Tướng Giáp phân tích về chiến tranh nhân dân trên đài Mỹ
Trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về các vấn đề chiến lược và đạo lý trong nghệ thuật quân sự Việt.
Đài truyền hình PBS nổi tiếng từng phát sóng loạt chương trình truyền hình 26 phần có tên Thế kỷ Nhân dân nói về các sự kiện trong đại trên thế giới giai đoạn 1900-1999. Trong loạt chương trình này có phần phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh lực lượng Việt Minh và “anh cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng chủ chốt đã đánh bại các đội quân nhà nghề của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành và giữ nền độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Phần trả lời phỏng vấn của Đại tướng cho thấy tầm nhìn bao quát của ông về tư tưởng quân sự Việt Nam.
PV: Liệu Điện Biên Phủ có phải là một chiến thắng quân sự thông thường hay là chiến thắng của loại hình chiến tranh quân sự?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến thắng tại Điện Biên Phủ là chiến thắng dành cho nhân dân. Tuy nhiên khái niệm chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích là tách biệt dù chúng không hoàn toàn tách biệt. Trong trường hợp này, chính cuộc chiến của nhân dân đã đem lại chiến thắng. Và chiến tranh du kích là 1 khía cạnh của cuộc chiến tranh nhân dân đó.
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa cuốn sách của tác giả nước ngoài
Cái này khá phức tạp… Vậy chiến tranh nhân dân là gì? Nếu gói gọn trong 1 từ, đó là cuộc chiến vì dân và do dân, trong khi chiến tranh du kích đơn giản là phương pháp chiến đấu. Về mặt khái niệm, chiến tranh nhân dân có tính toàn cầu hơn. Đó là một khái niệm tổng hợp. Một cuộc chiến đồng thời là quân sự, kinh tế và chính trị… Có song song chiến tranh du kích và chiến tranh quy mô lớn tiến hành bằng các đơn vị lớn.
PV: Có gì mới về ý tưởng “Chiến tranh Nhân dân”?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đó là cuộc chiến vì dân do dân. Ở đây vì dân là vì mục tiêu chiến tranh là mục tiêu của nhân dân, như là độc lập, thống nhất đất nước, và hạnh phúc cho mọi người… Còn do dân nghĩa là thường dân, không chỉ là quân đội mà bao gồm tất cả người dân.
Chúng tôi biết rằng chính nhân tố con người chứ không phải các nguồn lực vật chất quyết định kết quả của cuộc chiến. Đó là lý do vì sao mà cuộc chiến nhân dân của chúng tôi, do Hồ Chí Minh lãnh đạo, lại diễn ra trên một quy mô lớn như vậy. Nó lôi cuốn sự tham gia của toàn thể dân chúng.
PV: Ông nghĩ sao về ý nghĩa của Điện Biên Phủ đối với thế giới?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Lịch sử dân tộc Việt Nam có từ hàng ngàn năm trước. Trong thời kỳ đó, chúng tôi đã đánh đuổi muôn vàn kẻ ngoại xâm. Duy có điều, thời xưa các nước lăm le xâm lược chúng tôi đều có trình độ kinh tế tương tự như chúng tôi. Các nước đó đều là xã hội phong kiến. Chẳng hạn, khi chúng tôi chiến đấu chống lại phong kiến Trung Quốc hồi thế kỷ 13. Nhưng Điện Biên Phủ lại là chiến thắng trong 1 kỷ nguyên khác. Vào nửa sau của thế kỷ 19, khi chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã phân chia thế giới thành các thuộc địa, một vấn đề mới nảy sinh.
Làm thế nào 1 dân tộc yếu, lạc hậu về kinh tế lại có thể hy vọng giành lại được độc lập? Làm thế nào mà họ lại đương đầu được với 1 quân đội phương Tây hiện đại, được hậu thuẫn bởi các nguồn lực của 1 nhà nước tư bản hiện đại? Và đó là lý do mà chúng tôi mất tới 100 năm để đánh đuổi đế quốc Pháp. Điện Biên Phủ là chiến thắng quyết định vĩ đại đầu tiên sau 100 năm kháng chiến chống lại đế quốc Pháp và chủ nghĩa can thiệp Mỹ. Chiến thắng đó đã kết thúc chiến tranh và đặt dấu chấm hết cho sự xâm lược của người Pháp.
