Tượng đài, trung tâm hành chính, rồi gì nữa?
Tái cơ cấu đầu tư công, sau 4 năm siết chặt và cắt giảm thì &’căn bệnh’ kém hiệu quả &’vẫn đâu vào đấy’, khó chữa và khó kiểm soát.
Giảm đầu tư công vì… hết tiền
“Sau tượng đài, trung tâm hành chính, không biết người ta còn nghĩ ra gì mới nữa không?”, TS Vũ Đình Ánh than thở tại hội thảo tái cơ cấu đầu tư công do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) tổ chức hôm 24/11.
TS Ánh phân tích: “Thời điểm cao nhất, đầu tư công chiếm 20% GDP, hiện chỉ còn khoảng 10% GDP. Tuy nhiên, không phải do chúng ta chủ động thay đổi quy mô đầu tư từ khu vực Nhà nước mà chẳng qua vì chúng ta hết tiền, bị động, không thể tăng được nữa. Cùng đó là khu vực ngoài nhà nước lại chủ động tăng đầu tư lên”.
Ông Ánh cũng cập nhật, nguồn lực từ ngân sách vẫn đang chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư công. Nếu đầu tư công chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì sẽ tiếp tục đẩy áp lực căng thẳng lên túi tiền ngân sách.
Mô tả
Theo ông, năm 2011, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị 1792 về cắt giảm, siết chặt đầu tư công, dẹp bỏ các dự án đầu tư công thiếu nguyên tắc, không cân đối được vốn. Nhưng đến nay, sau 4 năm thì những dự án như trung tâm hành chính 10.000 tỷ đồng vẫn đề xuất đầu tư.
Bà Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô – Ciem đánh giá, nhìn vào 8 bước trong quy trình quản lý đầu tư công thì thấy rất nhiều vấn đề.
Chẳng hạn như quy trình thẩm định đề xuất đầu tư công chưa thực chất, thời gian thẩm định ngắn, cơ quan quản lý không đủ năng lực thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội để làm căn cứ quyết định cấp phép dự án. Các quy định pháp luật hiện nay vẫn chưa tạo áp lực buộc chủ đầu tư và nhà thầu phải tối thiểu hoá chi phí. Đó cũng là lý do mà chi phí đầu tư công thường bị đẩy lên cao và là mảnh đất màu mở để trục lợi…
“Với cơ chế quản lý đầu tư công như hiện nay thì nguy cơ nợ công tăng cao. Tỷ trọng vay nợ trong tổng đầu tư công ngày càng tăng, trong khi cơ chế cho vay lại, phân bổ vốn đi vay cho đầu tư công vẫn mang cơ chế hành chính”, bà Tú Anh cảnh báo.
“Nửa dơi, nửa chuột’
Video đang HOT
Một trong những lý do trực tiếp nhất cho căn bệnh dàn trải, kém hiệu quả ở đầu tư công vẫn là “không gắn với sự thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Tư duy của chúng ta vẫn là nhà nước làm tất, quên mất rằng, nhà nước phải điều tiết nền kinh tế bằng chính sách. Chúng ta vẫn đề cao vai trò DNNN”, theo TS Ánh nói.
TS Đặng Đức Đạm, nguyên Phó Ban nghiên cứu của Thủ tướng khẳng định: rất khó để tái cơ cấu đầu tư công nếu các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay vẫn làm chủ các dự án đầu tư công. Ở đây có sự không rõ ràng và cần phải tách biệt việc kinh doanh tiền bạc khỏi các cơ quan nhà nước.
Tổng kết quá trình đầu tư công 10 năm qua cho thấy, cả nước có 34.000 dự án đầu tư bằng vốn nhà nước do 10.000 ban quản lý dự án, các PMU quản lý. Các PMU có tư cách pháp nhân rất hạn chế nhưng các tổng giám đốc và phó tổng giám đốc các PMU lại được trao nhiều quyền lực. Chức năng các PMU là thay mặt các chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, họ có tài khoản riêng nhưng không có mã số thuế.
“Đó là thứ “nửa rơi, nửa chuột”, không phải DN, không phải cơ quan hành chính nhà nước nên rất khó quản lý, khó giải trình”, TS Đạm nói.
