: “Tôi theo dõi tất cả các vấn đề có quan hệ tới đối phương như Pháp, Mỹ, và các nước khác có liên quan đến cách mạng Việt Nam. Dựa vào những tin tức đó, Bộ Chính trị đưa ra chủ trương, quyết sách”.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa – Nguyên Cục trưởng Tình báo và Quân báo. Ảnh: Phan Dương.
Giai đoạn Cách mạng Tháng 8, ông Nghĩa đại diện chính quyền Việt Minh liên hệ với quân đội Nhật. Chủ trương lúc đó của Việt Nam là chỉ huy quân giải phóng đánh vào quân Nhật đang co cụm ở Thái Nguyên để mở đường Nam tiến. Ngày 23/8/1945 cách mạng thành công, ông Nghĩa thôi nhiệm vụ này, việc liên lạc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chịu trách nhiệm. Đại tướng ra lệnh ngừng trận Thái Nguyên, giao hảo với Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Nhật, tạo điều kiện để nhân dân cả nước giành chính quyền. Nhờ đó, giải phóng quân vào chiếm lĩnh Hà Nội và làm hậu thuẫn để chính quyền cả nước công khai ra mặt quốc dân ngày 2/9 trong bầu không khí hòa bình, không xung đột, đổ máu.
Ngày 22/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các ông Khuất Duy Tiến và Dương Đức Hiền tiếp xúc với phái bộ đồng minh do đại tá Archimedes Patti dẫn đầu. Theo ông Nghĩa, thời điểm này không có chức vụ chính thức nhưng Tướng Giáp đã làm nhiệm vụ của một Bộ trưởng Ngoại giao. Chính ông gặp gỡ với tướng Patti, và sau đó đưa đại diện phái bộ đồng minh đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc gặp gỡ này được xem là hội nghị ngoại giao đầu tiên của nước ta.
Trong cuốn hồi ký “Why Vietnam?” (Tại sao Việt Nam) của đại tá Patti (do Lê Trọng Nghĩa dịch) có kể lại rằng sau cuộc họp này ông Giáp đã nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Quốc kỳ nước chúng tôi được trương trong một nghi lễ quốc tế (sánh ngang hàng với cờ 4 nước đồng minh Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc) và Quốc ca của chúng tôi được cử hành để chào mừng một người nước ngoài. Tôi sẽ mãi mãi không quên…”. Khi ấy, ông Nghĩa giải thích, Quốc kỳ nước Việt tung bay ngang hàng với cờ 4 nước đồng minh Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc.
Bằng 2 sự kiện đó, nhà tình báo Lê Trọng Nghĩa nhìn nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là ông tướng đánh trận mà còn là người gìn giữ hòa bình trong lúc đất nước hỗn loạn. “Với tôi, ông Giáp là người đóng góp có tính chất quyết định cho việc xây dựng đất nước Việt Nam độc lập và thống nhất ngay từ những ngày đầu”, ông Nghĩa nắm tay chắc nịch, khẳng định.
Cuộc gặp mặt giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại diện quân đồng minh Đại tá Patti được xem như hội nghị ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Lần đầu tiên Quốc kỳ, Quốc ca nước Việt sánh ngang với các nước trên thế giới. Ảnh tư liệu.
Video đang HOT
Năm 1950, ông Nghĩa được phong hàm đại tá và giữ chức Cục trưởng Cục tình báo và quân báo Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông trở thành trợ tá đắc lực của Đại tướng, nhất là trong trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, lúc đầu Bộ Chính trị đã quyết định phương án “đánh nhanh giải quyết nhanh”. Tuy nhiên, thông tin tình báo của ông Nghĩa cho thấy thực dân Pháp đã “nằm lòng” kế hoạch của chúng ta và đã lên phương án tác chiến chỉ chờ quân ta nổ súng sẽ dập tắt. Tổng tư lệnh chiến dịch Võ Nguyên Giáp đã hạ “quyết định khó khăn nhất cuộc đời” là chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”.
Ký ức của ông Nghĩa nhớ rõ thời kỳ ấy, kế hoạch ban đầu là quân chủ lực 308 sẽ tấn công vào lòng chảo Điện Biên Phủ. Cân nhắc tình hình kế hoạch bại lộ, ta đang nằm ở thế bị động nên tướng Giáp cho rút pháo ra khỏi Điện Biên, đồng thời quân chủ lực rút sang Lào, đánh nghi binh hòng phân tán lực lượng của Pháp – Mỹ. Nhưng ngay sau đó, Đại tướng lại quyết định không đánh nghi binh mà đánh thật xuống tận Luông Pha Băng. Phía Pháp nghĩ quân đội Tướng Giáp định cắt đôi Điện Biên, chiếm cả miền Bắc nên phải thay đổi kế hoạch, phân tán lực lượng đi các nơi. Nhờ đó Tướng Giáp đã chuyển tình hình từ thế bị động sang chủ động, nắm chắc được phần thắng.
