Tượng gà trống trở lại đỉnh tháp chuông Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp)
Ngày 16/12, một tượng gà trống bằng vàng đã được đặt lên đỉnh tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame) ở thủ đô Paris của Pháp, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình trùng tu di tích lịch sử này sau vụ hỏa hoạn năm 2019.
Bức tượng gà trống sau vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà (ảnh) sẽ được thay thế bằng tượng gà trống mới của kiến trúc sư Philippe Villeneuve. Ảnh tư liệu: International News
Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich đã cử hành nghi lễ ban phước cho tượng gà trống với đôi cánh được thiết kế hình ngọn lửa, trước khi bức tượng được đưa lên đỉnh ngọn tháp Mũi Tên cao 96 m của Nhà thờ Đức Bà. Tượng gà trống mới, do kiến trúc sư Philippe Villeneuve thiết kế, sẽ thay thế tượng gà trống bằng đồng bị hư hại trong vụ hỏa hoạn cách đây hơn 4 năm. Kiến trúc sư Villeneuve cho biết “đôi cánh lửa” của tượng gà trống mới là biểu tượng cho sự tái sinh từ đống tro tàn.
Bức tượng này chứa bên trong một phần Vương miện gai, thánh tích của Thánh Denis và Thánh Genevieve – 3 thánh tích quan trọng lưu giữ trong thân tượng gà trống cũ bị hư hại nặng nề trong vụ hỏa hoạn. Đặc biệt, tượng gà trống mới còn chứa một chiếc ống bên trong là tài liệu ghi tên của gần 2.000 người tham gia vào nỗ lực tái thiết Nhà thờ Đức Bà.
Trước đó, ngọn tháp mới của Nhà thờ Đức Bà Paris đã xuất hiện trở lại trên bầu trời thủ đô nước Pháp. Theo kế hoạch, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12/2024, sau khi được phục chế phần lớn. Dự kiến công việc phục dựng sẽ hoàn tất khi thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa Hè.
Nhà thờ Đức Bà Paris nằm trong danh sách di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Mỗi năm có 12 triệu lượt khách tham quan nhà thờ này.
Ngày 15/4/2019, người dân trên toàn thế giới đau lòng chứng kiến tháp chuông nhà thờ đổ sập trong vụ cháy lớn. Hơn 5 năm sau vụ cháy, các thẩm phán điều tra vẫn chưa tìm nguyên nhân gây hỏa hoạn. Một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy nguyên nhân cháy có thể do sự cố điện hoặc tàn thuốc lá.
Video đang HOT
Chuyện kỳ bí về những bóng ma trong nhà thờ Đức Bà Paris
Paris được biết đến như một thành phố cổ chứa đầy những câu chuyện liên quan đến văn hóa, lịch sử. Dưới đây là một số câu chuyện kì bí xung quanh công trình lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris.
Paris chứa đầy những câu chuyện ma mị mà đỉnh điểm là những lời đồn thổi về Nhà thờ Đức Bà. (Nguồn: Zing News)
Câu chuyện đầu tiên bắt đầu từ thế kỉ XII (khi nhà thờ bắt đầu được xây dựng năm 1163 và kéo dài đến năm 1345), liên quan đến một người thợ được thuê làm ổ khóa cho nhà thờ. (Nguồn: Vietnammoi.vn)
Vì phải làm việc cho Giáo hội Công giáo - tổ chức quyền lực nhất châu u lúc bấy giờ nên người thợ này phải chịu một áp lực rất lớn khi nhận việc. (Nguồn: PlanetWare)
Truyện kể rằng, ông đã nhờ quỷ dữgiúp đỡ và chúng đồng ý. Người thợ khóa chết đi ngay sau khi công việc được hoàn thành. Người ta đồn rằng, vài ngày sau đó, hồn ma của ông ta được nhìn thấy lang thang trong khuôn viên nhà thờ. (Nguồn: Britannica)
Câu chuyện tương tự diễn ra vào thế kỉ XIII. Một thợ rèn trẻ tên Biscornet được thuê để trang trí các cửa phụ của nhà thờ. (Nguồn: Vivre Paris)
Sợ thất bại, anh ta được đồn đoán cũng đã thỏa thuận nhờ sự giúp đỡ của quỷ dữ, bán linh hồn mình để hoàn thành công việc. Sau khi hoàn thành, những cánh cửa bị kẹt lại và không thể mở được. Một linh mục đã nhanh chóng vảy nước thánh vào chúng và giải cứu người thợ rèn khỏi bản giao ước của quỷ. (Nguồn: VnExpress)
Vào năm 1882, một người phụ nữ đến thăm Nhà thờ Đức Bà. Cô yêu cầu được trèo lên đỉnh một trong những tòa tháp và liền bị lính canh từ chối. (Nguồn: Flickr)
Theo những lời đồn, nữ du khách này đã nhìn thấy một bà già dẫn dắt mình đi. Khi gần lên đến đỉnh, cô tiết lộ lí do thực sự muốn đi lên cho những người lính canh. Sau đó, cô tự "ném mình" qua lan can và tử vong. (Nguồn: Sky News)
Một câu chuyện kí bí khác nữa là của bà Maria Antonieta Rivas Mercado Castellanos (nhà bảo trợ, nhà văn, nhà nữ quyền và nghệ thuật người Mexico). Bà đã tự sát ngay trong nhà thờ và nhiều người đồn đoán rằng bà phẫn uất vì người tình đã lạnh nhạt với mình. (Nguồn: France.fr)
Hay như câu chuyện về Louis Vierne (một người chơi đàn lâu năm tại địa phương), ông đã có tâm nguyện được chết trong nhà thờ. Và tâm nguyện của ông đã thành sự thật bởi vào năm 1937 khi đang chơi đàn trong nhà thờ, ông đã gục ngã và không bao giờ tỉnh dậy. (Nguồn: Franceinfo)
Biểu tượng con gà trên Nhà thờ Con Gà Trong lần lên thăm Đà Lạt tôi thấy ở đây có Nhà thờ Con Gà, tên gọi giống Nhà thờ Con Gà ở Đà Nẵng. Vì sao lại có tên gọi trùng hợp như thế? (Trần Quang Hà, Hải Châu, Đà Nẵng). - Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt có tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nhưng lại...