Từ quan điểm quốc tế thì đó là chiến thắng vĩ đại đầu tiên của 1 dân tộc thuộc địa nhược tiểu đấu tranh chống lại sức mạnh toàn diện của các lực lượng phương Tây hiện đại. Đó là lý do vì sao nó lại là thất bại lớn đầu tiên của phương Tây. Nó đã làm rung chuyển nền móng của chủ nghĩa thực dân và kêu gọi nhân dân thế giới chiến đấu vì tự do – khởi đầu cho nền văn minh quốc tế.
PV: Liệu Điện Biên Phủ có phải là một chiến thắng dễ dàng do người Pháp mắc quá nhiều lỗi?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Vấn đề không đơn giản như vậy. Chúng tôi tin là về phía Pháp, các tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu đã được thông tin tốt. Họ đã cân nhắc lợi hại, và theo dự báo của họ, Điện Biên Phủ là bất khả xâm phạm. Mọi người nhất trí rằng tập đoàn cứ điểm này không thể công phá được. Người Pháp rồi người Mỹ đã đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi. Họ có vũ khí tốt hơn cùng với tiềm lực quân sự và kinh tế khổng lồ. Họ không mảy may nghi ngờ chiến thắng sẽ thuộc về họ. Nhưng ngay khi người Pháp tin rằng họ bên bờ chiến thắng, thì mọi thứ sụp đổ quanh họ.
Điều tương tự xảy đến với người Mỹ vào mùa Xuân năm 65. Ngay lúc Washington chuẩn bị tuyên bố chiến thắng ở miền Nam Việt Nam, người Mỹ bỗng nhiên thấy những mong đợi của họ tan vỡ. Vì sao? Bởi vì họ chống lại không phải chỉ một đội quân mà cả một dân tộc – toàn thể dân tộc.
Video đang HOT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiến trường. Ông được coi là bậc thầy về chiến tranh du kích, là nhà thao lược, nhà lý luận quân sự tài ba, có tư tưởng độc lập, sáng tạo
Do vậy bài học rút ra là cho dù tiềm lực quân sự và kinh tế của đối phương của anh lớn đến nhường nào thì nó vẫn không bao giờ đủ lớn để đánh bại 1 dân tộc đoàn kết trong cuộc đấu tranh cho các quyền cơ bản. Đó là những gì chúng tôi học được từ những điều kể trên.
PV: Vì sao Mặt trân Giải phóng Dân tộc lại thành công đến như vậy trong việc mở rộng khu vực kiểm soát từ năm 1960 đến 1965?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Trong suốt chiều dài lịch sử của chúng tôi, hễ khi nào chúng tôi cảm thấy mình bị kẻ thù đe dọa, nhân dân chúng tôi lại siết chặt hàng ngũ. Hàng triệu người đoàn kết lại, kêu gọi “Thống nhất trên tất cả”, “Chiến thắng trên tất cả”… Mặt trận Giải phóng Dân tộc [miền Nam Việt Nam] giành chiến thắng vì mặt trận đã nỗ lực đoàn kết hầu hết người dân và vì chính trị của nó là chính nghĩa.
PV: Thế các ông có thay đổi chiến thuật chút nào không khi quân Mỹ bắt đầu đến Việt Nam sau năm 1965?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Dĩ nhiên kể cả khi đó thì đây vẫn là chiến tranh nhân dân. Mà chiến lược của chiến tranh nhân dân thì không chỉ gồm quân sự. Luôn có khía cạnh tổng hợp trong chiến lược này. Chiến lược của chúng tôi bao gồm đồng thời các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao, mặc dù yếu tố quân sự là yếu tố quan trọng nhất. Trong thời chiến, anh phải bắt đầu từ đối phương, phải nắm rõ kẻ thù. Khi kẻ thù thay đổi chiến lược chiến thuật, anh phải làm tương tự.
