Tướng Đoàn Duy Khương đề nghị hủy hàng nghìn xe máy hết niên hạn
Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương cho hay, các chủ sở hữu xe máy có niên hạn 30-40 năm gần như bỏ xe vì tiền phạt có khi cao hơn tiền xe.
Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội cuối giờ sáng nay, ĐB Nguyễn Quốc Khánh ( Hoàng Mai) nhắc việc UBND TP đã giao công an và các quận, huyện hoàn thành thống kê xe máy đã qua sử dụng thông qua năm sản xuất, sử dụng.
Theo yêu cầu, tháng 3 vừa qua phải rà soát xong xe máy không đảm bảo chất lượng nhưng nhiệm vụ này chậm, chưa hoàn thành.
ĐB Nguyễn Quốc Khánh. Ảnh: Phạm Hải
ĐB đề nghị Giám đốc Công an TP cho biết biện pháp, giải pháp để hoàn thành.
ĐB Nguyễn Minh Đức (Thanh Xuân) cho hay, ở TP vẫn diễn ra tình trạng xe khách tuyến cố định hoạt động sai hành trình, dừng đón trả khách không đúng quy định; xe hợp đồng dừng đỗ, đón trả khách như các xe tuyến cố định; nguy cơ các bến xe chính giảm phương tiện giao thông, trong khi đó nở rộ xe dù, bến cóc…
“Giám đốc Công an TP cho biết trách nhiệm của lực lượng công an trong việc xử lý các vi phạm? Công an TP có giải pháp gì trước mắt và lâu dài để giải quyết dứt điểm tình trạng này?”, ông Đức hỏi.
Trả lời câu hỏi của ĐB Khánh vào chiều nay, Trung tướng Đoàn Duy Khương – Giám đốc Công an TP Hà Nội cho hay, Công an TP đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các lực lượng chức năng, cảnh sát giao thông từ TP xuống các huyện, quận, thị xã triển khai rà soát.
Ông Khương thông tin, hiện có hơn 9.000 ô tô hết niên hạn, lực lượng chức năng đã gửi thông báo cho chủ sở hữu của 7.200 xe. Với xe máy niên hạn 30 năm thì có hơn 43.000 xe, niên hạn trên 40 năm là hơn 10.500 xe, trên 50 năm có 479 xe.
Theo ông, nghị định 95 của Chính phủ có quy định, niên hạn xe tải là 25 năm, xe khách là 20 năm nên lực lượng công an có căn cứ để thông báo.
Tuy nhiên, với xe máy thì nghị định của Chính phủ và nghị quyết của HĐND TP đều không đưa ra quy định cụ thể này nên Công an TP dựa trên cơ sở rà soát theo hồ sơ đăng ký để xử lý.
“Qua kiểm tra, phát hiện vi phạm, đối chiếu quyết định tạm giữ các xe có lỗi phải tạm giữ, thì xe máy đã sử dụng 30, 40 năm gần như các chủ sở hữu bỏ xe vì giá trị phương tiện không nhiều, thậm chí tiền phạt có khi cao hơn.
Video đang HOT
Số này Công an TP đang đề nghị TP cho thanh lý, huỷ”, ông Khương nói.
Với xe tải và xe khách, tuy đã gửi thông báo 7.200 trường hợp, nhưng hầu hết các chủ phương tiện cũng không đến.
“Nhiều chủ phương tiện đã bán xe cho chủ khác, thậm chí các chủ khác đã chuyển hoá thành các xe vận tải, đưa đến địa phương khác để hoạt động chứ không ở Hà Nội”, ông Khương nói.
Giám đốc Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương. Ảnh: Phạm Hải
Từ vấn đề trên, Trung tướng Đoàn Duy Khương cho biết, ngoài tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thì lực lượng công an phối hợp với CSGT, nhất là bộ phận đăng kiểm để khi có xe hết niên hạn thì đề nghị thu hồi biển kiểm soát, giấy tờ xe chuyển cơ quan công an. Đồng thời lập biên bản cấm lưu hành với các phương tiện này.
“Hiện nay tạm dừng ở mức đó, hiệu quả rất thấp”, ông Khương nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng, nghị quyết của HĐND TP chưa đưa ra hạn là phải rà soát xong trong tháng 3/2019.
Xuất hiện thủ đoạn mới của xe dù
Về câu hỏi của ĐB Đức, Giám đốc Công an TP khẳng định, xe dù, bến cóc là thực trạng nhiều năm nay, là nội dung nhức nhối trong khâu bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị.
“Khi chúng tôi làm ráo riết thì xuất hiện thủ đoạn mới như biến tấu thành xe hợp đồng, đón khách tận nhà gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng khi phát hiện, xử lý”, ông Khương nói.
