Tượng đài Hà Nội: bong tróc, phủ rêu phong, có nơi nẹp thép nhiều năm
Sau một thời gian được dựng lên trong niềm tự hào của mọi người, không ít tượng đài ở Hà Nội hiện tại đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Sau 15 năm đi vào sử dụng, tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ở vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu, Hà Nội) đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp. Nhiều phần công trình nứt, vỡ; bụi bẩn len lỏi từng chi tiết điêu khắc đá.
Vết nứt gãy xuất hiện khá rõ trên thanh gươm.
Nhiều phần của bức tượng bị hệ thống cây xanh che khuất. Các chi tiết trên bức tượng thì bong tróc, xỉn màu. Bên cạnh tác động của thiên nhiên, sự thiếu ý thức của nhiều cá nhân đang gây ảnh hưởng lớn đến công trình mang ý nghĩa lịch sử và có tính giáo dục cao này.
Khu vực xung quanh tượng bị một số người thiếu ý thức biến thành nơi để “trút nỗi buồn” hay vẽ bậy, viết bậy.
Tượng đài “Quyết tử để tổ quốc quyết sinh” là biểu tượng tôn vinh lòng kiên cường anh dũng hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, là sự ghi dấu chiến công anh hùng của quân dân thủ đô chiến đấu suốt 60 ngày đêm cầm chân giặc Pháp trong những ngày mùa đông năm 1946. Tượng đài thể hiện hình tượng người chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng trong tư thế sẵn sàng lao vào xe tăng địch cùng với người chiến sĩ tự vệ đang chắc tay súng và thiếu nữ Hà Nội đang kêu gọi đồng bào chiến đấu bảo vệ Thủ đô.
Sau 90 ngày thi công, tượng đã được khánh thành vào ngày 12/1/2005. Tượng được ghép từ 34 khối đá, tổng chiều cao 9,7m, nặng hơn 300 tấn, làm theo mẫu phác thảo của nhà điêu khắc Vũ Đại Bình và họa sĩ Mai Văn Kế.
Video đang HOT
Theo họa sĩ Mai Văn Kế, với chất liệu đá, tượng đài nếu muốn làm mới thì phải tân trang, sửa chữa (sơn màu giống như màu đá đang có). Tuy nhiên, họa sĩ Mai Văn Kế lại nhấn mạnh, không nhất thiết phải sơn màu cho tượng bởi tượng đá càng rêu phong lại càng cổ kính và càng phù hợp với một nhóm tượng lịch sử. Do vậy, đồng tác giả của công trình này cho rằng, vấn đề chỉ là làm sao cho tượng được sạch sẽ, không bốc mùi xú uế, không viết vẽ bậy.
Đài phun nước tại vườn hoa Diên Hồng (Vườn hoa Con Cóc) là sự kết hợp tinh xảo của văn hóa phương Đông và phương Tây nhưng sau nhiều năm tháng đưa vào sử dụng, đài phun nước này cũng có biểu hiện xuống cấp rõ rệt.
Nhiều loại cây, cỏ mọc trên công trình, bám rễ sâu gây mất mĩ quan đồng thời phá vỡ kiến trúc.
Những vết nứt dài chạy dọc đài phun nước và dưới phần thành bể. Vết nứt xuất hiện lâu ngày nên rêu, cỏ mọc lên ngay đó, nhìn rất mất mĩ quan.
Vài năm gần đây, cơ quan chức năng đã phải dùng đai thép quấn quanh trụ đá của đài phun nước, tránh nguy cơ đổ sụp.
Bên dưới đài phun nước này từ lâu bị bao phủ bởi lớp lớp cây dại và rêu phong.
Rác thải bị ném thẳng vào công trình.
Vườn hoa Con Cóc được thiết kế năm 1901, từ thời Pháp, với đài phun nước hình tròn được xây ở giữa, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m. Xung quanh có các họa tiết trang trí cổ điển, bắt mắt, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của phương Đông được thể hiện ở hình tượng 8 con rồng chầu hướng về 4 hướng ở chân trụ đá và nét phương Tây thể hiện ở cấu trúc đài phun nước với các họa tiết trang trí cổ điển. Ngoài ra, xung quanh bồn nước còn có 4 con cóc bằng đồng được tạo hình sinh động phun nước lên trụ đá.
Với kiến trúc cổ độc đáo, đài phun nước Con Cóc từng được biết đến là điểm tham quan hấp dẫn đối với người dân Thủ đô và du khách thập phương.
Hiện tại, các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát hệ thống công trình tượng đài trên địa bàn thành phố. Tiến trình nhanh hay chậm, đây vẫn sẽ là cơ sở để những “di sản đô thị” này được bảo vệ, phát huy giá trị và trường tồn với thời gian.
