Tưởng đau bụng do bị bệnh dạ dày, mẹ không ngờ lại là hội chứng nguy hiểm khiến con gái ra đời sớm 2 tháng
Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau mạn sườn, người mẹ không ngờ đây lại là dấu hiệu của hội chứng HELLP, một biến thể của tình trạng tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mẹ phát hiện tiền sản giật nhờ triệu chứng buồn nôn và đau tức dưới sườn
Chị Beka, 29 tuổi (Ohio, Mỹ) sau nhiều tháng ngày mong con đã thụ thai thành công một cô bé trong niềm vui mừng của cả gia đình. Thế nhưng, khi chỉ còn 2 tháng nữa là sinh thì người mẹ này đã phải nhập viện cấp cứu sau khi bác sĩ phát hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Beka được chẩn đoán mắc hội chứng HELLP, một biến thể của tình trạng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng.
Bà mẹ trẻ xinh đẹp vui mừng khi mang thai một cô bé khỏe mạnh.
Ngay lập tức, Beka đến bệnh viện và được chỉ định mổ cấp cứu mặc dù thai kì của cô mới chỉ đang ở đầu giai đoạn thứ 3, 31 tuần. Bé Isabella chào đời trước những 2 tháng, tiếng khóc non nớt cũng như thân hình bé nhỏ khiến người mẹ trẻ lo lắng vô cùng.
Beka vẫn không khỏi xúc động khi kể lại quá trình sinh bé: “Tối hôm đó, tôi có triệu chứng buồn nôn. Sau đó bắt đầu đau vùng dưới xương sườn. Mỗi khi con di chuyển hoặc thúc vào xương sườn, tôi đau đến nỗi gần như muốn ngã quỵ. Khi gọi điện cho bác sĩ thì ông cũng nói điều này là bình thường trong tam cá nguyệt thứ 3″. Beka nghĩ đó có thể là dấu hiệu đau dạ dày mà thôi. Tuy nhiên, khi xuất hiện thêm biểu hiện tăng huyết áp và phù chân, bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm cho Beka và thông báo cô cần nhập viện gấp để mổ bắt con trong vòng 24 giờ, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Video đang HOT
Cô bé chào đời sớm 2 tháng do mẹ mắc hội chứng HELLP – một biến thể của tình trạng tiền sản giật.
“Bác sĩ nói tôi bị nhiễm độc thai kì và mức độ khá nặng. Tôi cũng không nhớ mình đến bệnh viện bằng cách nào, tôi chỉ biết suốt quãng đường tôi đã khóc rất nhiều. Khi phẫu thuật, chồng tôi ngồi bên cạnh và cũng khóc theo vì quá lo sợ. Tôi sinh mổ nhưng vẫn cảm nhận từng đường dao sắc lẹm lướt qua, áp lực khi bác sĩ cố gắng đưa con ra ngoài, rồi cảm giác trống rỗng khi bé được lôi ra. Tôi nghe thấy tiếng khóc yếu ớt của con. Các bác sĩ nói con khóc được thì sẽ ổn thôi. Vâng, con bé ra đời sớm 2 tháng và vẫn khóc. Tôi tự động viên bản thân rằng con sẽ ổn thôi”, Beka tiếp tục chia sẻ về ca sinh mổ cấp cứu do mắc hội chứng nguy hiểm HELLP của mình.
Sau 36 ngày nằm viện, bé Isabella được xuất viện trở về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Cô bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, Beka không được thăm bé và phải trải qua những cơn đau, co dạ con sau khi sinh mổ. Sau 36 ngày nằm viện, bé Isabella được xuất viện trở về nhà. Với người mẹ trẻ thì đó là phút giây hạnh phúc tột bậc khi con gái bình an xuất viện. Rất may, trường hợp của Beka đã được kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng nên sức khỏe của mẹ và bé đều ổn sau ca phẫu thuật mổ lấy thai.
Tuy nhiên, cách đây không, trường hợp một bà mẹ khác có tên Kristy Watson ở bang Victoria (Australia) lại không được may mắn như vậy. Mặc dù xuất hiện nhiều dấu hiệu tiền sản giật nhưng đã bị các bác sĩ liên tục bỏ qua và hậu quả là tim bé trai trong bụng đã ngừng đập trước khi kịp ra đời. Bà mẹ này cũng đã quyết định đăng bức ảnh con trai xấu số của mình lên Facebook với hi vọng “không người mẹ nào, không gia đình nào phải trải qua nỗi đau, sự tan nát và mất mát” mà cô phải chịu đựng.
