Tướng Cương: Chê chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc là quá chủ quan!
“Trung Quốc đã ngang ngược đưa máy bay chiến đấu J-11 ra đảo Phú Lâm của Việt Nam, để củng cố quan điểm sai trái rằng, “ai có thực lực người đó có quyền chi phối người khác”", Thiếu tướng Lê Văn Cương- nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nhận định khi trả lời phỏng vấn Dân Việt.
Thưa Thiếu tướng, hình ảnh vệ tinh mới nhất đã phát hiện, Trung Quốc đưa chiến đấu cơ J-11 ra đảo Phú Lâm của Việt Nam. Điều gì sẽ xảy ra?
Hãng tin Fox News của Mỹ cho biết, ngày 12.4 các quan chức Mỹ xác nhận tính xác thực của bức ảnh chụp 3 chiếc Shenyang J-11 của Trung Quốc xuất hiện trái phép ở đảo Phú Lâm của Việt Nam. J-11 là phiên bản của Trung Quốc, là mẫu tiêm kích phản lực sửa đổi từ Su-27 của Nga. Nó tương đương với F-15, F-16 hay F/A-18 Hornet của quân đội Mỹ.
Đây là lần đầu tiên J-11 xuất hiện ở Phú Lâm, nhưng từ 5 đến 7 năm nay, tại Phú Lâm đã xuất hiện nhiều loại máy bay quân sự khác nhau như Su-30K, Su-31…Việc đưa J-11 ra đảo Phú Lâm là bước đi tiếp tục trong kế sách quân sự hoá Biển Đông mà Bắc Kinh đã âm mưu tính toán từ lâu.
Trung Quốc dựa theo quan điểm sai trái rằng: “Ai có thực lực, người đó có quyền chi phối người khác”. Hiện nay Trung Quốc thấy rằng, 10 nước ASEAN không có khả năng lấp đầy quyền lực ở Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ thì lại đang do dự nên Trung Quốc chớp thời cơ thông qua chiến lược quân sự hoá Biển Đông bằng chiến thuật “chống tiếp cận”.
Cụ thể, Trung Quốc đã có một loạt các hành động trái phép trên Biển Đông như bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các sân bay, bến cảng để phục vụ mục đích quân sự, mang vũ khí, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, lắp radar cao tần, triển khai máy bay chiến đấu… Và nay, Trung Quốc đưa thêm máy bay chiến đấu J-11 ra đảo Phú Lâm của Việt Nam là bước leo thang để hiện thực hoá quân sự hoá Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh của ISI cho thấy máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc xuất hiện ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh:ISI
Kịch bản tiếp theo sau J-11 sẽ được hình dung như thế nào, thưa Thiếu tướng?
Video đang HOT
Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại ở J-11, Bắc Kinh còn âm mưu đưa loại máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K có tác dụng tương đương máy bay ném bom B-52 của Mỹ đến Biển Đông vào cuối năm nay. Đến lúc đó, Trung Quốc đắc thắng sẽ nắm hoàn toàn quyền chủ động ở Biển Đông.
Có thể nói thêm về J-11 của Trung Quốc, đây là loại máy bay chiến đấu có tính năng như F-16 của Mỹ, hoặc giống Su-27, Su-21 của Nga.
Về lý thuyết quân sự, sau khi J-11 bắn phá, các mục tiêu của đối phương, mới đến lúc máy bay ném bom chiến lược như H-6, H-6K rải bom tàn phá trận địa.
Cho dù là kịch bản nào xảy ra, những hành động sai trái mà Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông cũng đã đủ cho thấy Bắc Kinh đang vô cùng ngang ngược, đi ngược lại chính những cam kết mà nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc đã cam kết với Việt Nam và công bố công khai với cộng đồng quốc tế.
Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Thế giới ngày càng nhận ra lãnh đạo Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế, nên ngày càng có những phản đối mạnh mẽ hơn. Mới nhất là tuyên bố chung của Hội nghị G-7 ở Hiroshima, dù không nói đích danh tên Trung Quốc, nhưng tuyên bố chung đã phản đối mạnh mẽ hành động quân sự hoá Biển Đông, mà thực ra chỉ có Trung Quốc mới quân sự hoá Biển Đông.