Cận cảnh phố đi bộ thứ 3 sắp khai trương ở TP.HCM
Tọa lạc trước chợ Nguyễn Tri Phương, bắt đầu từ ngã 3 Nguyễn Lâm - Bà Hạt đến Nguyễn Lâm - Nhật Tảo, phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM dự kiến mở cửa từ tháng 9/2020.
Theo kế hoạch, phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM được xây dựng xung quanh tượng đài Quang Trung trên đường Nguyễn Lâm (Quận 10). Dự kiến nơi đây sẽ được bố trí 48 gian hàng bao gồm ẩm thực, lưu niệm,... cùng các hoạt động vui chơi giải trí như âm nhạc đường phố, trò chơi.
Ngã ba Nguyễn Lâm - Bà Hạt là nơi bắt đầu của phố đi bộ. Phố đi bộ sẽ hoạt động từ 18h-23h mỗi ngày và không kinh doanh đồ uống có cồn nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
Đối diện tượng đài Quang Trung là chợ Nguyễn Tri Phương với hoạt động buôn bán sôi nổi vào ban ngày.
Theo quản lý các bãi giữ xe, hiện nay bãi giữ xe xung quanh đang hoạt động chủ yếu phục vụ người dân đi chợ Nguyễn Tri Phương vào ban ngày. Nhưng khi phố đi bộ đi vào hoạt động, các bãi giữ xe chỉ nhận giữ xe từ 4h đến 18h.
Sau đó, mặt bằng các bãi giữ xe sẽ là khu ẩm thực, là nơi kê bàn ghế để thực khách ngồi ăn uống. Còn bãi giữ xe cho khách tham quan sẽ được chuyển ra phía điểm đầu Nguyễn Lâm - Bà Hạt và điểm cuối Nguyễn Lâm - Nhật Tảo.
Chị Thu Hằng (ngụ Phường 6, Quận 10) cho biết: "Nếu phố đi bộ khai trương đúng tháng 9, tôi nghĩ nơi đây sẽ thu hút đông đảo giới trẻ bởi nơi nào có ăn uống là có nhóm tuổi teen tụ tập nhiều. Ở phố Bùi Viện đa phần là khách du lịch nước ngoài, mà bây giờ dịch, họ không nhập cảnh được nên ngoài đó cũng buồn, có thể giới trẻ sẽ chuyển hướng đổ về phố đi bộ thứ 3 này".
Khoảng không gian rộng lớn thích hợp cho việc tản bộ tham quan và mua sắm từ tượng đài Quang Trung nhìn về hướng ngã 3 Nguyễn Lâm - Bà Hạt hiện đang bị lấn chiếm vào ban ngày bởi người dân đậu xe tràn lan dưới lòng đường để tiện việc đi chợ.
Cảnh tượng xung quanh tượng đài Quang Trung cũng không khá khẩm hơn khi tiểu thương tận dụng lòng đường để buôn bán.
"Ban ngày ở đây họ bán hàng chiếm lòng lề đường nhiều lắm, nhìn rất mất thẩm mỹ. Hi vọng khi có phố đi bộ, việc bán hàng sẽ được kiểm soát chặt chẽ cũng như là một điểm sáng để thu hút khách đến tham quan", chị Thu Hằng nói.
Một số quán cà phê hoạt động tại khu vực phố đi bộ cũng là địa điểm lý tưởng để khách tham quan có thể ngắm nhìn khung cảnh nhộn nhịp của phố đi bộ về đêm.
Ông Minh Thuận (ngụ Phường 6, Quận 10) cho rằng, phố đi bộ nên có các homestay, khách sạn để du khách ở xa có thể ghé đến tham quan, vui chơi và nghỉ lại. "Mở phố đi bộ mà không cho bán nước có ga, có cồn thì cũng khó; hơn nữa bán hải sản, đồ nướng mà không có nước có ga, có cồn thì sao người ta ăn! Ở đây cũng không có lề đường để khách đi nên cũng có nhiều bất cập. Chủ trương thì ổn nhưng để tồn tại thì hơi khó", ông Thuận nêu ý kiến.
Điểm cuối của phố đi bộ là ngã ba Nguyễn Lâm - Nhật Tảo. Phố đi bộ thứ 3 (sau phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viện) hứa hẹn sẽ là địa điểm mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí văn minh, an toàn cho người dân và du khách tham quan.
Những cung điện, dinh thự bị bỏ hoang Từng đại diện cho lối sống xa hoa của giới thượng lưu, nhiều cung điện và dinh thự dưới đây bị bỏ hoang hàng thế kỷ và xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Reuters. Lâu đài Bodiam (Sussex, Anh): Lâu đài Bodiam được hiệp sĩ Edward III xây dựng vào năm 1385 để làm nơi ở cho gia đình. Sau nhiều thế hệ gia...