Trong mọi cuộc chiến tranh, chiến lược bao giờ cũng bao gồm một số chiến thuật được coi là có tầm quan trọng chủ chốt và anh sẽ phải tìm cách đập tan các chiến thuật đó. Chẳng hạn, nếu chúng tôi đối đầu với kỵ binh, chúng tôi sẽ phải làm mọi thứ để đánh bại chiến thuật cụ thể đó. Cũng tương tự như khi kẻ thù sử dụng các vũ khí chiến lược…
Và khi quân Mỹ cố gắng áp dụng chiến thuật “tìm diệt”, chúng tôi đối phó bằng chiến thuật riêng khiến cho mục tiêu của chúng không đạt được còn bản thân chúng thì bị tiêu diệt. Chúng tôi phải buộc quân thù đánh theo cách chúng tôi muốn. Chúng tôi buộc đối phương chiến đấu trên địa bàn không quen thuộc.
Hình ảnh Đại tướng Giáp trên trang bìa tạp chí TIME của Mỹ
PV: Ông đã quen thuộc với các bức tranh nổi tiếng tháng 4/1975 ghi lại cảnh những chiếc trực thăng Mỹ bay khỏi đại sứ quán Mỹ. Những bức hình đó có nghĩa như thế nào đối với ông?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Như những gì chúng tôi dự kiến. Nó đánh dấu sự chấm dứt của sự hiện diện thực dân kiểu mới của Mỹ ở đất nước chúng tôi. Và nó chứng minh rằng khi 1 dân tộc đã thống nhất trong cuộc chiến vì tự do, họ sẽ luôn chiến thắng.
Khi còn trẻ, tôi có 1 mơ ước là 1 ngày nào đó tôi sẽ chứng kiến đất nước tôi tự do và thống nhất. Ngày đó, giấc mơ của tôi thành hiện thực. Nó giống như lật sang một trang sử mới. Đường phố Hà Nội ngập tràn người. Các bức ảnh trực thăng theo 1 cách nào đó là biểu hiện cụ thể cho chiến thắng của chiến tranh nhân dân trước quân xâm lược Mỹ. Ở giác độ khác, đó là bằng chứng cho thấy Lầu Năm Góc không thể dự báo điều sẽ xảy ra. Nếu không, họ đã lên kế hoạch tốt hơn.
Thực tế lịch sử dạy cho chúng tôi rằng không phải cứ là lực lượng quân sự kinh tế mạnh mẽ nhất thì sẽ chiến thắng được cuộc kháng chiến của một dân tộc đoàn kết – đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì các quyền quốc tế của mình. Vẫn có giới hạn đối với sức mạnh của họ. Ngay từ đầu, dù là ở nước xã hội chủ nghĩa hay tư bản, mọi thứ anh làm vì lợi ích của nhân dân sẽ đem lại cho anh lợi thế, trong khi những thứ đi ngược lại lợi ích của nhân dân rốt cuộc sẽ phản lại chính anh.
Chúng tôi là người chiến thắng và người Mỹ thất bại, nhưng tôi muốn làm rõ điều này. Cái gì làm nên chiến thắng? Nhân dân Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh; họ muốn hòa bình. Người Mỹ có muốn chiến tranh không? Không, họ cũng muốn hòa bình. Vì vậy chiến thắng này là chiến thắng dành cho những người dân ở Việt Nam và Hoa Kỳ mong muốn hòa bình. Vậy thì ai đã bị đánh bại? Những kẻ theo đuổi xâm lược bằng mọi giá. Và đó cũng là lý do chúng tôi vẫn làm bạn với nhân dân Pháp và không bao giờ cảm thấy thù địch với nhân dân Mỹ cả…
PV: Ai đã phát minh ra ý tưởng chiến tranh Nhân dân? Ý tưởng này ban đầu là của ai?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban đầu đó là sản phẩm của tinh thần sáng tạo của quần chúng. Cho phép tôi được nói về truyền thuyết Phù Đổng mà người dân Việt nào cũng biết. Truyền thuyết đó có từ thời tiền sử. Quân thù sắp xâm lăng và có 1 cậu bé 3 tuổi tên Phù Đổng lớn nhanh như thổi, cưỡi lên ngựa sắt và nhổ tre làm vũ khí, tập hợp mọi người lại đánh giặc. Nông dân, ngư dân, mọi người đáp lại lời kêu gọi của Phù Đổng và họ đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh. Truyền thuyết này phản ánh thực chất trong tư tưởng nhân dân. Như vậy, chiến tranh nhân dân đã tồn tại ngay trong truyền thuyết, và vẫn còn bên chúng tôi trong các thế kỷ.