Có thể thấy, cùng với Việt Nam, cộng đồng quốc tế đang có những phản ứng răn đe, nhắc nhở đối với những hành vi ngang ngược của Trung Quốc.
Thưa ông, mới đây có những nhận xét của các chuyên gia quân sự rằng, J-11 của Trung Quốc chưa từng tham gia chiến đấu, hoặc “rụng như sung” trước F-22 của Mỹ… Phải chăng, Trung Quốc đưa J-11 đến Phú Lâm lần này là để tập dượt chiến đấu?
Thật ra giới quân sự Âu- Mỹ hay chủ quan, xem thường năng lực quân sự của Trung Quốc, nên đôi khi đưa ra những đánh giá làm giảm mức độ cảnh giác.
Đúng là J-11 của Trung Quốc chưa từng tham gia chiến dịch quân sự nào cả, nhưng để đưa ra Phú Lâm, họ đã có hàng trăm lần tập dượt và phi công của họ đã vận hành thành thạo.
Một trải nghiệm nổi bật được biết đến của loại máy bay này có lẽ là, vào tháng 8 năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu J-11 đã đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ ở vùng trời cách đảo Hải Nam 135 km về phía đông. Hai lần khác là vào năm 2003 và 2015, J-11 cũng bay vèo, nhào lộn ngay trước mặt máy bay trinh sát của Mỹ, cũng cho thấy khả năng vận hành của phi công Trung Quốc.
Vì thế chúng ta không thể chủ quan trước bất kỳ động thái quân sự nào của Trung Quốc. Chê chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc theo tôi là quá chủ quan. Việt Nam, ngoài việc mạnh mẽ phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông, còn luôn phải đặt mình ở trạng thái cảnh giác cao mọi âm mưu có thế xảy ra trên Biển Đông.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Trung Quốc triển khai phi pháp chiến đấu cơ J-11 ở Hoàng Sa
Hình ảnh vệ tinh Mỹ thu thập được cho thấy Trung Quốc triển khai phi pháp các chiến đấu cơ mới và củng cố hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hình ảnh hai chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm. Ảnh: FoxNews
Theo Fox News, hình ảnh vệ tinh từ ImageSat International, chụp hôm 7/4 và được các quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận là thực cho thấy hai chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm.
Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy một hệ thống radar kiểm soát hoả lực mới lắp đặt trên đảo. Điều này giúp giàn phóng tên lửa đất đối không Trung Quốc triển khai hồi tháng hai đi vào hoạt động đầy đủ, kênh truyền hình này cho biết.
Quân đội Mỹ quan ngại radar sẽ mới cho phép Trung Quốc theo dõi chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay thu thập thông tin tình báo Mỹ đang giám sát quân đội Trung Quốc. Các hình ảnh từ ImageSat International cho thấy 4 trong số 8 tên lửa phòng không sẵn sàng khai hoả ở phía đông đảo Phú Lâm.
J-11 bắt đầu đi vào phục vụ năm 1998. Chúng là phiên bản cải biến của máy bay Su-27 Nga, tương đương với máy bay F-15 của không quân Mỹ hoặc F/A-18 của hải quân Mỹ.
Vị trí đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồ họa: Guardian
Trung Quốc vài lần gần đây ngang nhiên triển khai J-11 lên đảo Phú Lâm.Fox News đưa tin về một lần triển khai hồi tháng hai, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp đón người đồng cấp Trung Quốc ở Washington D.C. Tháng 11 năm ngoái, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đăng ảnh J-11 trên đảo này.
Các quan chức Mỹ và Đài Loan hồi tháng hai xác nhận Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm theo đuổi chiến lược quân sự hóa Biển Đông. Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối nước này đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm, cho rằng đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tướng Cương: TQ đưa tàu du lịch đến Hoàng Sa là cuộc xâm lăng về pháp lý "Trung Quốc đưa tàu du lịch trái phép đến Hoàng Sa thực chất là một cuộc xâm lăng về mặt pháp lý", Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định về việc Trung Quốc đưa tàu du lịch 10.000 tấn đến Hoàng Sa của Việt Nam. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nhận định: "Trung...