Tướng cướp huyền thoại ở Sài Gòn P.3
Hình ảnh “ tướng cướp cô đơn” Điền Khắc Kim thời còn trẻ (ảnh: Bưu Điện Việt Nam).
Tướng cướp có biệt danh “Độc hành đại đạo hái hoa đâm tặc”: Thoát khỏi vòng vây của hàng trăm cảnh sát.
Có lẽ chưa bao giờ nhà chức trách chế độ cũ lại mất ăn mất ngủ bởi một tên tướng cướp như Điềm Khắc Kim. Họ đã tung một lực lượng cảnh sát, an ninh đông đảo vào cuộc rượt đuổi, vây bắt tên tướng cướp táo tợn này.
Cú đột phá ngoạn mục
Một ngày nọ nhân viên an ninh bám theo dấu vết Điềm Khắc Kim được mật báo tên tướng cướp đang ẩn náu tại nhà vợ hắn trong hẻm 122 Tôn Đản, Khánh Hội, quận 4. Lập tức hàng trăm nhân viên cảnh sát, an ninh đổ tới địa chỉ này bao vây, tưởng chừng Điềm Khắc Kim chỉ còn cách đưa tay đầu hàng may ra mới có con đường sống. Nhưng khi nhân viên an ninh (cảnh sát chìm) tay lăm lăm súng ập vào thì phải bật trở ra bởi từ trong nhà, Điềm Khắc Kim bắn như vãi đạn để mở đường máu thoát thân. Bản thân tên cướp nguy hiểm này cũng đã hứng một viên đạn vào bụng từ phía cảnh sát. Vết thương khá nặng, nhưng Điềm Khắc Kim vẫn không gục mà cố gắng tẩu thoát bằng cách nhảy xuống rạch rồi luồn lách về hướng Bến Vân Đồn, lợi dụng địa bàn hiểm trở, hẻm hóc chẳng chịt ở khu vực này trốn thoát.
Điềm Khắc Kim đã thoát được sự bủa vây của hàng trăm nhân viên an ninh, cảnh sát một cách tài tình, nhất là khi hắn mang vết thương ở bụng mất nhiều máu. Điềm Khắc Kim chạy về nhà một chiến hữu của hắn ở Xóm Cháy, Gò Vấp nhưng do vết thương mất nhiều máu đe dọa đến tính mạng nên đành liều tới bệnh viện Sài Gòn để cấp cứu. Điềm Khắc Kim nhập viện với cái tên Lê Văn Minh và yên chí không bị phát hiện vì nhân viên an ninh cũng chả mất công sức đi tìm hắn trong bệnh viện làm gì. Nhưng sau một thời gian ngắn điều trị, vết thương có dấu hiệu lành thì cũng chính là lúc cả chục cảnh sát chìm, cảnh sát nổi ập tới bập còng số 8 vào tay rồi thay nhau canh giữ hắn cả vòng trong lẫn vòng ngoài 24/24 giờ, đợi Điềm Khắc Kim lành hẳn vết thương sẽ dẫn hắn về trại giam.
Với lực lượng canh giữ dày đặc như thế, tưởng chừng một con ruồi cũng khó bay thoát. Nhưng đùng một cái, rạng sáng ngày 26/10/1971, Điềm Khắc Kim vượt qua vòng vây canh giữ của cảnh sát, trốn thoát khỏi bệnh viện y như có phép tàng hình, trong khi tay hắn vẫn còn mang chiếc còng số 8. Cú đột phá vòng vây khép kín của an ninh, cảnh sát ngoạn mục này một lần nữa chứng tỏ tài nghệ của Điềm Khắc Kim và càng làm cho nhà chức trách điên đầu.
Vụ đấu súng kinh hoàng.
Với một tên cướp bị mang thương tích nghiêm trọng đang còn phải nằm bệnh viện điều trị mà vượt khỏi vòng vây canh gác của an ninh, cảnh sát túc trực 24/24h ngay trước cửa phòng đặc biệt như vậy, chuyện đào thoát và lẩn trốn được sự tuy lùng sau đó đã là quá lạ. Nhưng Điềm Khắc Kim không chỉ tài tình mà còn siêu hơn nữa khi chỉ 2 tháng sau lại xuất hiện và gây một chấn động khác cho dư luận.
