Tướng Giáp dạy gì cho giới doanh nhân Mỹ?
Ngày nay lại được rất nhiều doanh nhân ưa chuộng; binh pháp của tướng Giáp, vị tướng vĩ đại của dân tôc Việt Nam, cũng ẩn chưa rất nhiều giá trị sâu sắc.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được cả thế giới vô cùng quan tâm. Người Pháp gọi ông là “ngọn núi lửa phủ tuyết”. Người Mỹ vừa “chữa thẹn” nói ông không có chiến lược gì nhưng cũng phải cúi đầu công nhận ông luôn là người chiến thắng.
Còn dưới góc nhìn của Robert Grant, tác giả cuốn Phân tích chiến lược đương đại (Contemporary Strategy Analysis), nghệ thuật chiến tranh của tướng Giáp là cuốn cẩm nang đáng để giới doanh nhân học hỏi.
Mở đầu ấn phẩm của mình, tác giả đã đề cập đến chiến lược cho doanh nghiệp. “Chiến lược là nói về cách giành chiến thắng. Chương đầu của cuốn sách sẽ giải thích chiến lược là gì và tại sao chiến lược thành công là điều vô cùng quan trọng, cho cả tổ chức lẫn cá nhân”.
Và để lấy một dẫn chứng điển hình nhất, ngay trong chương đầu tiên này, tác giả viết về “Tướng Giáp và Chiến tranh Việt Nam, 1948-1975″ để minh chứng cho “Vai trò quan trọng của chiến lược” đối với kinh doanh.
Quay lại thời điểm những năm 1948, khi chúng ta bắt đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tác giả phân tích: “Cho dù có một đội quân đông nhất Đông Nam Á, Bắc Việt Nam không thể sánh kịp với Nam Việt Nam lúc đó có Mỹ, siêu cường số 1 thế giới về quân sự và công nghiệp, đứng đằng sau.
Nam Việt Nam và đồng minh Mỹ bị đánh bại không phải vì đối phương có lực lượng mạnh hơn mà bởi vì họ có một chiến lược hơn hẳn, Bắc Việt Nam đã giành chiến thắng theo cách mà Tôn Tử đề cao nhất, đó là: Để kẻ thù tự hàng.”
Trích dẫn lại những phân tích của các tác giả khác về chiến lược của tướng Giáp khi đối đầu với quân Mỹ, bao gồm chiến tranh trường kỳ, lấy yếu địch mạnh, đánh chắc, thắng chắc … Grant đã đúc kết ra triết lý kinh doanh của thời đại.
Đó là bên cạnh lợi thế so sánh “cứng” (có hạn) chủ yếu dựa vào vị thế, vào nguồn lực sẵn có, doanh nghiệp phải chú ý tới lợi thế so sánh “mềm” (vô hạn), đó là nhân tố con người. Những nhân tố mềm trong kinh tế sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho lợi thế so sánh cứng vốn có, đồng thời giúp nó thích ứng với những biến động trong kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật, nhu cầu khách hàng,….
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã phân tích các chiến lược kinh doanh, từ cách tìm “giá trị cốt lõi” cho doanh nghiệp, phương hướng hoạt động phù hợp, cho tới việc tạo ra sự khác biệt, …
Điều này cũng giống như nghệ thuật quân sự mà tướng Giáp đã áp dụng: Tìm giá trị cốt lõi (lòng yêu nước, tính chính nghĩa) – chọn phương hướng hoạt động phù hợp (đánh chậm, thắng chắc) – môi trường phù hợp (tinh thần dân tộc) và chớp thời cơ.
Nếu xác định đúng các tiêu chí trên, dù là người tí hon vẫn có khả năng chiến thắng gã khổng lồ có cường quốc đứng sau nhưng thiếu đi sách lược phù hợp. Nó trả lời cho câu hỏi của Đại tá Harry G.Summers Jr, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ rằng tại sao nước Mỹ không thắng được mà lại thất bại thảm hại.
Tất nhiên, chiến lược trong kinh tế và quân sự không thể hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, cũng giống như binh pháp Tôn Tử, được đặt ra với mục đích ban đầu là phục vụ chiến tranh, ngày nay lại được rất nhiều doanh nhân ưa chuộng; binh pháp của tướng Giáp, vị tướng vĩ đại của dân tôc Việt Nam, cũng ẩn chưa rất nhiều giá trị sâu sắc, đáng để cho giới doanh nhân học hỏi.
