Tướng Cương: TQ đưa tàu du lịch đến Hoàng Sa là cuộc xâm lăng về pháp lý
“Trung Quốc đưa tàu du lịch trái phép đến Hoàng Sa thực chất là một cuộc xâm lăng về mặt pháp lý”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định về việc Trung Quốc đưa tàu du lịch 10.000 tấn đến Hoàng Sa của Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nhận định: “Trung Quốc mời khách quốc tế đi trên tàu du lịch đến Hoàng Sa, trong âm mưu công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông”.
Hiện thực hóa chủ quyền phi lý
Trước thông tin, Trung Quốc ngày 13.3 đưa một chiếc tàu du lịch mới có tên “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” nặng 10.000 tấn vào vận hành tuyến du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, động thái này là từng bước hiện thực hóa chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đây là cuộc xâm lăng về pháp lý.
Theo Tướng Cương, Bắc Kinh đã thực hiện bước đầu tiên là đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc bắt đầu “nhòm ngó” quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX và tổ chức tấn công xâm lược vào những năm 1946, 1956, 1974 và chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đến ngày nay.
Tiếp theo, Bắc Kinh đã pháp luật hóa cái gọi là “Thành phố Tam Sa” được thành lập trái phép từ năm 2012, mặc nhiên biến vùng đất của Việt Nam thành của Trung Quốc, trái với luật pháp quốc tế. Sau đó, Trung Quốc tiến hành các hoạt động coi như bình thường, trong đó có hoạt động đưa tàu du lịch trái phép đến Hoàng Sa. Theo Tướng Cương, thực chất đây là một cuộc xâm lăng về mặt pháp lý.
“Hoàng Sa hiện có khoảng 1.000 người sinh sống, trong đó có cả trường học bệnh viện. Mới đây, Trung Quốc còn bất chấp đưa cả hệ thống tên lửa đối không HQ-9 ra đảo Hoàng Sa… những hành động này là mục đích hành chính hóa Hoàng Sa”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận xét.
Âm mưu của Trung Quốc thể hiện rất rõ, đó là tổ chức các tour du lịch, coi như các hoạt động bình thường như trong lãnh thổ của Trung Quốc, đó là bước tiếp tục leo thang để hiện thực hóa âm mưu xâm chiếm Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo phân tích của Thiếu tướng Lê Văn Cương, không chỉ có khách trong nước, Trung Quốc còn mời cả khách quốc tế tham gia tour du lịch trái phép này. Những ai ngồi trên chiếc tàu đến Hoàng Sa trái phép, đều được Trung Quốc coi như là đã công nhận chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Những hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại với luật pháp quốc tế và nguyên tắc 6 điểm, cũng như những cam kết của lãnh đạo Trung Quốc đối với các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Cần thiết có “liên minh tuần tra”
Trước những thách thức mà Trung Quốc đặt ra ngày càng nhiều trên Biển Đông vừa đe dọa đến chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, vừa đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở vùng biển này, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng chỉ trích và đưa ra một số giải pháp để ngăn chặn những hành động sai trái của Bắc Kinh.
Mới đây nhất, Mỹ đã đề xuất thành lập “liên minh” tuần tra trên Biển Đông gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, và Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã lên tiếng từ chối tham gia “liên minh” tuần tra nói trên.
Tàu du lịch 10.000 tấn Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ.
Bình luận về việc này, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cũng có thể gọi đó là “liên minh tuần tra”, nhưng thực chất đó là một đề xuất hợp tác tuần tra chung. ” Với lực lượng 4 cường quốc có mặt trên Biển Đông để tuần tra chung, tôi cho rằng điều đó là cần thiết và đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, không xâm phạm chủ quyền gì cả”, tướng Cương nhận định.
Về việc Ấn Độ từ chối tham gia tuần tra chung, Tướng Cương bình luận rằng: “Có khả năng Ấn Độ nghi ngại Trung Quốc, bởi giữa New Delhi và Bắc Kinh vẫn còn những ràng buộc và nghi ngại lẫn nhau. Nhưng, nếu Ấn Độ càng chập chừng thì Trung Quốc càng lấn tới”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Theo Tướng Cương, trong hợp tác này, chắc chắn Nhật Bản sẽ tham gia, còn Australia dù còn nhiều ràng buộc về lợi ích thương mại với Bắc Kinh nhưng cũng sẽ tham gia tuần tra.
Tướng Cương khẳng định, một hợp tác tuần tra chung trên Biển Đông sẽ có sức răn đe mạnh mẽ đối với những mưu đồ xâm chiếm, bá chủ trên Biển Đông.
Theo Danviet
Triều Tiên thử bom H: Khoét sâu vào sự thiếu niềm tin của thế giới
"Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch đã buộc Hàn Quốc - Nhật Bản và Mỹ xích lại gần nhau hơn, tạo lợi thế cho Mỹ gây ảnh hưởng ở khu vực. Điều này vô tình Triều Tiên lại gây bất lợi cho Trung Quốc" - Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an bình luận khi trả lời phỏng vấn NTNN.
Thưa Thiếu tướng, ngày 6.1, Triều Tiên đã tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (bom H) có sức công phá lớn hơn nhiều bom nguyên tử thông thường, thông tin này có bất ngờ?