Lúc 22h ngày 26/12/1971, tại đường Ngô Tùng Châu, Gia Định (ngày nay là đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh), Điềm Khắc Kim đã đột nhập vào nhà của một người Mỹ, vơ vét sạch tiền bạc, nữ trang rồi cưỡng hiếp nữ chủ nhân trong ngôi biệt thự kín cổng cao tường mà vấn đề an ninh được bảo đảm gần như tuyệt đối. Nhưng chẳng may cho tên cướp, nạn nhân kêu cứu, ngôi nhà lại có trang bị hệ thống báo động nên gia đình người Mỹ này phát hiện ra tên cướp đang leo rào tẩu thoát. Cùng lúc đó, lực lượng an ninh kéo tới vây chặt, không còn cách nào khác, Điềm Khắc Kim phải chấp nhận một cuộc đối đầu sinh tử để tìm đường thoát.
Video đang HOT
Nhưng lần này, Điềm Khắc Kim phải thúc thủ và bị bắt sống sau khi trúng đạn trong lúc đấu súng. Cảnh sát lục soát người Điềm Khắc Kim thu được tất cả 3 khẩu súng, 8 gắp đạn và 3 quả lựu đạn. Nghĩa là hắn đã chuẩn bị khá kỹ hỏa lực để sẵn sàng đối phó với an ninh, cảnh sát nếu bị vây bắt. Điềm Khắc Kim không chết, hắn chỉ bị bất tỉnh do may mắn viên đạn đi trượt đỉnh đầu nhưng vết thương cũng gây chảy máu khá nhiều. Ngay lập tức, Điềm Khắc Kim được đưa đến bệnh viện cứu chữa.
Ngay sáng hôm sau, các tờ báo của Sài Gòn đều đăng tin, viết bài về vụ đụng độ nảy lửa giữa cảnh sát và tướng cướp Điềm Khắc Kim và tin hắn bị bắn gục trên đường Ngô Tùng Châu sau khi cướp của và cưỡng hiếp nữ chủ nhân ngôi biệt thự là người Mỹ. Qủa là một tin chấn động khiến Điềm Khắc Kim càng nổi danh và càng được đám anh chị giang hồ “đẳng cấp” chiếu trên lúc ấy như: Thành “thổ mộ”, Phú “salem”, Đức “raymon”, Lễ “điên”, Bình “đen”, Y “cà lết”… ngả nón bãi phục.
“Nằm ấp” ở Trung tâm cải huấn Chí Hòa
Hai vết thương: một ở bụng trước đây và giờ thì ở đầu, Điềm Khắc Kim xem như đã mất hết khả năng chống cự. Cảnh sát đưa hắn đi bệnh viện ngoài sơ cứu rồi đưa hẳn về bệnh xá của Trung tâm cải huấn Chí Hòa điều trị cho chắc ăn.
Những ngày tù tội bắt đầu với tên tướng cướp lẫy lừng, tuy nằm trên giường bệnh nhưng hai tay vẫn bị còng và can phạm này là đối tượng được canh giữ đặc biệt. Hắn giống con chim gãy hai cánh. Nhưng đối với đám anh chị chỉ nghe tên mà bây giờ mới biết mặt hắn thì Điềm Khắc Kim quả là tay giang hồ khiến chúng ngưỡng mộ chiến tích lừng lẫy, đặc biệt là đột nhập nhà Mỹ, hiếp vợ Mỹ như một kiểu trả thù dân tộc mà những tên này không thể làm được.
Trung tâm cải huấn Chí Hòa thời ấy, sau này là trại giam Chí Hòa là một nơi nổi tiếng được dân xã hội đen ví von là nơi dừng bước giang hồ. Trại giam này được Pháp xây dựng vào đầu thập niên 1940 để giam giữ tù nhân với trường hợp phạm tội gia trọng, kể cả hình sự lẫn chính trị, đến 1945 sau khi đảo chánh Pháp, người Nhật lại gia cố thêm, nghe đâu họ còn yểm bùa bát quái để tù nhân không thể nào vượt ngục được.
Về mặt tổng thể, khu trại giam có diện tích 7ha, xây 238 phòng, kiến trúc theo hình bát quái tám cạnh, mỗi cạnh là một khu riêng biệt, bên ngoài xây kín, bên trên có rào thép gai bảo vệ, bên trong toàn song sắt. Mỗi khu có 4 buồng giam, màu sơn mỗi khu khác nhau để phân biệt, tù nhân khu nào mặc đồng phục và bảng tên trùng với màu sơn khu ấy để dễ quản lý. Ở khu trung tâm của lò bát quái là một vọng gác cao 20m, lính gác ở đây có thể quan sát toàn bộ trại giam, buồng giam, thậm chí sinh hoạt của từng phạm nhân trong buồng giam. Chính vì thế nên hầu như không có vụ vượt ngục nào mà không bị phát hiện, ngăn chặn.
Ngoài khu bát giác còn có 3 khu khác nằm khác nằm sát lưng đó là khu hỏa thực, bệnh xá, kỷ luật. Khu hỏa thực tức nhà bếp, cung cấp các bữa ăn cho toàn bộ trại giam, khu bệnh xá lo vấn đề chữa bệnh cho can phạm, còn khu kỷ luật nói tóm gọn là khu xử lý phạm nhân vi phạm các nội quy của trại giam. Trong khu kỷ luật có 2 phòng nổi tiếng là phòng điện ảnh và phòng truyền hình. Đây là tên gọi ví von ám chỉ việc tra tấn tù nhân theo nhiều kiểu cách khác nhau. Trại giam Chí Hòa được Pháp đầu tư xây dựng rất kiên cố, cộng với sự bảo vệ nghiêm ngặt 24/24h thì việc tù nhân trốn thoát khỏi trại giam Chí Hòa là điều không tưởng. Hoặc có thể nói khi bị đưa vào đây, phạm nhân nào nghĩ tới chuyện vượt ngục được xem như điên rồ.
Điều này đã được chính Nguyễn Văn Vệ, phụ trách trại giam Chí Hòa khoảng thập niên 1950-1960 lên tiếng khẳng định, đồng thời cũng là lời cảnh báo cho bất cứ phạm nhân nào khi đã vào đây mà còn nuôi ý tưởng trốn trại. Nhưng với tướng cướp Điềm Khắc kim thì lại khác.
Hàng ngày Điềm Khắc Kim nằm co ro như con chó ốm, im lặng như để truy vấn nội tâm, trước con mắt của bạn tù, nếu ai không biết hắn là Điềm Khắc Kim thì không thể ngờ rằng đấy là tên tướng cướp khét tiếng.
Còn nữa…
Theo ANTD
Tướng cướp huyền thoại ở Sài Gòn P.2
Hỡi ơi, cô Bé Năm đã rời xóm Chuồng Bò đi làm gái bar và đổi tên là Linda Diễm.
Hồi đó ở khu vực Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Định có một gia đình nghèo như bao gia đinh khác ở cái xóm nghèo này. Đây là một địa bàn hết sức phức tạp, toàn là dân tứ xứ từ các nơi khác tụ về, trong đó có gia đình ông Kha Lon Riêm, người gốc Kh'mer, đi lính chế độ cũ mang cấp bậc chuẩn úy và vợ là bà Lê Thị Đeo. Hai vợ chồng có đứa con trai đầu lòng sinh năm 1947 tên là Kha Lon Theo, đó chính là tên cúng cơm của Điềm Khắc Kim.
Lưu manh nhí cùng mối hận khôn nguôi
Sau Kha Lon Theo còn 12 đứa em nữa, cả trai lẫn gái. Ông Kha Lon Riêm đi lính miệt mài, từ thượng sĩ già lên chuẩn úy là "đụng la-phông". Do gia cảnh nghèo, đông con lại càng nghèo, lương "chuẩn úy già" chẳng thấm vào đâu, mọi thứ chi tiêu hầu như đổ dồn lên vai bà Đeo, một phụ nữ không nghề nghiệp, không chữ nghĩa, nên việc kiếm ra tiền cũng chẳng phải dễ dàng nên Kha Lon Theo nghỉ học sớm để đi bán bánh mì dạo kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ, nuôi 12 đứa em lít nhít như đàn chuột.
Sống trong một địa bàn phức tạp, toàn những đứa trẻ bụi đời cùng lứa nên Kha Lon Theo cũng sớm thành trẻ bụi đời, ngỗ nghịch, trộm cắp. Ông Kha Lon Riêm tức điên vì thằng con trai cả chẳng làm gương được cho các đứa em mà còn sớm vô giáo dục, kết bè với những đứa trẻ bất hảo nên lúc tức giận đã nện cho Kha Lon Theo những trận đòn sinh tử để mong nó sợ mà chừa, tránh xa nhóm trẻ du thủ du thực trong xóm. Nhưng trái với sự mong đợi của người cha tội nghiệp, Kha Lon Theo càng ăn đòn, càng tỏ ra lỳ lợm, thách thức và cuối cùng cậu cũng bỏ nhà đi theo những đứa trẻ bụi đời sống hẳn ngoài hè phố để trở thành một lưu manh con, không từ bỏ một thủ đoạn trộm cắp, giật dọc nào để sống, kể cả dẫn gái cho khách vào xóm chơi bời. Năm đó, Kha Lon Theo 12 tuổi.