Ông lo lắng: “10 năm qua PMU vẫn yên lành thực hiện chức năng của mình, tiếc là vừa rồi nó nằm trong Luật Xây dựng. Nếu cứ như thế này, các cơ quan hành chính cứ sử dụng PMU, quản lý dự án vốn ngân sách Nhà nước thì đầu tư công vô phương cứu chữa”.
Các vị chuyên gia kinh tế đã thống kê, trong 5 năm qua, đã có nhiều cơ chế chính sách siết chặt kỷ luật đầu tư công như 5 chỉ thị của Thủ tướng, luật hoá đầu tư công, rồi áp dụng đấu thầu… Nội dung cốt lõi của hệ thống giải pháp này đều rất hay, như khắc phục nợ đọng cơ bản, hạn chế dự án chưa có nguồn vốn, gắn trách nhiệm quyết định dự án công với các cá nhân.
Tuy nhiên, theo nhiêu chuyên gia thì các giải pháp đó vẫn chưa được các đơn vị thực thị một cách hiệu quả nên “chưa kiểm soát được hiệu quả đầu tư công”.
Dẫn chứng cho tính kỷ luật lỏng lẻo ở lĩnh vực này, TS Tú Anh cho biết, đó là tình trạng dự án chưa bố trí vốn, nhưng vẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu và để nhà thầu ứng vốn thi công, gây phát sinh thêm nợ đọng hàng trăm tỷ.
Chẳng hạn như ở Bến Tre, có 14 dự án xuất hiện nợ đọng với số tiền 127 tỷ đồng, Kiên Giang có 31 dự án với số tiền nợ đọng là 31 tỷ đồng, Lào Cai có 58 dự án với số tiền nợ đọng 193,6 tỷ đồng. Đặc biệt, Ninh Bình tính đến cuối năm 2011 còn 599 công trình, dự án đã hoàn thành hoặc thi công dang dở, với số vốn còn thiếu là 9.147 tỷ đồng, nhưng trong 2 năm tiếp theo vẫn quyết định phê duyệt 347 dự án mới với tổng mức đầu tư 6.943 tỷ đồng…
Và khi xảy ra nhiều yếu kém như vậy thì “mọi người đều trốn trách nhiệm cả”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận.
Bởi theo ông, công khai thông tin về đầu tư công mà không đi kèm với trách nhiệm giải trình thì sẽ không mang lại hiệu quả. Và ở ta trách nhiệm giải trình có thể chỉ là ở việc giải thích đúng quy trình là xong.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Thủ tướng lệnh dừng xây các khu trung tâm hành chính tập trung
Để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho một số địa phương lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống hành chính tập trung, hiệu quả, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các cơ sở nhà, đất hành chính cũ và ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung
Xây trụ sở không phải là vấn đề cần ưu tiên
Theo Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, việc liên quan đến xây dựng những trung tâm hành chính tỉnh với quy mô không nhỏ, đến cả ngàn tỷ và thậm chí có những dự án đang đề xuất là đến cả 10.000 tỷ trong bối cảnh hiện nay gây ra bức xúc không chỉ với Quốc hội đang trong kỳ họp mà ở xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
"Bản thân giới chuyên gia chúng tôi cũng hết sức lo ngại. Trước tiên, đó là chuyện hiện nay ngân sách của chúng ta đang rất eo hẹp. Hàng năm ngân sách của chúng ta thâm hụt khoảng 5% GDP, như vậy, liên tục trong những năm qua, nợ công của chúng ta tiến rất nhanh đến ngưỡng an toàn (65%GDP). Chính phủ cũng đang phải tính sẽ phát hành 3 tỷ đô la trái phiếu vì chúng ta không có nguồn để trả nợ cũ mà còn phải vay nợ mới." chuyên gia Vũ Đình Ánh phân tích.
Theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh khó khăn và nhiều dự án đầu tư công đang phải sắp xếp điều chỉnh lại mà đặt ra hàng loạt dự án như vậy không chỉ gây ra bức xúc mà thậm chí còn gây sự khó hiểu nhất định đối với sự quản lý ngân sách nói chung cũng như quản lý hoạt động đầu tư công nói riêng.
Theo TS Vũ Đình Ánh, việc xây những trung tâm hành chính tập trung không phải là không đúng chủ trương bởi ngoài đầu tư cho kinh tế thì vẫn phải đầu tư cho xã hội, văn hóa..., nhưng quan trọng là vấn đề thời điểm. "Khi nào chúng ta thấy thích hợp thì mới triển khai các dự án như vậy. Quan trọng nhất là phải có trật tự ưu tiên để làm sao những dự án, công trình bức xúc nhất, quan trọng nhất phải triển khai trước thay vì những công trình mà tính chất chưa hẳn là quan trọng hay thời điểm chưa thích hợp." ông nói.
