Tướng Công an nói về 3 đề xuất giảm TNGT của Đại tá Đào Vịnh Thắng
“Tôi cho rằng thời hạn GLPX dài hay ngắn không quan trọng, mà quan trọng là nó tác động thế nào đến mục tiêu giảm được ùn tắc hay TNGT. Tôi chưa thấy rõ được điều này”, Thiếu tướng Quân nói.
Đại tá Đào Vịnh Thắng và 3 đề xuất nhằm giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông.
“Chưa có tính thuyết phục”
Liên quan đến 3 đề xuất nhằm giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông của Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội được nêu ra mới đây, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, các đề xuất này chưa có tính thuyết phục.
Theo Thiếu tướng, vấn đề thời hạn của GPLX đã từng được bàn rất kỹ, thậm chí có nhiều tranh cãi và cuối cùng quyết định là 10 năm. Vì vậy, nếu rút xuống 5 năm thì phải có sự cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Đề xuất của Lãnh đạo phòng cảnh sát giao thông Hà Nội cần phải có sự thuyết minh cũng như đánh giá kỹ hơn về tác động của đề xuất tới các mặt của đời sống.
“Tôi cho rằng thời hạn GLPX dài hay ngắn không quan trọng, mà quan trọng là nó tác động thế nào đến mục tiêu giảm được ùn tắc hay TNGT. Tôi chưa thấy rõ được điều này”, Thiếu tướng Quân nói.
Về lo ngại khó kiểm soát được sức khỏe của tài xế khi thời hạn GPLX là 10 năm, Tướng Quân nhận định việc quản lý sức khỏe là rất cần thiết nhưng không nhất định phải làm theo cách như vậy. Bởi thực tế, việc khám sức khỏe cho lái xe hiện nay còn rất hình thức.
Video đang HOT
“Mỗi đơn vị có lái xe phải quản lý sức khỏe của tài xế thực chất hơn, chặt chẽ hơn, đặc biệt với tài xế xe có tải trọng lớn”, Thiếu tướng Quân nêu quan điểm.
Đối với cấp điểm cho tài xế, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp cho biết đây không phải đề xuất mới. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy định này, tuy vậy để có thể triển khai ở Việt Nam thì còn rất nhiều vấn đề.
“Nếu làm không tốt thì cũng có thể phát sinh tiêu cực theo kiểu xin-cho. Chưa kể nếu áp dụng còn phải thay đổi cả hệ thống máy móc, hệ thống pháp luật và cả đội ngũ nhân lực để thực hiện”, Thiếu tướng phân tích.
Ảnh: Hoàng Nam.
“Thời hạn của bằng lái ôtô 10 năm là quá dài”
Trước đó Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT (PC67, Công an TP Hà Nội), đã đưa ra 3 đề xuất để giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông.
Ba đề xuất gồm: Cấp 10 điểm cho mỗi tài xế, rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 năm xuống năm năm và chuyển phần sát hạch thi GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Theo ông Thắng, trong số giải pháp chống tai nạn và ùn tắc giao thông thì việc quản lý người lái và phương tiện rất quan trọng.
“Hiện thời hạn của bằng lái ôtô 10 năm là quá dài, trong thời gian này, tài xế ốm đau, sức khỏe thay đổi, không đủ sức khỏe để lái xe nhưng không quản lý được sẽ gây ra những hệ lụy, thậm chí đây cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông”, Đại tá Thắng nói.
Bên cạnh đó, Đại tá Thắng cũng đề xuất, mỗi tài xế khi làm thủ tục cấp giấy phép lái xe sẽ được cơ quan chức năng cấp kèm theo 10 điểm.
Số điểm này sau đó sẽ được trừ tương ứng với mức độ lỗi vi phạm. Đến khi hết điểm, lực lượng chức năng sẽ tịch thu bằng lái. Khi đó, tài xế bắt buộc phải học, thi và sát hạch lại từ đầu.
Hiện tại việc đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe do Bộ và Sở GTVT các tỉnh, thành.
“Sắp tới tôi đề xuất việc sát hạch và cấp bằng phải do cơ quan công an quản lý và cấp. Còn các điểm đào tạo lái xe mới vẫn do Bộ GTVT và các Sở quản lý”, Đại tá Thắng cho biết thêm.
(Theo Soha News)
Giữ xe của người vi phạm nồng độ cồn là biện pháp cần thiết
Người vi phạm nồng độ cồn không còn đủ tỉnh táo để điều khiển phương tiện có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, người uống rượu bia khi tham gia giao thông chỉ nên bị xử phạt thật nặng để răn đe, không nên giữ xe của người vi phạm vì đây là tài sản của công dân. Một số ý kiến băn khoăn, việc giữ xe cũng gây lãng phí của cải xã hội vì các bãi giữ xe phạt để giữa nắng mưa...
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội.
Trao đổi về việc này, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội khẳng định: Việc tạm giữ phương tiện chính là việc cơ quan chức năng đang bảo vệ tài sản, phương tiện cho người vi phạm.
"Các lái xe vi phạm lỗi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm các hình phạt theo nghị định 46. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy nhân dân rất đồng tình, ủng hộ quy định xử phạt", Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Ghi nhận các ý kiến cho rằng, những trường hợp sử dụng rượu bia cao hơn mức cho phép mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông thì cơ quan chức năng nên phạt nặng hơn nữa, nhưng không tạm giữ phương tiện, ông Thắng nói: Việc tạm giữ phương tiện chính là cơ quan chức năng đang bảo vệ tài sản, phương tiện cho người vi phạm. Vì lúc đó người vi phạm không còn đủ tỉnh táo, minh mẫn để điều khiển phương tiện, có thể gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân mình.
"Do đó, không nên nghĩ tài sản là phương tiện không có sai phạm gì mà cơ quan chức năng lại giữ", ông Thắng cho hay.
Đại tá Thắng nhấn mạnh, về lâu dài, luật sẽ bổ sung quy định để tước luôn giấy phép lái xe nếu lái xe vi phạm về nồng độ cồn vượt mức cho phép hoặc vi phạm nhiều lần. Một số nước trên thế giới đã áp dụng việc tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Tính từ ngày 16- 23/8, các tổ công tác xử lý lỗi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông của CSGT Công an TP Hà Nội đã lập biên bản xử lý 201 trường hợp (gần 20 trường hợp điều khiển xe ô tô), tạm giữ 201 phương tiện ô tô, mô tô; tước giấy phép lái xe tất cả các trường hợp vi phạm./.
Theo Vietnamnet
Kịp thời trao trả tài sản bị mất cho một Việt kiều Khoảng 14h ngày 14/7, khi bắt đầu triển khai chốt công tác tại đường Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yên, Trung uý Nhữ Quốc Hội, Đội CSGT Tuần tra - dẫn đoàn, thuộc tổ công tác Y5/141 nhặt được một chiếc ví màu nâu bị rơi trên đường. Anh Hưng được nhận lại nhiều giấy tờ quan trọng đã bị mất Sau khi...