PV: Vì sao ông nghĩ rằng Việt Nam hầu như là nước duy nhất trên thế giới đã đánh bại Mỹ? Tại sao chỉ Việt Nam?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Với tư cách sử gia, tôi sẽ nói rằng trường hợp Việt Nam là hiếm. Với tư cách 1 quốc gia, Việt Nam đã được hình thành từ rất sớm. Về lý thuyết, người ta nói rằng 1 quốc gia chỉ có thể hình thành sau khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản… Nhưng nước chúng tôi hình thành rất sớm, trước cả Công nguyên. Vì sao? Bởi lẽ nguy cơ xâm lược từ các thế lực bên ngoài đã liên kết các bộ tộc khác nhau lại với nhau. Và rồi lại có cuộc chiến thường trực chống lại các yếu tố khắc nhiệt, như mùa đông… Trong các truyền thuyết của chúng tôi, cuộc đấu tranh này được coi là một yếu tố thống nhất, một sức mạnh cố kết dân tộc. Yếu tố này cùng với nguy cơ thường trực bị xâm lược đã tạo ra sự gắn kết lớn hơn nữa và tạo ra 1 truyền thống mang lại cho chúng tôi sức mạnh.
Ông Giáp là 1 vị tướng nhân văn, vì hòa bình. Ông rất tôn trọng đối phương. Ông cũng sẵn sàng gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Trong ảnh, tướng Giáp bắt tay cựu thù – cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara (ảnh: WashingtonPost)
Nhân dân Việt Nam nói chung có xu hướng lạc quan. Vì sao vậy? Nguyên nhân là họ đã đối diện với các bất định trong hàng ngàn năm, và trong hàng ngàn năm ấy họ đã vượt qua được các thách thức đó.
PV: Đâu là đóng góp của chủ nghĩa Marx-Lenin đối với học thuyết Chiến tranh Nhân dân của các ông?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh Nhân dân ở Việt Nam đã có từ trước khi chủ nghĩa Marx-Lenin du nhập vào đây. Tất nhiên học thuyết Marx-Lenin có đóng góp vào Chiến tranh Nhân dân Việt Nam.
Khi Liên Xô sụp đổ, chúng tôi dự đoán 60-80% ngân sách xuất nhập khẩu của chúng tôi sẽ bị mất đi do chúng tôi phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN khác. Do vậy người ta dự báo Việt Nam sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chúng tôi vẫn trụ vững và từng bước tiến lên. Khi được hỏi tôi nghĩ sao về Perestroika (cải tổ ở Liên Xô), tôi trả lời rằng tôi nhất trí với sự thay đổi… Nhưng Perestroika là từ tiếng Nga, dành cho người Nga. Ở đây chúng tôi làm mọi việc theo cách Việt Nam. Chúng tôi tận dụng các niềm hy vọng của Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Anh quốc – nhưng chúng tôi cố gắng đồng hóa tất thảy các hy vọng đó.
Như tôi đã đề cập, dân tộc Việt Nam có tinh thần độc lập, ương bướng nữa, ý tôi là làm những thứ theo kiểu của Việt Nam. Hiện giờ có kế hoạch vận động nhân dân đấu tranh chống lạc hậu và nghèo khó. Còn đó các vấn đề chiến tranh và hòa bình, có những quy luật cụ thể, quy luật xã hôi, quy luật lớn vẫn giữ giá trị dù thời bình hay chiến tranh. Anh phải thực tế, phải có mục tiêu, phải sử dụng thực tiễn làm phương tiện phân tích các quy luật khách quan chi phối những thứ đó. Để chiến thắng, anh phải hành động theo các quy luật này. Nếu làm ngược lại, anh sẽ là chủ quan và sẽ nhất định thất bại. Như vậy, chúng tôi học từ kinh nghiệm, cả xấu lẫn tốt, của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chúng tôi có ý tưởng riêng kiểu Việt Nam về những vấn đề này.
Tôi muốn nói thêm rằng chúng tôi vẫn muốn độc lập, và chúng tôi sẽ theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cho chúng tôi, con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là gì? Là độc lập và thống nhất cho tổ quốc, là tự do và hạnh phúc cho nhân dân, là hòa bình và hữu nghị giữa người với người.