Hội chứng HELLP – một biến thể của tình trạng tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Tiền sản giật là biến chứng sản khoa đe dọa tới tính mạng của người mẹ và cả em bé trong bụng (Ảnh minh họa).
Hội chứng HELLP là hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu, một biến thể của tình trạng tiền sản giật. Đây là biến chứng sản khoa đe dọa tới tính mạng của người mẹ và cả em bé trong bụng. Cả hai bệnh lý này thường xảy ra sau tuần thứ 20 thai kỳ hoặc ngay sau khi vừa mang thai, hoặc đôi khi là sau sinh. Đây là một biến chứng thường gặp ở những người phụ nữ bị huyết áp cao, các cơ quan như gan, thận thường không thể hoạt động bình thường.
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp của HELLP có thể kể đến như:
- Cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
- Sưng phù bàn chân, mắt cá chân, mặt và tay.
- Đau ngay dưới xương sườn.
- Nhức đầu, đau đầu dữ dội.
- Buồn nôn và nôn.
- Giảm thị lực.
- Ra máu mũi hoặc xuất huyết không thể cầm được tại vị trí khác.
- Co giật.
- Tăng huyết áp, tăng cân nhanh.
Triệu chứng phổ biến là tăng huyết áp, phù tay chân, mặt, đau dưới mạn sườn… (Ảnh minh họa).
Nếu mẹ xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Người mẹ bị mắc hội chứng HELLP cần phải sinh con càng sớm càng tốt ngay cả khi thai nhi ít hơn 37 tuần tuổi. Việc sinh sớm là cần thiết để làm giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và con. Việc chuyển dạ có thể cần phải sử dụng thuốc kích thích đẻ, một số mẹ sẽ phải dùng phương pháp sinh mổ.
Người mẹ cần chủ động khám thai định kì để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa).
Để giảm thiểu những nguy cơ của hội chứng HELLP, mẹ hãy lưu ý tiến hành thăm khám định kỳ ngay từ giai đoạn sớm của thai kỳ và trong suốt thời gian mang thai. Thông qua việc khám thai định kì, các bác sĩ có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu của hội chứng nguy hiểm này.
Nguồn: Kidspot, Marchofdimes
Cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau tiền đạo nguy kịch
Thai phụ ở Quảng Ninh mang thai 38 tuần bị đau bụng từng cơn, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu.
Thai phụ 30 tuổi mang thai lần 3, dự sinh ngày 20/10. Ngày 3/10 bà bầu đau bụng cơn, được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh kiểm tra.
Bệnh nhân mổ đẻ lần một năm 2009, sinh non thai 32 tuần. Lần hai lại mổ đẻ thai 29 tuần do bị tiền sản giật, nhau bong non, bé mất. Bệnh nhân còn có một lần mổ nội soi chửa ngoài tử cung.
Kết quả khám lâm sàng và siêu âm lần này cho thấy sản phụ bị tiền sản giật, chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai. Bé gái chào đời nặng 2,6 kg, phản xạ tốt, có dị tật bẩm sinh khe hở môi, hở vòm.
Bác sĩ mổ cấp cứu lấy thai thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sức khỏe của mẹ và bé ổn định, đang được chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa hồi sức cấp cứu.
Bác sĩ Vũ Thị Thanh Ngọc cho biết, bình thường nhau bám ở thân và đáy tử cung. Nếu nhau bám thấp xuống đoạn dưới tử cung, có khi che lấp cả lỗ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Hiện tượng này gây chảy máu từng đợt vào các tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Đến khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung căng giãn ra (do cơn co tử cung đẩy thai xuống phía dưới) làm cho nhau bám bị trượt và bong, gây chảy máu trầm trọng.
Nhau tiền đạo được gọi là một cấp cứu sản khoa, nếu không xử trí kịp thời và chính xác, tình trạng này dễ dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con. Các bác sĩ khuyến cáo chị em nên theo dõi thai kỳ thường xuyên đề phòng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Ôm xác con trên tay khi vừa sinh, bà mẹ cảnh báo về hội chứng nguy hiểm trong thai kỳ bị bác sĩ bỏ qua Câu chuyện và hình ảnh xúc động của người mẹ 20 tuổi khi ôm trong tay đứa con trai bé bỏng chào đời ở tuần 32 với trái tim đã ngừng đập ẩn chứa một thông điệp hết sức quan trọng mà mọi bà mẹ cần lưu ý. Kristy Watson, bà mẹ trẻ ở bang Victoria (Australia) đã quyết định đăng bức ảnh...