“Cái độc đáo của ông Giáp là chuyển sang phương án mới. Quan trọng nhất là nổi bật được tính độc lập trong tư tưởng và trí tuệ của Việt Nam. Điều này phản ánh ông Giáp là người học trò tiêu biểu và được tín nhiệm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, ông Nghĩa nhận định.
Cuc trưởng Quân báo Lê Trọng Nghĩa đang bao cao vơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị về chiến dịch Biên giới 1950. Ông Nghĩa đứng giữa Phạm Văn Đồng và Hoàng Quốc Việt.Ảnh tư liệu.
Những năm 1967-1968, ông Nghĩa gặp những biến cố lớn, sự nghiệp cách mạng của ông dừng từ đó. Tận 22 năm sau, lúc về già ông mới có cuộc hội ngộ với người chỉ huy của mình. Ông nói chỉ cần đôi bên nhìn nhau đã rõ tất cả những nỗi đau phải chịu đựng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần là một nỗi đau lớn với người trợ tá thân cận này. Ông nói từng tiếng mạnh mẽ: “Ông Giáp mất tác động rất sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của tôi. Sự ra đi của ông Giáp là tiếng chuông rất quan trọng để nhắc nhở tôi là phải nhớ đến và làm theo tấm gương của ông suốt đời kiên trì vì nền hòa bình, độc lập của nước nhà”.
Nhà tình báo Lê Trọng Nghĩa chia sẻ thêm, sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang hướng tích cực, nhất là trong thời điểm Hội nghị Trung ương VIII vừa diễn ra. “Mọi người dân đừng chỉ có thương tiếc không, cần phải nhìn theo gương ông Giáp mà làm vì một nước Việt Nam có hòa bình, phát triển một cách sâu rộng và vững chắc”, nhà tình báo 92 tuổi tha thiết.
Hình ảnh vị tướng gần gũi với người lính, nhân dân đã in sâu vào tâm khảm ông Nghĩa từ cái thời Tướng Giáp đội mũ phớt thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. “Tôi gọi ông ấy là Đại tướng đội mũ phớt. Vinh quang của ông ấy không phải thể hiện ở Cách mạng tháng Tám, trận Điện Biên Phủ, dìu dắt cách mạng đi qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại…, mà vinh quang suốt đời của ông Giáp là vì nền hòa bình của Tổ quốc”, người cựu trợ lý Tướng Giáp chia sẻ.
Nguyên Cục trưởng Cục tình báo và quân báo Lê Trọng Nghĩa sinh năm 1922, từng mang các tên Đoàn Xuân Tín, giáo sư Lê Ngọc và sau cùng là Lê Trọng Nghĩa. Trong đó Lê Trọng là tên của người thầy giáo đầu tiên của ông, còn Nghĩa với ý là khởi nghĩa. Ngày 10/3/1945 ông Nghĩa đươc giao trach nhiêm bao vê “thương câp” Trân Đăng Ninh vươt nguc Hoa Lo. 19/8/1945 ông là Uy viên Uy ban Khơi nghia Hà Nội. Ngày 20/8/1945, Uy viên Uy ban Nhân dân cach mang lâm thơi trung ương, khang chiên bung nô, ông la chanh văn phong Bô Quôc phong. Năm 28 tuổi (1950) ông Nghĩa mang quân hàm đai ta, giữ chức Cuc trương Cuc Quân bao. Năm 1954, ông Nghĩa 32 tuổi phụ trách quân báo cho Sơ chi huy măt trân Điên Biên Phu.
Phan Dương
Theo VNE
Hối hả chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng
Chiều 11/10, công tác chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) diễn ra hết sức khẩn trương.
Bên trong nhà tang lễ, các nhân viên kê lại bàn ghế và lau chùi mọi thứ sạch sẽ, kê lại bàn ghi sổ tang, phủ khăn trắng lên bàn.
Bộ Quốc phòng cử 60 sĩ quan cấp tướng túc trực bên linh cữu trong 2 ngày diễn ra lễ tang.
Trong khi đó, ở bên ngoài cổng nhà tang lễ, phía đường Trần Thánh Tông, nhiều người dân không quản đường xa tìm đến hỏi trước thông tin về lễ viếng. Vợ chồng ông Trần Văn Phú đi xe máy từ Giao Thủy, Nam Định lên từ sáng. Nghỉ trưa ở nhà người quen xong, ông tìm đến nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Người đàn ông hơn 50 tuổi ngậm ngùi cho biết, ông định đi viếng Đại tướng ở nhà riêng 30 Hoàng Diệu nhưng vợ bị ốm không đi được.