Theo Trung Hiếu
VOV
"Cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm trong lòng dân"
"Tôi nhận được tin bác Giáp mất lúc 20h tối 4/10. Dẫu biết rằng sự ra đi của Người là điều không thể tránh khỏi trong quy luật sinh - lão - bệnh - tử, nhưng tôi bàng hoàng và cảm giác như nghẹt thở!".
Chúng tôi đến nhà Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyênỦy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 - vào buổi sáng mùa Thu dịu mát của Hà Nội nhưng trong lòng lại chất chứa nhiều nỗi niềm khi được tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - vị Tư lệnh từng có những năm tháng chiến đấu và kỷ niệm khó quên với Đại tướng ngồi lặng trong khuôn viên vườn nhà, trên tay ông cầm một cuốn sách thật dài viết về vị Tướng vĩ đại: "Tôi nhận được tin bác Giáp mất lúc 20h tối 4/10. Dẫu biết rằng sự ra đi của Người là điều không thể tránh khỏi trong quy luật sinh - lão - bệnh - tử, nhưng tôi bàng hoàng và cảm giác như nghẹt thở!Những hình ảnh về Người dần hiện ra trước mắt và càng thêm tự hào vì từng được sống, chiến đấu dưới sự chỉ đạo của Người".
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bàng hoàng về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chia sẻ thêm về cảm xúc trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói: "Không chỉ riêng tôi mà bất kỳ người Việt Nam nào khi biết tin Đại tướng qua đời đều có rất nhiều nỗi niềm cảm xúc đau thương. Nhưng chúng ta không được ủy mị, không được yếu đuối mà phải biến đau thương thành hành động, hãy thực hiện thật tốt tâm nguyện của Người, cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước để xứng đáng với sự hi sinh vì nước vì dân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Trung tướng Thước tin tưởng sâu sắc tin một điều rằng: Ngay cả khi Đại tướng đã qua đời, Người cũng không bao giờ có suy nghĩ đất nước này phải để bác nằm an nghỉ ở đâu, tổ chức tang lễ như thế nào, vì cuộc đời của Người nằm ở trong lòng dân!
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con người toàn tài và thượng đỉnh"
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể rằng, cuộc đời ông may mắn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các bức điện chỉ đạo chiến đấu, đặc biệt lần đầu tiên ông được trực tiếp gặp Đại tướng vào tháng 10 năm 1974, khi đó ông là Thiếu tá - Tham mưu trưởng chiến dịch, ông được thay mặt Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên ra Hà Nội nhận lệnh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên.
"Lúc bấy giờ, chúng tôi được phổ biến mệnh lệnh, quyết tâm của Bộ Chính trị là phải giải phóng cho được miền Nam trong hai năm 1975-1976, và nhấn mạnh thời cơ là năm 1975, mà muốn thực hiện được kế hoạch ấy thì phải giải phóng được Tây Nguyên. Bởi khi đó Tây Nguyên là địa bàn trọng yếu, thời Pháp xâm lược nước ta đã từng tuyên bố rằng nếu chiếm được Tây Nguyên thì sẽ chiếm được 3 nước Đông Dương" - Tướng Thước cho biết.
Trung tướng Thước trong một lần đến thăm sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sau khi làm việc với Bộ Tổng tham mưu và nhận lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng, tôi được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng để nghe lệnh. Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới điều trị ở Liên Xô về, sức khỏe đang yếu nên tôi báo cáo ngắn gọn, rành mạch tình hình chiến trường và nhiệm vụ đã nhận của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Đại tướng hỏi thăm tôi vào chiến trường Tây Nguyên được bao nhiêu năm và đã ra Hà Nội mấy lần rồi (theo quy định cứ đi 3 năm thì được về thăm nhà 1 tháng - PV).Tôi trả lời đã công tác trong chiến trường này được 10 năm và đây là lần đầu tiên ra Hà Nội. Bác Giáp ngỡ ngàng khi nghe tôi nói và hỏi sao lâu thế? Tôi trả lời Đại tướng rằng những cán bộ chỉ huy đánh giặc giỏi luôn được cấp trên quan tâm giữ lại để chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi cho chiến trường.
