Tưởng đau ruột thừa hoá ra bị… sỏi thận
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp đến khám với triệu chứng đau bụng nghĩ là đau ruột thừa nhưng kết quả là sỏi thận.
Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ảnh: Lao Động.
Chị N.T.H, 34 tuổi ở quận Đống Đa, Hà Nội đến bệnh viện kiểm tra với triệu chứng đau lưng, đau quặn ở vùng bụng. Ban đầu, chị H nghĩ bị đau ruột thừa nhưng sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết chị bị sỏi thận. Những biểu hiện như đau lưng, đau bụng là triệu chứng thường thấy ở người bị sỏi thận.
Rất may, kích thước sỏi của bệnh nhân còn nhỏ và được điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da. Sau khi thực hiện tán sỏi qua da toàn bộ sỏi đã được tán sạch.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ tư vấn cho người bệnh về sỏi thận. Ảnh: Hải Phạm.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ – Chuyên gia tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết: Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu.
Những dấu hiệu sỏi thận thường gặp như:
Video đang HOT
- Đau lưng, bụng hoặc đau một bên: Người bệnh sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến không thể ngồi được thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
- Tiểu nhiều, tiểu buốt: Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Tiểu nhiều do sỏi làm cản trở việc đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến người bệnh không thể đẩy hết nước tiểu ra trong một lần tiểu, gây nên cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Viên sỏi không nằm yên trong thận mà di chuyển theo dòng nước tiểu. Hơn nữa, sỏi thường có nhiều gai sắc, nếu viên sỏi có kích thước lớn không thể trôi ra ngoài theo nước tiểu chúng sẽ cọ xát, tổn thương niêm mạc, gây nên cảm giác đau rát, tiểu buốt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện rõ nhất khi sỏi trôi xuống niệu đạo hay nằm ở đoạn dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo.
- Nước tiểu có máu bất thường: Ở người bình thường, nước tiểu thường có trong, không màu hoặc hơi vàng. Nếu nước tiểu của bạn đục hoặc màu hồng, đi kèm một trong các triệu chứng phía trên, thì khả năng mắc sỏi thận của bạn là rất cao.
Màu đục của nước tiểu là do việc lắng đọng nhiều cặn bã hoặc do viêm nhiễm tạo mủ trong đường niệu. Còn nếu nước tiểu có màu hồng thì có thể đường tiết niệu của bạn đã bị tổn thương do sỏi va chạm, cọ xát vào niêm mạc. Ngoài ra, nước tiểu có màu bất thường xuất hiện kèm mùi hôi cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Bác sĩ Cừ cho biết với những trường hợp sỏi còn nhỏ, nếu không thể điều trị bằng thuốc thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật tán sỏi qua da. Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, nội soi tán sỏi thận qua da với độ an toàn, tính thẩm mỹ, hiệu quả cao đã trở thành lựa chọn điều trị hàng đầu.
Phương pháp này đang dần thay thế phẫu thuật mổ mở truyền thống bên cạnh các phương pháp nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng laser, tán sỏi ngoài cơ thể…
Đối với tán sỏi qua da, bác sĩ Cừ cho biết ưu điểm đó là bệnh nhân hồi phục rất nhanh gần như trở lại trạng thái bình thường chỉ vài ngày sau phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da, cơ thể ít phải chịu đau đớn như mổ mở.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Cừ, trong cuộc sống hàng ngày, cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ. Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Bị sỏi thận nhiều năm, bệnh nhân để sỏi kết thành san hô bao quanh thận
Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu xảy ra khá phổ biến nhưng lại không kém phần nguy hiểm, gây nhiều đau đớn cho người mắc, trong nhiều trường hợp còn gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh nhân Doãn Trung P (62 tuổi, tỉnh Hưng Yên) vào viện trong tình trạng đau bụng, thắt lưng dữ dội.
Qua thăm khám và siêu âm, bác sĩ phát hiện người bệnh có sỏi san hô kích thước rất lớn 61x23mm, chiếm hết cả thận, sỏi niệu quản trái 1/3 dưới kích thước 9x17mm gây ứ nước thận phải độ III. Sau hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da.
Sau khi thực hiện tán sỏi qua da toàn bộ sỏi san hô, sỏi niệu quản đã được tán sạch, triệt để.
Trường hợp chị N.C.H. (34 tuổi, Hà Nội) bị sỏi thận nhiều năm nay nhưng không có triệu chứng đau rõ ràng. Gần đây, chị H. thấy có các triệu chứng đau tức thắt lưng bên phải.
Qua thăm khám và kết quả phim chụp, các bác sỹ chẩn đoán có sỏi san hô hoàn toàn thận phải gây giãn thận phải độ 2 với kích thước lớn 6x4cm. Bác sĩ cho biết sỏi của chị H. là sỏi san hô phân nhánh phức tạp cần phẫu thuật để lấy sỏi.
BSCK II Nguyễn Quang Cừ - Chuyên gia tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ
Đối với sỏi san hô phân nhánh phức tạp sẽ gây tổn thương và hỏng thận theo thời gian. Đổi với sỏi nhỏ, đơn giản, các bác sỹ thực hiện kỹ thuật tán sỏi qua da bằng một đường hầm.
Nhưng với trường hợp phức tạp các bác sỹ phải tiến hành phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da bằng ba đường hầm để tiếp cận được hết các nhóm đài thận. Từ đó, các bác sỹ sẽ lấy được hết sỏi. Thông thường, để lấy được hết sỏi san hô phân nhánh phức tạp, bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật.
Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp can thiệp ít xâm lấn, nội soi tán sỏi thận qua da với độ an toàn, tính thẩm mỹ, hiệu quả cao đã trở thành lựa chọn điều trị hàng đầu. Phương pháp này đang dần thay thế phẫu thuật mổ mở truyền thống bên cạnh các phương pháp nội soi tán sỏi thận ngược dòng bằng laser, tán sỏi ngoài cơ thể...
Đối với tán sỏi qua da, bác sĩ Cừ cho biết ưu điểm đó là bệnh nhân hồi phục rất nhanh gần như trở lại trạng thái bình thường chỉ vài ngày sau phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da, cơ thể ít phải chịu đau đớn như mổ mở.
Quá trình thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ tạo một đường hầm từ ngoài da vào bể thận qua vết rạch khoảng 1cm, nong đường hầm đưa máy nội soi và dụng cụ tán sỏi bằng năng lượng laser để tán vụn sỏi và hút ra ngoài cơ thể.
Việc mổ lấy sỏi nhất là sỏi san hô và cấu trúc phức tạp thường phải tiến hành mổ mở để lấy sỏi, vết mổ dài khoảng 15cm, nguy cơ tổn thương 20-30% chức năng thận do vết rạch trên nhu mô hoặc phải tiến hành cắt bán phần/ toàn bộ thận đối với sỏi ở vị trí khó xử lý, hậu phẫu nặng nề, thời gian phục hồi kéo dài đến hàng tháng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những người bị sỏi thận cần hết sức chú ý. Không nên chủ quan với sỏi thận.
Trong cuộc sống hàng ngày, cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ. Không nên nhịn tiểu vì nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Trục trặc 'chuyện ấy', đi khám ra ung thư Khoảng 6 tháng nay, ông M. rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'. Khi đi khám ông được bác sĩ cho làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả ông bị ung thư tuyến tiền liệt. Ông N. V. M. 57 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội tìm tới khám bác sĩ nam khoa vì chuyện...