6 tháng đầu năm nay, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý hơn 4.500 trường hợp lái xe khách vi phạm, tạm giữ 24 phương tiện, tạm giữ hơn 4.200 giấy tờ, các hành vi chủ yếu là dừng đỗ xe trái quy định, không đóng cửa khi xe đang chạy…
“Các hành vi như thế chứng minh cho một thực trạng đang diễn biến phức tạp, nhức nhối cả về trật tự an toàn giao thông và trật tư văn minh đô thị”, ông Khương nhấn mạnh.
Về giải pháp, TP vẫn triển khai các giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, dán pano, áp phích ở các cụm loa trên các tuyến đường trọng điểm, bến xe…, chưa có giải pháp gì mang tính chất đột biến.
Hương Quỳnh
Theo VNN
Hà Nội: Ô tô, hàng quán "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường
Tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, ô tô, xe máy đỗ tràn lan; các cửa hiệu, hàng quán "độc chiếm" vỉa hè làm nơi kinh doanh, "đẩy" người đi bộ xuống đường.
Ô tô ngang nhiên đỗ ở lòng đường trước cửa Công an phường Giảng Võ
Ngày 16/3/2018, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ban hành Mệnh lệnh số 02/ML-CAHN-PV11 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn năm 2018. Mệnh lệnh số 02 tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, biện pháp công tác trọng tâm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Trong đó, về lĩnh vực trật tự đô thị, Mệnh lệnh số 02 yêu cầu: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và sắp xếp, duy trì chống tái lấn chiếm, tập trung xử lý các vi phạm như: chiếm dụng hè phố, lòng đường kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện trái phép; "chợ cóc", "chợ tạm", hàng quán, bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, địa bàn công cộng gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; dừng, đỗ phương tiện trái quy định trên hè phố, dưới lòng đường; ô dù, biển quảng cáo, rao vặt trái phép; lều quán, mái che, mái vảy, bục bệ, cầu dẫn không đúng quy định; vi phạm hành lang an toàn bảo vệ đê, lưới điện, khai thác cát trái phép; bến bãi tập kết, bốc xếp vật liệu xây dựng trái phép; các điểm trông giữ phương tiện trái phép...
Tuyến phố Nhà Chung, phường Hàng Trống hàng dài ô tô đỗ ngang dưới lòng đường
Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện Mệnh lệnh số 02 vẫn chưa được đảm bảo. Tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, ô tô, xe máy đỗ tràn lòng đường; các cửa hiệu, hàng quán "độc chiếm" vỉa hè làm nơi kinh doanh, "đẩy" người đi bộ xuống đường.
Đơn cử, tại phường Hàng Trống, tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra khá phổ biến nhất là vào buổi trưa và chiều tối. Vào giờ tan tầm, người đi đường ngán ngẩm trước cảnh xe máy, quán xá "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường. Dù biển báo cấm, đặt ngay bên cạnh nhưng các hộ dân vẫn kinh doanh, phớt lờ quy định
Biển báo cấm không nghĩa lý gì với hàng ăn uống tại phường Hàng Trống
Các ngõ nhỏ hẹp, nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn tận dụng, thậm chí cho bàn ghế, xe của khách tràn ra đường, tiềm ẩn nhiều hiểm họa về an toàn giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, vỉa hè, lòng đường trên nhiều tuyến phố đang bị hàng chục phương tiện chiếm dụng thành nơi đỗ xe. Cách trụ sở Công an phường Giảng Võ chỉ vài trăm mét, tuyến phố Trần Huy Liệu và Nam Cao thuộc phường Giảng Võ, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường diễn ra một cách công khai, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Ô tô, xe máy "vây" trụ sở Công an phường Phương Mai
Giật mình hơn, đến cả trụ sở Công an phường Phương Mai là đơn vị quản lý an ninh trật tự địa bàn cũng bị xe máy, ô tô bủa vây.
Cổng Bệnh viện Da liễu Trung ương là nơi đỗ xe, bán nước?
Tương tự, tình trạng ngổn ngang trước cổng Bệnh viện Da liễu Trung ương (số 15A Phương Mai) cũng không phải điều quá ngạc nhiên với người dân nơi đây. Hàng quán "bầy bừa", xe máy xếp ngang dọc lộn xộn trên vỉa hè.
Nhìn vào thực trạng trên, người dân không hiểu cơ quan chức năng quản lý địa bàn "bận gì" mà để mặc lòng đường, vỉa hè ngay trước cửa trụ sở công an phường, UBND phường thành bãi xe, nơi kinh doanh? Mệnh lệnh 02 bao giờ được nghiêm túc thực hiện?
DOÃN HƯNG - CHÍNH THUẦN
Theo tuoitrethudo
Chấn chỉnh việc chấp hành quy định về thi công công trình UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở GTVT TP và UBND các quận, huyện về tình hình rào chắn thi công công trình thiết yếu trên địa bàn TP. Cụ thể, UBND TP giao Sở GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư và nhà thầu đang triển khai thi công các công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu...