Tướng Cương: “Trải qua 7 đời Bộ trưởng, tôi thực sự rất buồn khi nghe tin này”
Tướng Cương: “Có người đã “nhắm mắt” và bị khuất phục bởi đồng tiền mà quên đi sự hy sinh của đồng đội, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ngành Công an”.
Theo dõi kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc đề nghị xử lý kỷ luật nhiều tướng lĩnh Quân đội, Công an, hôm 28/7, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ( Bộ Công an) nói “ông thực sự rất buồn” vì một vài cá nhân có vi phạm đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh ngành Công an.
“Là người đã từng công tác trong ngành Công an, trải qua 7 đời Bộ trưởng, tôi thực sự rất buồn khi nghe tin này.
Các bạn thấy đấy, cuộc sống của chúng ta bình yên hơn so với nhiều nơi khác thì ngoài sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, còn có sự đóng góp rất lớn của ngành Công an.
Hằng ngày vẫn có hàng nghìn chiến sĩ Công an lăn lộn ngoài kia (ngoài xã hội) để bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, có người đã hy sinh vì nhân dân, vậy mà một số cán bộ Công an đã quên đi lời thề khi vào Đảng.
Có người đã “nhắm mắt” và bị khuất phục bởi đồng tiền mà quên đi sự hy sinh của đồng đội, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của ngành Công an.
Tôi nghĩ rằng, nhiều người trong lực lượng Công an cũng rất bất bình vì hành động của họ”, Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cũng cho rằng, những vi phạm của cán bộ cấp cao được phát giác, xử lý trong thời gian gần đây chủ yếu là hệ quả của nhiệm kỳ trước để lại.
“Trong hai năm gần đây, cả chục vụ trọng án lớn liên quan tới nhiều cán bộ cao cấp công tác tại các cơ quan quan trọng bị đưa ra xử lý chủ yếu xảy ra trong nhiệm kỳ trước.
Với tư cách học giả thử hỏi những người cùng (phải) chịu trách nhiệm trước vi phạm với tư cách lãnh đạo trước đây đâu rồi?”, Thiếu tướng Lê Văn Cương đặt câu hỏi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an). Ảnh của Xuân Quang.
Từ những vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan tới cán bộ cấp cao vừa qua, Tướng Cương nhận định, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng trong việc tạo ra sự lành mạnh bộ máy quản lý.
Video đang HOT
“Thực tế đã chứng minh, một cơ quan đơn vị có hàng nghìn người, nhưng chỉ cần ông thủ trưởng tốt thì mọi việc sẽ tốt. Với 63 tỉnh, thành phố, nếu mỗi tỉnh có 1 ông Chủ tịch, Bí thư tỉnh, thành tốt, thì cả tỉnh, thành đó sẽ có sự thay đổi theo hướng tích cực”, Tướng Cương nhận định.
Ông cũng tin tưởng rằng, với quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy, Đảng ngày càng trong sạch hơn, vững mạnh hơn, công tác cán bộ sẽ ngày càng tốt hơn.
“Đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy của Đảng ta hiện nay đã tạo nên bước ngoặt của lịch sử. Số cán bộ trung, cao cấp bị xử lý kỷ luật đảng, hành chính nhiều gấp nhiều lần của 30 năm trước.
Việc xử lý những vi phạm của cán bộ cấp cao trong đó có những người thuộc lực lượng Công an và Quân đội cho thấy, quyết tâm rất cao của Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy.
Tôi ủng hộ quan điểm làm đến cùng, làm triệt để đối với những vi phạm của cán bộ”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định và mong muốn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy trong thời gian tới.
Trước đó, tại họp kỳ 28 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung về dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh va quan ly tai san công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Trung tướng Lê Văn Minh, Uy viên Đang uy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trung tướng Bùi Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu thưc hiên quản lý, sử dụng đất an ninh của ngành Công an khi được giao phụ trách lĩnh vực này.
Trung tướng Bùi Văn Thành, Uy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phu trach Tông cuc IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV.
Cá nhân Trung tướng Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV.
Qua kiểm tra, Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật và các Trung tướng Lê Văn Minh, Bùi Xuân Sơn là nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Cũng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Ksor Nham, Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng;
Trung tướng Vũ Thuật, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định.