Nghe tôi chia sẻ, Đại tướng cười và 2 lần nói lời động viên tôi:Thôi, 10 năm dài lắm rồi, cố gắng chịu đựng nhé. Lần này cậu vào chiến trường nhưng sẽ không bao lâu nữa tớ sẽ cho cậu về nhà dài hơn. Và quả thật chỉ ít lâu sau, chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi và tiếp tục giải phóng hoàn toàn miền Nam vào năm 1975. Cho đến giờ tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng về sự dự báo vô cùng tài tình của bác Giáp" - Tướng Thước kể lại.
"Hai ngày hôm sau khi tôi chuẩn bị vào chiến trường, Đại tướng lại gọi cho chúng tôi một lần nữa. Lúc đó tôi linh cảm chắc có gì thay đổi nhưng Đại tướng đã nói tới dự báo: Đây là lần đầu tiên quân đội ta đánh vào một thành phố lớn như Buôn Mê Thuột nên phải dùng lực lượng bộ binh cơ giới mạnh và nhanh thì mới mong giải quyết được vấn đề. Đặc biệt, chiến dịch này là một chiến dịch lớn, tình hình như thế và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, vì thế ngoài dự kiến ban đầu thì người Tư lệnh chỉ huy chiến dịch phải nắm lấy thời cơ và nhanh chóng hành động chứ không chờ lệnh của cấp trên".
Tư lệnh Quân khu IV ngày ấy xúc động trước sự quan tâm của vị Tổng Tư lệnh về cuộc sống đời thường của anh em cấp dưới một cách ân cần, chu đáo và kịp thời. Một ví dụ điển hình về cái tài tình của Đại tướng: Người đang ốm bệnh phải ngồi ở Hà Nội nhưng vẫn chỉ đạo sâu sát, dự báo về mọi tình hình và việc giải phóng miền Nam chỉ trong vòng có 5 tháng đã hoàn thành, điều này ngay cả trong mơ cũng không ai dám thấy.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - con người toàn tài và thượng đỉnh
Trung tướng Thước kể thêm về lần thứ 2 được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời bình. Đó là năm 1990, khi đất nước đã giải phóng được 15 năm và Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn trực tiếp chỉ huy trong quân đội nữa mà tham gia quản lý nhà nước ở cương vị Phó Thủ tướng. Nhưng khi đến thăm Tư lệnh quân khu IV và nghe báo cáo về tình hình xây dựng lực lượng, Đại tướng đã rất quan tâm và lắng nghe chia sẻ, người đã chỉ ra cái được, cái chưa được và những gì cần phát huy...
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và dường như khi Hồ Chủ tịch ra đi, Người đã để Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế tục sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, suốt đời chăm lo cho nhân dân của Người.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là Tướng của các vị Tướng, là vị Tướng của nhân dân. Ông là một con người toàn tài và uyên bác, ở Tướng Giáp có sự nhân văn của một con người thượng đỉnh, của nền văn hiến dân tộc Việt Nam" - Trung tướng Thước nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nguyên Bộ trưởng Quốc phòng: "Cần tôn vinh xứng đáng với hy sinh của Đại tướng" Theo Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhà nước cần phải có sự ghi nhận, tôn vinh kịp thời, xứng đáng với những đóng góp, hi sinh lớn lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng nước nhà. Thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Ngoại trưởng Anh lên tiếng trước cuộc không kích đẫm máu của Israel vào Gaza
Thế giới
09:33:11 14/04/2025
Ái nữ sao Việt gây sốt MXH vì nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, mới 12 tuổi đã đẹp hết phần ba mẹ
Hậu trường phim
09:23:01 14/04/2025
Edirne - 'xứ Thrace' trong thần thoại Hy Lạp
Du lịch
09:19:36 14/04/2025
Cái chết bi kịch của tượng đài âm nhạc Hàn Quốc: 50 phút im lặng cực khó hiểu, lời khai mập mờ của vợ cùng nghi vấn quanh khối tài sản 260 tỷ đồng
Sao châu á
09:19:12 14/04/2025
HOT: Sao nữ Vbiz ở ẩn bấy lâu bất ngờ thông báo mang thai
Sao việt
09:17:00 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên
Phim việt
09:09:06 14/04/2025
Lý Hải say mê tập luyện cùng ban nhạc 'Cuộc hẹn cuối tuần'
Tv show
09:06:25 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025