Ông Kha Lon Riêm bó tay trước thằng con ngỗ nghịch nên lên tiếng từ bỏ Kha Lon Theo và ông cũng bỏ nhà, từ biệt cái xóm tối tăm, đầy những phần tử tội phạm từ trẻ con, thanh niên đến người lớn tuổi ở khu Chuồng Bò ấy ra đi biền biệt.
Tội nghiệp cho người đàn bà nghèo khổ mất chồng, mất con, sống căn nhà tối tăm ẩm thấp hầu như không còn chịu đựng nổi với sự cô độc. Bà Đeo không mong chồng mà lại thương nhớ con, khỏe thì bà lặn lội đi tìm Kha Lon Theo khắp nơi, chỗ nào có đám trẻ bụi đời đánh giày, cờ bạc là bà tìm tới chỉ để mong gặp Kha Lon Theo, kêu gọi nó trở về sống với bà. Nhưng đứa con ngỗ nghịch đã gần như không màng tới người mẹ đã mỏi mắt trông đợi, cũng chẳng nhớ gì tới gia đình. Nó đi biệt dạng, biệt hình không còn biết tung tích ở đâu.
Hình ảnh "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim thời còn trẻ (ảnh: Bưu Điện Việt Nam).
Đùng một hôm, bà Đeo nghe đám trẻ trong xóm cho hay tin Kha Lon Theo đã bị bắt giam ở Ty cảnh sát quận 3 vì tội cướp giật. Bà Đeo nhớ như in ngày đó là ngày 10/10/1961. Người mẹ đau khổ lật đật tới trại giam thăm con, trong lúc bà nước mắt lưng tròng thì đứa con trai chỉ lầm lỳ đúng nhìn mẹ rồi thản nhiên nói: "Không cần bà phải lo, chuyện tôi làm tôi chịu". Và Kho Lon Theo đã chịu cho tòa án xử 1 tháng tù giam.
Vùng Gò Vấp thời đó là ngoại vi của Sài Gòn, nhiều khu vực hãy còn hoang sơ, nhà cửa lụp xụp như ổ chuột, tệ nạn xã hội tràn lan nhất là khu vực ngã ba Chú Ía, ngã năm Chuồng Chó, xóm Cháy đã nổi danh với tệ nạn mãi dâm, cờ bạc, hút chích ma túy. Đối với người dân lương thiện thì đó là địa bạn bất an, nhưng với bọn tội phạm thì là nơi hoạt động lý tưởng.
Kha Lon Theo ra khỏi tù cũng chọn khu vực này để trở về và thực sự cậu bé bán bánh mì hiền lành ngày xưa bây giờ đã trở thành một tên ma cô lỳ lợm, lọc lõi ở tuổi thiếu niên. Một hôm, có ông khách làng chơi tìm đến khu vực này để giải sầu, Kha Lon Theo đã dẫn mối cho ông ta đến gặp một cô gái bán dâm và cấu kết với cô này dàn cảnh, lột sạch tiền bạc và những gì đáng giá ông ta có trên người. Thế là ra tù chưa được bao lâu, Kha Lon Theo bị bắt trở lại, đó là ngày 11/11/1962. Lần này Kha Lon Theo bị xử 1 tháng tù và bị đưa vào trại giáo huấn Thủ Đức.
Những ngày Kha Lon Theo bị bắt ở tù, được thả rồi lại bị bắt vào tù rồi lại được trở về đời, xóm Chuồng Bò, Hạnh Thông nơi Kha Lon Theo ở cũng có nhiều thay đổi. Nhất là cô bạn gái ngày xưa ở tuổi bé con (lớn hơn Kha Lon Theo 4-5 tuổi) bây giờ cũng đã lớn phổng phao thành hoa khôi của cái xóm chơi bời bát nháo ấy. Kha Lon Theo ra tù trở về xóm xưa định gặp lại người bạn gái thuở xưa để thổ lộ mối tình câm lặng của mình nhưng hỡi ơi, cô Bé Năm đã rời xóm Chuồng Bò đi làm gái quán bar và đổi tên thành Linda Diễm.
Sau cú sốc đầu đời, Kha Lon Theo đâm ra hận tình, hận đời, lao theo con đường phạm tội với mục đích kiếm thật nhiều tiền để đi tìm Linda Diễm. Nhưng Kha Lon Theo chưa thực hiện được ước nguyện này thì vào năm 1967, nhiều tờ báo Sài Gòn bất ngờ đưa tin cô gái quán bar Linda Diễm đã bị một nhóm lính Mỹ cưỡng hiếp rồi giết chết.
Hạ Sơn, trở thành tướng cướp Điềm Khắc Kim
Sau khi thọ giáo hết ngón nghề của Sơn "đầu bự", một ngày đẹp trời, Kha Lon Theo hạ sơn và thực hiện ngay những vụ đột nhập, cướp của, hãm hiếp vợ Mỹ gây chấn động dư luận.
Đó là khoảng thời gian đầu năm 1966 và Kha Lon Theo đã bị cảnh giác truy lùng gắt gao nhưng mãi vẫn chưa bắt được. Thấy không thể tiếp tục trò chơi cút bắt với nhà chức trách, Kha Lon Theo đã nghĩ ra một cách tạm lánh mặt một thời gian tuyệt vời hơn, bảo đảm an toàn hơn. Đó là thay tên đổi họ để đăng lính bởi lẽ thời đó muốn đi lính rất dễ vì quân số lúc nào cũng thiếu, nói một cách khác đi lính là đi làm cái chuyện đỡ đạn ăn lương, chết còn có tiền tử tuất. Ngày 4/1/1970, Kha Long Theo đã khai man tên họ là Đoàn Minh Hùng, cha là Đoàn Văn Thiện, mẹ là Lâm Thị Nở. Nhưng ra trường không được bao lâu, do không chịu nổi cơ cực của đời lính, Kha Long Theo đã đào ngũ.
Đêm 12/10/1971, chính là một đêm định mệnh khi Kha Long Theo xuất hiện trở lại để thực hiện một vụ nhập nha, đúng ngay nhà của một người Mỹ, bà Fredetic J. Ca, Phó Giám đốc Hội Cha mẹ nuôi Quốc tế. Ngôi nhà này nằm trên đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) khá kín cổng cao tường. Nhưng đối với Kha Long Theo, một tên trộm cắp có võ nghệ và được sư phụ Sơn" đầu bự" truyền hết tuyệt kỹ võ công lẫn kỹ thật nhập nha thì chẳng thành vấn đề. Đêm ấy Kha Long Theo nương theo bóng đêm tới dưới một gốc cây cổ thụ sát với tường rào của ngôi biệt thự rồi đu lên, nhanh như sóc. Chẳng bao lâu, tên cướp dã xuất hiện trong phòng ngủ của bà Fredetic J. Ca, tay lăm lăm khẩu súng ngắn. Lúc đó chủ nhân cũng vừa giật mình thức giấc, nhìn thấy kẻ lạ mặt không mời mà tới giữa đêm khuya, bà Mỹ này nói tiếng Việt rất thông thạo. Sau giây phút hốt hoảng, bà kịp trấn tĩnh lên giọng hỏi: "Tại sao anh dám vào nhà tôi giữa đêm khuya, anh là ai?". "Không nhiều lời, tiền, vàng giấu đâu mau chỉ không thì bị bắn chết", Theo gằn giọng nói. "Anh biết nhà này của ai và tôi là ai không? Anh ăn cướp mà không sợ à?" bà người Mỹ hỏi lại. Lập tức Kha Long Theo nhảy đến tát một cái như trời giáng vào mặt bà người Mỹ rồi lấy dây trói tay chân bà này lại. Sau khi lấy chìa khóa mở cửa tủ, mở két sắt vơ vét hết tiền, nữ trang, hột xoàn... tên cướp bắt luôn nữ gia chủ đưa về khách sạn hãm hiếp đến sáng hôm sau mới thả về. Trước khi ra về, bà Mỹ hỏi: "Anh tên gì mà liều lĩnh quá vậy?". Kha Long Theo buôn một câu ngắn gọn: "Điềm Khắc Kim".
Chồng bà Mỹ này là một quan chức lớn, có thế lực nên ngay sau đó những cảnh sát, an ninh gác bảo vệ khu biệt thự tối hôm đó đồng loạt bị sa thải. Quan chức Mỹ này còn yêu cầu giới chức Việt Nam phải khẩn trương truy bắt cho bằng được tên cướp Điềm Khắc Kim. Và ngay hôm sau các báo lớn, nhỏ ở Sài Gòn đều đồng loạt đăng tin, đăng bài phóng sự điều tra về sự kiện động trời này. Tướng cướp Điềm Khắc Kim trong một đêm nổi tiếng như cồn, trở thành bóng ma của những bà vợ Mỹ.
Theo VNN
Người vào hang bắt tướng cướp Bạch Văn Chanh là ai ? Trong qúa trình khuất phục tướng cướp, ngoài Công an Lạng Sơn còn có dấu ấn rất đặc biệt của lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Hà lúc đó. Cho đến nay, không phải ai cũng biết, người cởi trần vào trực tiếp bắt Chanh là ai... Quá trình gieo rắc tội lỗi ở Lạng Sơn, tướng cướp Bạch...