Trước vi phạm trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bô Chinh tri xem xet, thi hanh ky luât đối với: Trung tướng Bùi Văn Thành, Uy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hâu cân – Ky thuât.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị kỷ luật đối với Thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Uy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
Trong thời gian giữ cương vị Uy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an vì đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
XUÂN QUANG
Theo giaoduc
Công khai để dân tham gia giám sát, xây dựng luật
Xung quanh những quy định "trên trời" từng gây nhiều tranh cãi, gây phản ứng trong dư luận, Thiếu tướng Lê Văn Cương (ảnh)- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. (Ảnh: Petrotimes)
Thưa Thiếu tướng, thời gian vừa qua, dư luận xã hội đang xôn xao bởi những quy định đã ban hành cũng như nhiều dự thảo thông tư... của các cơ quan chức năng lấy ý kiến nhân dân về các lĩnh vực đã phải rút lại hoặc sửa đổi do thiếu tính khả thi, tính thực tiễn. Theo Thiếu tướng, nguyên nhân của sự việc này do đâu?
- Gốc rễ của vấn đề là thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động công vụ nói chung và trong làm luật nói riêng. Tốt nhất, những dự án luật liên quan đến cuộc sống của người dân thì nên công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng để người dân góp ý kiến.
Thật ra, nếu cơ quan dự thảo văn bản ngược đời nhưng người dân vẫn cứ tha thứ được, đây chỉ là xin ý kiến thôi mà. Mỗi người một góc nhìn, mười người nhìn mười hướng nên chẳng ai trách cứ gì cả. Tôi dự thảo kiểu này nhưng mọi người nhìn kiểu khác, giúp tôi nhìn nhiều chiều hơn.
Trừ luật an ninh quốc gia, luật đặc biệt liên quan đến an ninh, còn lại thì nên công khai để người dân đóng góp ý kiến và giám sát quá trình làm luật.
Cần có một văn bản của Quốc hội yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội khi làm các văn bản quy phạm pháp luật, trừ khi đặc biệt phải công khai trước dân lấy ý kiến, tùy theo thời gian lâu hay ngắn dựa vào tính chất phức tạp của vấn đề xin ý kiến.
Trách nhiệm của người làm luật ở đây là như thế nào khi cứ đề xuất, kiến nghị làm văn bản quy phạm pháp luật, khi bị phản đối thì thu lại, gây ảnh hưởng tới người dân cũng như chính sách của Nhà nước?
- Trong hệ thống của chúng ta, người ký văn bản quy phạm pháp luật là người chịu trách nhiệm. Người dự thảo chỉ là một phần thôi, người ký chịu trách nhiệm. Bộ trưởng ký nghị định thì bộ trưởng phải chịu trách nhiệm. Phải làm rõ trách nhiệm của người ký, ký sai thì hoặc là kỷ luật hành chính, hoặc là phải đi tù.
Theo tôi biết thì hiện nay vẫn chưa có quy định nào để xử lý những người liên quan trong việc đề xuất, kiến nghị ra những quy định "trên trời" gây bức xúc trong nhân dân. Cần có một văn bản của Chủ tịch nước hay Chủ tịch Quốc hội ký, quy định từ nay về sau ai ký văn bản thì phải chịu trách nhiệm chính thì mọi chuyện sẽ chặt chẽ hơn.
Vậy để hạn chế tình trạng này, theo Thiếu tướng chúng ta phải làm gì?
- Một, là người làm luật phải có văn bản luật gửi cho Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy của Chính phủ và trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh... từ nay về sau, mọi văn bản hành chính, văn bản của cơ quan nhà nước, người nào ký văn bản ban hành thì người đó phải chịu trách nhiệm. Tất cả những người đề xuất, kiến nghị không phải chịu trách nhiệm. Tuỳ theo mức độ, tính chất của vấn đề, khiển trách cảnh cáo hoặc cách chức. Nên quy định chặt chẽ.
Thứ hai, mọi văn bản luật pháp phải đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để xin ý kiến người dân để hoàn thành dự án luật. Có thể nhanh hay lâu thời gian tùy vào từng trường hợp cụ thể. Với hai biện pháp này, tôi tin mọi việc sẽ được hạn chế.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Theo Danviet
Chặn kiểu luân chuyển vọt lên từ "cống ngầm" như Trịnh Xuân Thanh Theo GS -TSKH Phan Xuân Sơn (Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Quy định về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Chính trị vừa ban hành sẽ góp phần ngăn chặn những hiện tượng luân chuyển cán bộ kiểu bất ngờ vọt lên từ "cống ngầm", giống như trường hợp của Trịnh...