Hình ảnh về khu vực xảy ra cơn địa chấn gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Ảnh: CNN
- Về việc này, theo logic thông thường thì tôi bất ngờ, bởi lẽ cách đây chỉ 6 ngày, trong bài phát biểu đầu năm mới 2016, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kêu gọi cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, kêu gọi Hàn Quốc tôn trọng thỏa thuận đình chiến đã ký giữa hai miền Triều Tiên năm 1953... Những phát biểu này của ông Kim Jong Un đã gieo vào bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á không khí lành mạnh, tốt lành. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người nghiên cứu, nếu hiểu tính cách của ông Kim Jong Un thì tuyên bố thử bom H không có gì bất ngờ. Nhà lãnh đạo trẻ này sẵn sàng làm mọi chuyện khi cảm thấy cần thiết.
Triều Tiên là một quốc gia đang phát triển, đời sống người dân còn nghèo, nhưng tại sao Triều Tiên lại theo đuổi sản xuất bom nhiệt hạch?
- Chương trình hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước và cho đến nay, Triều Tiên đã có thế kỷ phát triển công nghệ hạt nhân. Trong điều kiện một nước đang phát triển, đời sống người dân không sung túc, trong khi phát triển công nghệ hạt nhân lại đòi hỏi những nguồn kinh phí khổng lồ, nguồn lực rất lớn.
Sau chiến tranh liên Triều những năm 1950-1953, cuộc đua tranh hai miền Triều Tiên kéo dài đến những năm 90 của thế kỷ trước và không thể phủ nhận trong cuộc đua về kinh tế, Triều Tiên đã thua Hàn Quốc. Về chính trị, Hàn Quốc cũng phát triển theo một hướng hoàn toàn khác, đảm bảo ổn định, Triều Tiên cũng không thể trở thành tấm gương để Seoul học hỏi. Về đối ngoại, trong khi Hàn Quốc mở rộng các mối quan hệ với thế giới, trở thành đồng minh của siêu cường thế giới, trong khi Triều Tiên lại bó hẹp quan hệ với bên ngoài...
Trong điều kiện như vậy, nếu không có hạt nhân, Triều Tiên sẽ không có "con bài" nào trong tay. Với tính cách của người Triều Tiên, họ không chấp nhận bị bên ngoài coi thường. Theo suy nghĩ của người Triều Tiên, chỉ có hạt nhân mới buộc Mỹ, Hàn phải ngồi xuống đàm phán và tôn trọng Triều Tiên. Danh dự đối với người Triều Tiên lớn hơn đời sống vật chất.
Thưa Thiếu tướng, tại sao Triều Tiên lại chọn thời điểm này để tuyên bố thử bom H?
- Trong 10 năm gần đây, Triều Tiên đã từng thử tên lửa tầm ngắn, tầm trung, bom hạt nhân...Thực tế đã cho thấy, mỗi lần nhà lãnh đạo Triều Tiên cảm thấy Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc không quan tâm đến Đông Bắc Á và Triều Tiên bị "bỏ rơi" thì họ lại phải hành động.
Có thể thấy, bức tranh Đông Bắc Á vào cuối năm 2015 có những điểm sáng khi Hàn Quốc và Nhật Bản đạt được thỏa thuận lịch sử về vấn đề "phụ nữ mua vui", quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản cũng được cải thiện, Nhật Bản cũng tăng cường quan hệ với Mỹ, Ấn Độ, Australia... và có vẻ không ai quan tâm đến Triều Tiên họ lại hành động để gây sự chú ý.
Vụ thử sẽ tác động đến an ninh của khu vực Đông Bắc Á và thế giới như thế nào, thưa ông?
"Thế giới đã quá quen với những thông tin về hạt nhân của Triều Tiên. Chắc chắn cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục hợp tác với Triều Tiên và một trong những động tác phải làm là khởi động đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian sớm nhất" - Thiếu tướng Lê Văn Cương.
- Tác động của vụ thử mà Triều Tiên tuyên bố sẽ không ảnh hưởng lớn đến thế giới mà chủ yếu khoanh vùng ở khu vực Đông Bắc Á. Trước hết, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước lo ngại nhất bởi đe dọa trực tiếp đến an ninh của hai quốc gia này. Vụ thử cũng khoét sâu thêm vào sự thiếu lòng tin giữa các nước này và Mỹ đối với Triều Tiên. Và vì thế chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ gặp phải khó khăn hơn.
Vụ thử nói trên là thách thức lớn nhất đối với Hàn Quốc và chắc chắn Seoul sẽ có phản ứng. Trước mắt Seoul sẽ phản ứng qua các kênh ngoại giao, tiếp đến Seoul sẽ phải tổ chức lại lực lượng vũ trang, hệ thống cảnh báo sớm, đặt toàn bộ lực lượng vũ trang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, bố trí lại hệ thống tên lửa để đối phó với Triều Tiên.
Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản, Mỹ để ứng phó với Triều Tiên.
Xét về tổng thể, chính hành động của Triều Tiên đã phản tác dụng ở chỗ buộc Hàn Quốc- Nhật Bản và Mỹ xích lại gần nhau hơn, tạo lợi thế cho Mỹ gây ảnh hưởng ở khu vực. Điều này vô tình Triều Tiên lại gây bất lợi cho Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Chỉ có ngoại giao thông minh mới hóa giải xung đột Việt Nam không đủ tiền mua nhiều tàu ngầm, tên lửa, nhưng nếu có nhiều thì cũng không đẩy lùi được nguy cơ. Chỉ có ngoại giao thông minh mới giúp thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều quan chức, cán bộ kỳ cựu góp ý kiến tại hội thảo về 70 năm ngành ngoại giao Việt Nam....