Theo ông, hiện nay nhu cầu đầu tư nói chung, đặc biệt là nhu cầu đầu tư công, từ Trung ương đến dịa phương đều phải đặt vấn đề là công trình thật sự bức xúc mới được ưu tiên.
"Vấn đề này hiện nay Quốc hội đang có những ý kiến khác nhau, ví dụ như tiết kiệm chi thường xuyên, thậm chí chưa tăng lương năm 2016, Còn theo quan điểm của tôi, mục mà chúng ta cần tiết kiệm và chống lãng phí nhất trong bối cảnh hiện nay là xem xét lại đầu tư công của nhà nước. Hiện nay, tuy không lớn nhưng việc triển khai nhiều dự án đầu tư công chưa thực sự cần thiết là cần phải rà soát. Bởi vì, mỗi dự án đầu tư công chi cả chục, cả trăm, cả ngàn tỷ nhưng hiệu quả đầu tư công lại đang khó đánh giá." TS Vũ Đình Ánh nhận xét.
Về ý kiến cho rằng địa phương tự cân đối nguồn vốn, thậm chí là không cần xin ngân sách Trung ương hay có thể đi vay, bán đất trụ sở cũ..., ông Ánh nói:
"Khi chúng ta bắt đầu thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, đã có quy định rất chặt chẽ. Đó là bất kể công trình đầu tư công nào, từ khâu phê duyệt chủ trương đến quyết định đầu tư đều phải giải thích hoặc xác định rõ nguồn vốn. Hiện nay, chúng ta quá băn khoăn về nguồn vốn mà lại quên mất một vấn đề rất quan trọng trong đầu tư công, trong đó có các trung tâm hành chính, tượng đài..., là những công trình đó đã quá cấp thiết hay chưa chứ chưa nói đến tiền ở đâu ra." TS nêu quan điểm.
Theo vị chuyên gia này, vấn đề thứ hai không kém phần quan trọng, đó là chưa khắc phục bệnh đầu tư công theo phong trào.
"Nhìn thấy các trung tâm hành chính tập trung này, tôi có cảm nhận hoàn toàn là quay lại đầu tư theo phong trào. Tỉnh này có thì tỉnh kia cũng phải có. Đây là lỗi trong đầu tư công mà chúng ta phải khắc phục." ông nói.
Cũng theo TS Ánh, vấn đề cần quan tâm nữa, đó là việc đầu tư dàn trải. "Trong tình huống như thế này, ngân sách trung ương và địa phương đều khó khăn, có đi vay nợ cũng không đơn giả, chúng ta không thể mượn cớ xây dựng để phục vụ cho cải cách hành chính. Trong cải cách hành chính, vấn đề cơ bản là cán bộ, là cách thức tổ chức chứ không phải là hình thức như cái trung tâm hành chính tập trung." TS thẳng thắn nêu quan điểm.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, TS Phạm Sĩ Liêm day dứt: "Quê tôi Nghệ An, là tỉnh nghèo nhất nước, cùng với Thanh Hóa là tỉnh đông dân và cũng rất nghèo, được Trung ương trợ cấp vào loại nhiều nhất, trong lúc cấp bách như thế này lại đi xây trụ sở cho nó đàng hoàng là chưa phải. Phải là hạ tầng đô thị hay trường học, bệnh viện chứ chưa phải là trụ sở."
Còn Phó Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính Đỗ Việt Đức thì nhấn mạnh, những địa phương đó điều đầu tiên là phải thực hiện việc phát triển kinh tế nói chung, trong đó thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội. Sau khi những nhiệm vụ đó cơ bản hoàn thành mới có thể dành nguồn cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở, hoặc nếu có nguồn thì mới xây dựng mới.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Dự án tượng đài Bác Hồ: 1.400 tỉ đồng gồm nhiều hạng mục Tại buổi họp báo chiều nay 5.8, UBND tỉnh Sơn La khẳng định số tiền 1.400 tỉ đồng để xây dựng quảng trường, tượng đài Bác Hồ... là con số khái toán của đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, trong đó có nhiều hạng mục chứ không riêng tượng đài Bác Hồ. Bức...