Tưởng chỉ đau bụng bình thường, không ngờ đến bệnh viện bác sĩ lấy ra 1.898 viên sỏi từ túi mật của người phụ nữ
Wattana Pareesri, giám đốc bệnh viện, tuyên bố họ chưa bao giờ gặp phải số lượng sỏi mật cao như vậy trước đây.
Các bác sĩ ở Thái Lan đã bị sốc khi lấy ra gần 2.000 sỏi mật trong dạ dày của một người phụ nữ. Trước đó, bà tới bệnh viện khám với triệu chứng táo bón và đau bụng.
Người phụ nữ giấu tên này năm nay đã 60 tuổi. Theo mô tả thì bà thường xuyên bị táo bón và có cảm giác căng cứng trong bụng. Các bác sĩ ở Nông Khai – ở biên giới Lào – đã tiến hành chụp chiếu và thấy có tới hàng trăm sỏi bên trong túi mật của bà. Các bác sĩ tại Bệnh viện Thabo Crown Prince đã phẫu thuật cho người 60 tuổi hôm qua, theo báo cáo địa phương.
Hình ảnh gần 2.000 viên sỏi được lấy ra từ túi mật của người phụ nữ 60 tuổi. Trước đó bà có biểu hiện đau bụng và táo bón.
Wattana Pareesri, giám đốc bệnh viện, tuyên bố họ chưa bao giờ gặp phải số lượng sỏi mật cao như vậy trước đây: “Qua kiểm tra có thể thấy bệnh nhân bị sỏi mật nhưng chúng tôi không biết có bao nhiêu viên sỏi cho đến khi phẫu thuật xong”.
Sau 40 phút phẫu thuật, họ đã đếm những viên sỏi được lấy ra thì mới có con số chính xác là 1.898 viên, tất cả đều có kích cỡ khác nhau.
Đây không phải là số lượng sỏi kỉ lục trong cơ thể của một người bệnh. Năm 1987, các bác sĩ phẫu thuật ở Sussex, Mỹ, đã lấy 23.530 viên sỏi ra khỏi dạ dày của một phụ nữ 85 tuổi.
“Sỏi mật có thể được gây ra bởi lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể và hình thành trong túi mật. Chúng có thể có kích thước như những hạt cát hoặc viên sỏi lớn. Tốt nhất là mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe vì những viên đá này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng”, bác sĩ Wattana nói thêm.
Video đang HOT
Bệnh viện Thabo Crown Prince – nơi bệnh nhân đã phẫu thuật lấy sỏi.
Sỏi mật là gì?
Sỏi mật được hình thành từ các hóa chất trong mật và có thể chỉ bao gồm cholesterol, hỗn hợp canxi và sắc tố từ các tế bào hồng cầu hoặc kết hợp cả hai.
Sỏi mật có liên quan đến chế độ ăn nhiều cholesterol, cũng như tổn thương gan và ăn chay.
Hầu hết mọi người không biết mình có sỏi mật.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật:
Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, có thể kéo dài đến 8 giờ và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cơn đau bụng thường âm ỉ dưới sườn phải, xuyên ra lưng, lên vai phải. Cơn đau quặn dữ dội ít xảy ra, thường liên quan đến việc sỏi gây tắc ống cổ túi mật, viêm túi mật cấp đòi hỏi người bệnh phải nằm viện dùng thuốc, theo dõi và có thể phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu nếu quá trình viêm tiến triển dẫn đến hoại tử túi mật.
Những ai có nguy cơ bị sỏi túi mật?
Sỏi túi mật có thể gặp ở bất kể ai, người trẻ tuổi ít bị hơn. Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao:
Người béo: vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong máu.
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen.
Người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
Theo DailyMail/Helino
Đau bụng kèm theo ợ nóng, phải đi khám ngay vì có thể bạn đã mắc căn bệnh này
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu như: đau tức vùng dưới sườn phải; vàng da, đau bụng, buồn nôn... hãy đến ngay viện khám bởi đó có thể là những dấu hiệu của căn bệnh này.
Sỏi to như quả mận
Ông N.T.H, 61 tuổi, trú tại Sơn Dương - Tuyên Quang nhập viện trong tình trạng đau quặn bụng. Các bác sĩ đã khám và phát hiện túi mật của bệnh nhân giãn to với 4 viên sỏi to bằng quả mận.
Theo ông H., ông phát hiện sỏi mật cách đây khoảng 1 năm nhưng do chưa xuất hiện dấu hiệu đau nên ông chỉ điều trị nội khoa tại bệnh viện tuyến huyện. Gần đây bệnh nhân xuất hiện đau nhiều vùng thượng vị, đau quặn từng cơn, gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám.
Bệnh nhân được chỉ định chụp CT đa dãy ổ bụng, kết quả cho thấy hình ảnh túi mật căng to, đường kính ngang 66mm, trong túi mật có nhiều sỏi kích thước lớn, viên lớn nhất đường kính 2,3cm. Các bác sỹ chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật cho bệnh nhân.