Video đang HOT
Theo soha
[Trực tiếp] Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người đã ra đi thanh thản
Sáng nay 5-10, tại nhà riêng, con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng. Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký phụ trách văn phòng Đại tướng trầm ngâm, nói ít nhưng mỗi lời như rút gan, rút ruột.
Từ sáng sớm nay 5-10, ngôi nhà 30 phố Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) được dọn dẹp thật sạch sẽ để chuẩn bị tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhiều bác cựu chiến binh, nhiều người dân đi qua nhìn vào đây với lòng thành kính với vị Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam, người "Anh cả" của quân đội vừa từ trần.
Anh Võ Hồng Nam (áo đen) - con trai út của Đại tướng - đang nói chuyện trong phòng khách của nhà chính
Mọi thứ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp dường như vẫn ăm ắp trong ngôi nhà ấy, nơi Đại tướng đã sống mấy chục năm cuối đời, nhất là những bức ảnh nụ cười vừa hồn hậu vừa lạc quan của Đại tướng.
Tiết thu Hà Nội rất đẹp khiến khu vườn phía sau như xanh hơn, 1 hồ cá nhỏ phía sau hiện lên như một bức tranh.
Song hôm nay, vẫn là ngôi nhà 2 tầng màu vàng bao trùm bởi cây cối, hoa và những giàn cây leo đã mang một màu sắc khác. Khuôn viên vườn như thênh thang hơn, phòng khách đầy ắp quà tặng và bức trướng chúc thọ Đại tướng cũng cảm giác như mênh mang hơn thường ngày.
Những người ở trong ngôi nhà, từ người nhà, thư ký, đến người giúp việc cho Đại tướng đều chung một tâm trạng đau thương vô hạn. Đâu đâu trong ngôi nhà cũng đều có hình ảnh của Đại tướng. Mỗi góc sân, mỗi bức tường, mỗi món quà tặng hay thậm chí là cái cây, đồ dùng... đều gợi lại hình ảnh thường ngày của Đại tướng. Nụ cười đôn hậu đầy lạc quan của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như hiện hữu ở khắp nơi.
Trên nhà chính, anh Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng, tiếp chuyện những đoàn công tác vào thăm hỏi. Anh cho biết Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng một cách nhẹ nhàng.
Trong căn phòng trưng bày và tiếp khách cạnh khu nhà ở, Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký phụ trách văn phòng Đại tướng trầm ngâm, nói ít nhưng mỗi lời như rút gan, rút ruột.
Ông trải lòng: "Cuộc đời tôi được vinh hạnh gắn bó với Đại tướng không chỉ trong công việc mà trong cuộc sống, Đại tướng như một người anh, người cha. Sự gắn bó thể hiện trong quá trình làm việc thân tình, coi trọng và lắng nghe để cho cấp dưới được thể hiện tất cả suy nghĩ của mình. Chính vì thế nên mọi người có gì đều nói với anh ấy thôi...".
Dù những người trong ngôi nhà quen thuộc nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ở mấy chục năm đều biết trước ngày này sẽ đến song khuôn mặt ai nấy đều rưng rưng, mắt lúc nào cũng ngấn nước.
Ngôi nhà Đại tướng nhìn từ bên ngoài vào
Ngõ vào thênh thang
Ngôi nhà đầy cây cối màu xanh của Đại tướng
Từ sáng đã được mọi người dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị lo hậu sự
Hành lang phòng tiếp khách
Anh Võ Hồng Nam (áo đen) - con trai út của Đại tướng - đang nói chuyện trong phòng khách của nhà chính
Phòng tiếp khách và bày đồ lưu niệm của Đại tướng bên cạnh nhà chính
Bức ảnh thể hiện tinh thần lạc quan của Đại tướng trong phòng khách
Các bức trướng kỷ niệm của Đại tướng
Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký phụ trách văn phòng Đại tướng
Mọi nơi đều có hình ảnh của Đại tướng- đặc biệt là nụ cười đôn hậu
Một góc vườn phía trước ngôi nhà- nơi Đại tướng vẫn thường tập thể dục và thiền
Một góc vườn sau nhà Đại tướng
Lồng chim sau vườn nhà Đại tướng
Theo Người Lao Động
Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua - tĩnh lặng trong sáng mùa Thu đầu tiên sau khi "Vị tướng thần thoại" ra đi mãi mãi. Chiều 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Sự ra đi của Đại tướng là...