Tướng Công an tiết lộ cách khiến tội phạm ma túy trốn nước ngoài vẫn không thoát
Theo Trung tướng Phạm Văn Các, hiện nay không phải tội phạm ma túy gây án xong trốn ra nước ngoài là có “cửa” thoát.
Hiện các điều tra viên, trinh sát viên của Việt Nam được phép ra nước ngoài để phối hợp điều tra phá án ma túy tại các quốc gia liên quan và ngược lại.
Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (ảnh PV).
Tại buổi họp báo (chiều 27/9) thông báo kết quả của chuyên án triệt phá đường dây sản xuất ma túy của nhóm người Trung Quốc tại Kom Tum, nhìn nhận về tình hình tội phạm ma túy trong thời gian tới, Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 – Bộ Công an) cho biết:
Tình trạng tội phạm ma túy trong thời gian tới vẫn tiếp tục tiềm ẩn sự phức tạp, bởi vì người nghiện ma túy trên thế giới không ngừng tăng. Trên thế giới có khoảng 271 triệu người nghiện ma túy; Trung Quốc có khoảng trên 4 triệu người nghiện; Thái Lan, Philippines có khoảng 3 triệu người nghiện. Còn Việt Nam theo hồ sơ có khoảng trên 230 nghìn người nghiện, nếu tính cả những người nghi nghiện con số sẽ cao hơn. Những con số nêu trên cho thấy nhu về ma túy rất lớn.
“Mục tiêu của chúng ta trong đấu tranh phòng, chống ma túy là giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Đây là tinh thần của Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị ký ngày 16/8/2019. Chỉ thị đã yêu cầu lực lượng chống ma túy nói riêng và các lực lượng liên quan khác phấn đấu đạt mục tiêu giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Trong 6 tháng đầu năm số lượng ma túy được lực lượng chức năng của chúng ta triệt phá đặc biệt lớn. Còn đối với tội phạm sản xuất ma túy thì mới ngóc đầu đã bị triệt tiêu ngay như vụ nhóm người Trung Quốc sản xuất ở Kom Tum”, Tướng Phạm Văn Các cho biết.
Công an Hòa Bình phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) vừa phá một chuyên án ma túy (ảnh Công an).
Sau những vụ triệt phá chuyên án ma túy đặc biệt lớn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã có sáng kiến tổ chức Hội nghị quốc tế bất thường (diễn ra từ ngày 9 đến 13/9 tại Hà Nội), bao gồm 7 nước Asean và các cơ quan phòng, chống ma túy mạnh nhất trên thế giới như Cơ quan phòng, chống ma túy của Mỹ (DEA), Văn phòng Cảnh sát liên bang Australia (AFP), Văn phòng khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), đại diện các của Trung Quốc.
Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng này đã ra Tuyên bố chung về phòng, chống ma túy. Theo tinh thần của Tuyên bố chung, để triệt phá, bóc gỡ các đường dây ma túy xuyên quốc gia thì lãnh đạo các nước cho phép xác lập chuyên án chung (giống như chuyên án triệt phá đường dây sản xuất ma túy của nhóm người Trung Quốc ở Kom Tum); điểm đặc biệt thứ hai là các nước cho phép các điều tra viên, trinh sát viên đến các nước của nhau để cùng phối hợp tổ chức điều tra phá án.
“Với biện pháp này thì tội phạm ma túy không phải gây án xong trốn ra nước ngoài là có “cửa” thoát. Bây giờ các điều tra viên, trinh sát viên của chúng tôi được phép ra nước ngoài để phối hợp điều tra phá án ma túy; ngược lại các điều tra viên, trinh sát viên của các nước bạn cũng có quyền vào Việt Nam để phối hợp tổ chức triệt phá đường dây ma túy khi đường dây đó có liên quan đến quốc gia họ và được các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép”, Cục trưởng C04 nói.
Theo danviet
Nhóm người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Kon Tum ma mãnh thế nào?