Bác sỹ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: túi mật của bệnh nhân có 4 viên sỏi với kích thước lớn, viên lớn nhất có đường kính 2,3cm, màu sắc của viên sỏi màu vàng sẫm, nâu.
Theo bác sĩ chuyên khoa thận, tiết niệu Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện An Việt, Hà Nội cho biết sỏi mật là tinh thể kết tinh của dịch mật và cholesterol hòa tan hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Sỏi mật có thể gây viêm và gây đau đớn cho người bệnh nhân.
Phụ nữ là đối tượng thường bị mắc sỏi mật hơn do sự thay đổi hooc-môn giới tính làm tăng nguy cơ mắc sỏi. Thời kỳ thai nghén hay uống thuốc ngừa thai khiến cho nội tiết tố thay đổi cũng là một yếu tố nguy cơ. Bác sĩ Cừ cho biết những người ít vận động, ngồi nhiều, thừa cân hoặc béo phì, đái tháo đường và trên 60 tuổi.
Người có chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol hoặc chế độ ăn uống quá kiêng khem. Trong gia đình, cộng đồng do có cùng môi trường và tập quán ăn uống nên có người mắc sỏi túi mật, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn...
Bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm. Nếu bệnh nhân không chữa trị bệnh này, túi mật của bệnh nhân có thể bị viêm, tắc mật, vàng da..
Sỏi mật có thể gây ra nguy cơ biến chứng hoại tử túi mật, dịch tràn ra ổ bụng gây viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Cách phòng bệnh tốt nhất, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống cân đối dinh dưỡng, nhiều rau xanh, hạn chế bia rượu, đồ uống có gas, tập thể dục thường xuyên...
Bác sĩ chuyên khoa thận, tiết niệu Nguyễn Quang Cừ
Dấu hiệu sỏi mật
Bác sĩ Cừ cho biết rất khó để có thể nhận biết được những dấu hiệu, triệu chứng của sỏi mật ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu để bạn cẩn trọng nguy cơ bị sỏi mật.
Thứ nhất: Đau bụng, những cơn đau bụng dai dẳng ở vùng gan là một dấu hiệu phổ biến của triệu chứng sỏi mật, nó có thể xảy ra sau khi ăn và kéo dài trong vài giờ. Các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng trên bên phải, gần xương sườn, nhưng đôi lúc cơn đau cũng có thể lan ra phía sau lưng hoặc trung tâm vùng bụng.
Cơn đau càng kéo dài bao nhiêu, càng dễ tạo thành cơn đau mãn tính, khiến cho túi mật dần trở nên yếu hơn. Nếu cơn đau xuất hiện sớm hơn như trong khi ăn hoặc ngay sau khi kết thúc bữa ăn thì đó không thể là bệnh túi mật. Thuốc giảm đau không có tác dụng.
Thứ hai dấu hiệu vàng da, đây cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh gan nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc túi mật có vấn đề. Theo các bác sĩ, khi túi mật hình thành sỏi mật, chúng sẽ làm tắc nghẽn đường ống và gây ra sự tích tụ dịch mật trong túi mật, làm nồng độ trong túi mật lên, tạo ra một chất màu vàng gọi là bilirubin, gây ra vàng da.
Thứ ba là buồn nôn bác sĩ cho biết nhiều người bị sỏi mật sẽ có một số triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, trào ngược axit. Tất nhiên, đi kèm theo đó là buồn nôn.
Thứ tư là viêm tụy, đây cũng là một biểu hiện của sỏi mật. Tuyến tụy nằm gần gan, tiết ra các enzym tiêu hóa vào cùng một ống dẫn đến ruột như túi mật. Vì thế, chỉ một hòn sỏi mắc kẹt trong đường ống này nhưng cũng đủ để ảnh hưởng đến chức năng của cả túi mật và tuyến tụy.
Nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và mắc kẹt trong tuyến tụy, nó sẽ gây viêm và đau bụng. Các triệu chứng của viêm tụy có thể kể đến như đau bụng, buồn nôn, mạch đập nhanh, sốt và ói mửa.
Hiện nay, việc điều trị sỏi mật đã đơn giản hơn trước rất nhiều, bác sĩ Cừ cho biết có thể điều trị sỏi mật bằng phương pháp tán sỏi với máy tán sỏi thủy lực hiện đại.
Phương Linh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
6 dấu hiệu cảnh báo cơn đau túi mật Cơn đau túi mật xảy ra khi có sự tắc nghẽn mật trong túi mật, theo tiến sĩ SriHari Mahadev, chuyên khoa tiêu hóa ở NewYork (Mỹ). Shutterstock Khi túi mật co thắt lại, đặc biệt khi ăn nhiều chất béo, thì sự tắc nghẽn này gây ra cơn đau cấp tính. Khi túi mật giãn ra, cơn đau biến mất, Niket Sonpal,...