Tướng Đồng Sĩ Nguyên nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tối 4-10 ngay sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho biết ông vừa gặp vị Đại tướng là người anh lớn của mình đúng 1 ngày trước đó.
Trao đổi với PV, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng), nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn – nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự tầm cỡ thế giới, một nhân cách lớn.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (phải) thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2009
* Phóng viên: Xin ông cho biết cảm giác của mình khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh tối cao, người “Anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam vừa ra đi mãi mãi?
- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên: Tôi luôn xem Đại tướng như người anh lớn của mình. Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đúng một ngày tôi có được gặp anh lần cuối. Lúc đó, anh đã mệt lắm rồi, không thể trò chuyện được lời nào.
Dù biết anh đã yếu lâu nay nhưng tối nay (ngày 4-10 – PV) khi nghe tin Đại tướng lâm chung, một cảm giác mất mát vô cùng lớn lao ập đến, gắn với đó là những ký ức hào hùng, chan chứa tình cảm mà anh em cùng nếm trải trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Đất nước, dân tộc, nhân dân ta vô cùng vinh dự khi có một danh tướng lẫy lừng trên thế giới là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hôm nay (ngày 4-10), toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã mất đi một vị Đại tướng tài ba lỗi lạc, một danh tướng ở tầm thế giới. Đây là sự mất mát, việc buồn của cả đất nước, của cả dân tộc ta.
* Trong thời khắc tiếc thương này, ông nhớ nhất kỷ niệm nào trong cuộc đời binh nghiệp của mình với Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Video đang HOT
- Tôi có rất nhiều kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc đời binh nghiệp của mình cũng như trong cuộc sống thường ngày. Ở đây tôi chỉ xin nói đến 2 ấn tượng và kỷ niệm vô cùng sâu đậm với Đại tướng trong cả quãng đời làm người lính cụ Hồ của tôi.
Thứ nhất là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng là người quyết định việc chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”. Kỷ niệm thứ hai là ở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Đại tướng cũng là “tác giả” của chiến lược “thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa” để giải phóng Miền Nam ruột thịt, thống nhất Tổ quốc.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng có hỏi tôi: “Để thần tốc vào miền Nam mất bao nhiều thời gian?”. Tôi trả lời nếu tất cả cùng hành quân bằng ô tô thì mỗi quân đoàn di chuyển chỉ mất 5 ngày. Nghe xong Đại tướng nói: “Tuyệt vời” và quyết định xuất 3 quân đoàn vào tham chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Từ đó đã có đường Hồ Chí Minh kịp thời phục vụ cho chiến dịch vĩ đại của dân tộc và hoàn thành sứ mệnh vô cùng xuất sắc. Công lớn của đường Hồ Chí Minh là công lớn của Đại tướng.
Cả hai chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã thể hiện sự thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
* Thưa ông, sự ra đi của Đại tướngVõ Nguyên Giáp là mất mát lớn của nhân dân, của đất nước, vậy ngoài việc tổ chức quốc tang thì Nhà nước, quân và dân ta cần có nghĩa cử tôn vinh như thế nào?
- Toàn quân, toàn dân để tang Đại tướng. Nhưng để tôn vinh Đại tướng thì trong những ngày rất đau buồn này, toàn quân, toàn dân hãy cùng bày tỏ sự kính trọng ông bằng tấm lòng và những hành động tốt đẹp, nghĩa cử cụ thể trong mỗi công việc, việc làm của mình.
Tôn vinh một người anh hùng dân tộc, có công lớn trong việc thống nhất đất nước chính là xây dựng đất nước này ngày càng vững mạnh, tiếp tục công cuộc đổi mới, gia sức bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Theo Lao Động
Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu
Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua - tĩnh lặng trong sáng mùa Thu đầu tiên sau khi "Vị tướng thần thoại" ra đi mãi mãi.
Chiều 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Sự ra đi của Đại tướng là mất mát to lớn đối với nhân dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế.
Sáng 5/10, chúng tôi có mặt tại khu vực ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) - nơi Đại tướng và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua. Sự yên bình, tĩnh lặng vẫn bao phủ ngôi nhà như khi Đại tướng vẫn còn sống nơi đây. Các chiến sỹ cảnh vệ, những nhân viên vẫn tận tâm canh gác, chăm sóc ngôi nhà như mọi ngày.
Nhiều người dân khi đi qua khu vực ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu đều đi chậm hoặc dừng hẳn lại, ngoái nhìn vào phía trong. Một số người ghé vào cổng trực ban để hỏi han tình hình rồi quay ra với khuôn mặt buồn rười rượi, có người đưa tay lau vội dòng nước mắt đang lăn dài trên má.
Tất cả dường như chưa tin vào sự thật rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi mãi mãi!
Một số hình ảnh trong buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời tại một số nơi ông từng gắn bó:
Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu - nơi Đại tướng và gia đình sống gần 60 năm qua - tĩnh lặng trong buổi sáng đầu tiên sau khi ông qua đời.
Các chiến sĩ cảnh vệ vẫn nghiêm trang canh gác.
Nhiều người đi qua khu vực nhà Đại tướng đều đi chậm lại, ngoái đầu nhìn vào phía trong.
Có người ghé vào tận nơi để hỏi rõ thông tin. Tất cả dường như vẫn chưa tin vào sự thật rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mãi mãi ra đi.
Có người ghé vào tận nơi để hỏi rõ thông tin. Tất cả dường như vẫn chưa tin vào sự thật rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mãi mãi ra đi.
Theo Tổng hợp
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được tổ chức với nghi lễ quốc gia đặc biệt Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng cho biết trung ương sẽ sớm có thông báo chính thức và khẳng định tang lễ Đại tướng sẽ được tổ chức trang trọng với nghi lễ quốc gia đặc biệt. Tối 4-10, trên nhiều trang mạng trong ngoài nước đưa thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của Quân...