Bộ Công an cho biết, nhóm người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Kon Tum thường xuyên di dời xưởng và không sử dụng người Việt Nam khi hoạt động.
Tại buổi họp báo chiều 27/9 nhằm thông tin vụ triệt phá đường dây sản xuất ma túy "khủng" ở tỉnh Kon Tum và Bình Định do nhóm người Trung Quốc cầm đầu, Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an, cho biết, những kẻ cầm đầu đường dây trên thuê xưởng có sẵn với giá cao, dùng vỏ bọc là sản xuất thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
Những kẻ này không tin người Việt Nam nên chỉ sử dụng người Việt gốc Hoa dùng để phiên dịch, thuê nhà xưởng, mua tiền chất, hóa chất... Chúng chọn nhà xưởng xa khu dân cư, chỉ có đường độc đạo đi vào.
" Chúng chỉ sản xuất nhanh chóng trong khoảng 20 ngày, chứ không ở một chỗ", Trung tướng Phạm Văn Các cho biết.
Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.
Khi có mâu thuẫn với chủ xưởng ở Bình Định, nhóm người Trung Quốc này vận chuyển máy móc, thiết bị vào TP.HCM. Sau đó, khi đã nghiên cứu địa điểm, mua máy móc, chúng chuyển đến nhà xưởng của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đồng An Viên (thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum)
"Nhà xưởng sản xuất ở Kon Tum được vây kín, xung quanh là camera an ninh, chỉ được ra vào cửa phụ đằng sau. Bên ngoài có dán biển không phận sự miễn vào. Thường ngày chỉ có một người được đi ra ngoài để mua đồ sinh hoạt", trung tướng Các nói và cho biết, nhóm người Trung Quốc này sản xuất ma túy vào ban đêm để tránh sự chú ý từ bên ngoài.
Sau 8 tháng theo dõi và điều tra, đến khoảng 6h ngày 6/8, lực lượng chức năng đã ập vào khu nhà xưởng ở Kon Tum, bắt giữ người và tang vật.
Clip: Từ đầu năm phát hiện hơn 13000 vụ phạm tội về ma túy.
Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 8 người gồm: Cai Zi Li (tên gọi khác là Thái Tự Lực, sinh năm 1963), Song Jian Huang (tên gọi khác là Tống Kiến Hoàng, sinh năm 1963), Lyu Yu Zhong (tên gọi khác là Lữ Dư Trọng), Yang Yuan De (tên gọi khác là Dương Viễn Đức, sinh năm 1964), Huang Shan Yuang (tên gọi khác là Hoàng Sơn Nguyên, sinh năm 1990), Zhang Qin Shu (sinh năm 1961), Cai Si Yuan (tên gọi khác là Thái Tư Viện, sinh năm 1946, cùng trú Trung Quốc) và Sàn Khuấn Sáng (tên gọi khác là Tức Trần, sinh năm 1976, trú quận Bình Tân, TP.HCM).
Trong đó, Thái Tự Lực và Tống Kiến Hoàng, quốc tịch Trung Quốc, là kẻ chủ mưu, cầm đầu. Trong đó, Thái Tự Lực có tiền án chung thân về tội sản xuất trái phép chất ma túy tại Trung Quốc, mới được ra tù. Còn Tổng Kiến Hoàng là người có trình độ và có kinh nghiệm trong sản xuất ma túy tổng hợp. Các đối tượng còn lại có nhiệm vụ vận hành máy móc, thiết bị.
MẠNH ĐOÀN
Theo VTC
Lời khai nhóm người Trung Quốc vào Việt Nam thuê xưởng sản xuất ma túy Bao vây khu xưởng ở thị trấn Đắk Hà (Kon Tum) do nhóm người Trung Quốc thuê để sản xuất ma túy, công an thu hơn 13 tấn tiền chất sản xuất hàng trắng. Chiều 27/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an thông tin vụ phát hiện nhóm người Trung Quốc nằm trong đường dây...