"Đây là cơ hội cuối cùng vợ chồng tôi được viếng Người. Chúng tôi chỉ mong sao được đưa Người đi hết chặng đường cuối", ông Phú nói.
Ảnh chuẩn bị cho tang lễ Đại tướng
Để chuẩn bị cho các hoạt động viếng, lễ truy điệu và tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đặc biệt Công an thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân cả nước về thăm viếng Đại tướng. Ước tính sẽ có khoảng 10.000 người đến viếng trước linh cữu và hàng chục nghìn người khác ra đường chờ đón đoàn xe tang trong 2 ngày tới.
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ viếng, truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lực lượng chức năng đã bố trí tập kết, trông giữ phương tiện miễn phí tại 2 tuyến đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư và Hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt - Lê Thánh Tông. Các đoàn viếng sẽ đi bộ từ các phố lận cận như Trần Hưng Đạo, Phan Chu Chinh, Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, Pasteur... để vào nhà tang lễ.
Phó chủ tịch quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa nhận định, sẽ có hàng trăm đoàn từ trung ương, địa phương và hàng nghìn người dân đến viếng Đại tướng vào ngày 12/10, nên mặc dù quy định thời gian viếng trong lễ tang kéo dài đến 21h song nhiều khả năng sẽ kéo dài đến đêm. Các lực lượng bảo vệ sẽ phục vụ cho đến khi hết người vào viếng.
Quận Hoàn Kiếm cũng bố trí nhiều địa điểm để nước uống và lắp đặt 10 nhà vệ sinh lưu động tại các tụ điểm.
Nhà tang lễ Quốc gia là nơi duy nhất tại Hà Nội được tổ chức lễ Quốc tang, cùng với Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP HCM (nếu Quốc tang được tổ chức ở TP HCM). Hai lễ Quốc tang gần đây nhất là của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 6/2008) và cố Chủ tịch nước Võ Chí Công (tháng 9/2011) đều được tổ chức tại TP HCM.
Đặc biệt, công tác bảo vệ an ninh trật tự cho lễ tang được chú trọng, ông Chử Văn Canh, Trưởng công an quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đã huy động đông đảo lực lượng tham gia, từ công an, dân phòng, tự quản, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên tình nguyện...
Vào ngày 13/10, việc di chuyển linh cữu Đại tướng sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt với tần suất khoảng 3-5 m sẽ có một người làm nhiệm vụ canh gác đảm bảo an toàn cho đoàn xe đi qua. Trên tuyến đường trên địa bàn còn bố trí 3 chốt quan trọng luôn có lãnh đạo công an quận ứng trực, đảm bảo xử lý các tình huống phát sinh.
"Từ việc đông người đến viếng tại nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi phải lường trước khả năng người dân kéo ra đường nơi đoàn xe tang đi qua rất đông, có thể họ sẽ tràn xuống cả làn đường", ông Canh nói.
Cũng trong sáng nay, các cán bộ cấp tướng đã tập dượt nghi thức cho tang lễ vào ngày mai. Trong 2 ngày diễn ra lễ viếng và lễ truy điệu tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng cử 60 sĩ quan hàm cấp tướng ở các quân chủng Hải quân, Bộ binh và Không quân túc trực bên linh cữu Đại tướng. Đồng thời, 103 người bao gồm từ Bộ trưởng và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng tượng trưng cho tuổi thọ của Đại tướng sẽ đến viếng ông.
Như vậy, lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới đây là lần thứ 2 Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tổ chức với nghi thức cao nhất, sau lễ Quốc tang cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 2000. Từ khi được thành lập 1999 đến nay, Nhà tang lễ Quốc gia còn là nơi tổ chức nhiều lễ tang quan trọng khác.
Ngày 10/10, tại buổi họp thứ 2 của Ban tổ chức lễ Quốc tang, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã kiến nghị kéo dài thời gian viếng Đại tướng đến 23h ngày 12/10. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban tổ chức lễ Quốc tang đã đồng ý với ý kiến này. Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ 7h sáng 13/10, tại Nhà Tang lễ Quốc gia. 8h15 bắt đầu làm lễ di quan; 10h đến sân bay Nội Bài; 11h máy bay chở linh cữu Đại tướng cất cánh; 12h25 máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới. 13h30 lễ an táng bắt đầu tại Vũng Chùa (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch; 17h kết thúc Lễ an táng.
Theo VNE
Lính Trường Sa kết lá dừa thành vòng hoa viếng Đại tướng Người dân đảo Trường Sa dâng trái cây, thậm chí cả mẻ cá vừa đánh được trước bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn lính đảo Sinh Tồn đã cùng nhau lấy lá dừa kết thành vòng hoa kính viếng vị tướng của dân tộc. Cũng như ở đất liền, những người lính ở Huyện đảo Trường Sa cùng người dân đang...