Tướng cướp Sài thành khét tiếng một thời sa lưới đặc nhiệm
Từng cầm đầu băng cướp “quý tộc” chuyên dùng xe phân khối lớn và súng AK gây án khiến người dân hoang mang, sau khi ra tù, tướng cướp Đỗ Hồng Lê lại đi gây án.
Đỗ Hồng Lê. Ảnh: C.A
Ngày 14/10, Trung tá Nguyễn Nhật Thành, Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Công an quận 1 (TP HCM) cho biết vừa tạm giữ hình sự Đỗ Hồng Lê (40 tuổi) và Nguyễn Hoài Phong (27 tuổi, cùng ngụ quận 7) để điều tra hành vi Cướp giật tài sản.
Trước đó, chiều 12/10, Lê lấy xe chở Phong lang thang nhiều tuyến đường tại quận 1 để “tìm mồi”. Khi đến giao lộ Nguyễn Thái Học – Phạm Ngũ Lão, chúng phát hiện chị Hoàng dừng đèn đỏ và kẹp giỏ xách trước gác ba ga xe.
Lê quay đầu xe tấp vào lề đường, nổ máy chờ sẵn. Phong lại gần “con mồi”, bất ngờ áp sát giật phăng chiếc túi xách rồi phóng lên xe đồng bọn, rú ga bỏ chạy. Sau một giây ngỡ ngàng, chị Hoàng truy hô.
Phát hiện sự việc, tổ cảnh sát đặc nhiện Công an quận 1 đang đi tuần liền tăng ga truy đuổi. Đến giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ, các trinh sát đã đạp ngã xe, khống chế 2 tên cướp. Tang vật được trả lại cho nạn nhân.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Lê không thừa nhận đã cùng đồng bọn cướp giật mà cho rằng Phong tự gây án. Tuy nhiên, lời khai của Phong cùng với bị hại cho thấy Lê đã tham gia tích cực trong vụ cướp giật này.
Theo hồ sơ cảnh sát, Đỗ Hồng Lê từng là tướng cướp khét tiếng một thời tại Sài Gòn. Đầu năm 1992, khi chưa tròn 20 tuổi, Lê đã chiêu mộ hàng chục thanh niên là con nhà giàu lập băng cướp “Quý Tộc”. Thủ đoạn của băng cướp này rất manh động, thường sử dụng xe phân khối lớn đắt tiền và súng AK để gây án.
Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 1992, điều tra của cảnh sát cho thấy, băng cướp do Lê cầm đầu đã thực hiện trót lọt hàng chục vụ cướp “tốc độ” trên đường. Trong đó có cả lần bọn chúng cướp ngân hàng. Sau khi bị bắt, tướng cướp Đỗ Hồng Lê cùng đồng bọn bị xử lý về hàng loạt tội danh như Giết người, Cướp tài sản và Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Riêng Lê bị tuyên án chung thân.
Được tha tù trước thời hạn, Lê tiếp tục phạm pháp. Mới đây, cựu tướng cướp bị cảnh sát đặc nhiệm Công an TP HCM tạm giữ trong đợt truy quét tội phạm vào cuối năm 2012.
* Tên nạn nhân được thay đổi.
Theo Xahoi
Một nữ can phạm treo cổ tự vẫn trong trại tạm giam
Không đồng ý với mức án sơ thẩm, gia đình can phạm tiếp tục kháng cáo. Trong thời gian chờ các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, nữ can phạm đã dùng áo treo cổ tự vẫn ngay trong nhà tạm giam công an huyện Tuy An.
ảnh minh họa
Ngày 9/10, đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên, xác nhận nữ can phạm Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ngụ thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, Phú Yên) đã dùng áo treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ Công an huyện Tuy An.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Liên quan đến cái chết của can phạm Trần Thị Hải Yến, ngày 8/10, ông Nguyễn Thái Học Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiếp cận hiện trường khám nghiệm tử thi, động viên người nhà và cho biết sẽ vào cuộc làm rõ.
Trước đó, vào lúc 17h30 ngày 7/10, cán bộ, chiến sĩ công an huyện Tuy An phát hiện chị Yến dùng áo treo cổ tự tử. Ngay sau đó, Công an huyện đã đưa Yến đi cấp cứu nhưng đã tử vong.
Theo hồ sơ vụ án, chiều 3/3/2012, tại nhà ông Nguyễn Tấn Dũng (40 tuổi) sát nhà chị Yến có tổ chức hát karaoke đến khuya, dẫn đến cãi vã rồi xô xát với gia đình chị Yến.
Hậu quả ông Dũng bị thương ở đầu với tỉ lệ thương tích 12%, trong đó 2% vĩnh viễn. Sau đó, Công an huyện Tuy An ra quyết định khởi tố vụ án và ngày 15/1/2013, chị Yến bị Công an huyện Tuy An bắt tạm giam về tội "cố ý gây thương tích".
Đến ngày 19/3/2013, TAND huyện Tuy An xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Yến 2 năm 6 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, gia đình không đồng ý với bản án nên kháng cáo lên tòa án tỉnh.
Ngày 1/7/2013, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên phúc thẩm cho rằng, chưa đủ cơ sở để kết luận bị cáo Trần Thị Hải Yến phạm tội "cố ý gây thương tích", nên đã hủy bản án sơ thẩm, giao Viện KSND huyện Tuy An điều tra lại.
Trong lúc gia đình tiếp tục kêu oan, cơ quan chức năng tiếp tục làm việc thì chị Yến vẫn bị tạm giam ở Công an huyện Tuy An, đến ngày 7/10 thì xảy ra vụ việc trên.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an Phú Yên đang điều tra làm rõ.
Sơn Công
Theo Dantri
Tên cướp hoàn lương sau lần đọc truyện Mùa lạc "Truyện Mùa Lạc của nhà văn Nguyễn Khải đã cho tôi tư tưởng để hoàn lương và làm người. Tôi rất biết ơn ông nhà văn ấy", người từng là tù nhân giờ thành ông chủ của hệ thống trang trại khang trang chia sẻ. Quách Hữu Đức. "Dám nghĩ, dám làm và đầy khát vọng", đó là lời nhận xét của người...