Tướng chỉ đạo phá vụ Năm Cam: Nguyễn Thanh Hóa gây tổn hại rất lớn
Trung tướng Nguyễn Việt Thành, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát ( Bộ Công an) cho biết: Ông hết sức xót xa trước những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thanh Hóa, người từng mang cấp hàm thiếu tướng, từng giữ chức Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Tướng Nguyễn Việt Thành với người dân (ảnh IT).
17 năm trước khi Bộ Công an triệt phá vụ án Năm Cam và đồng phạm, trong vụ án đó có một vị tướng Công an do vi phạm pháp luật đã bị tước danh hiệu Công an Nhân dân và bị truy tố, đến nay lại xảy ra trường hợp của ông Nguyễn Thanh Hóa. Theo nhiều vị cán bộ từng công tác lâu năm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, việc một người mang đến cấp hàm tướng lại có hành vi cấu kết với tội phạm, đến mức bị tước danh hiệu Công an Nhân dân, rồi bị khởi tố điều tra là chuyện cực kỳ hiếm có.
Ông Nguyễn Thanh Hóa trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam (ảnh IT)
Từng là Trưởng ban chuyên án triệt phá vụ Năm Cam và đồng phạm, Trung tướng Nguyễn Việt Thành cho biết, mỗi vụ án có tính chất, mức độ khác nhau, nhưng vụ án bắt cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa thực sự cũng gây rung động dư luận không kém gì vụ án Năm Cam.
“Đây là vụ án hoạt động có tổ chức hay không cơ quan điều tra đang làm rõ, nhưng so với một số một án lớn đã từng xảy ra thì vụ án này cũng không kém phần nghiêm trọng”, Trung tướng Nguyễn Việt Thành nhìn nhận.
Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát này bày tỏ, ông hết sức xót xa trước những hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Thanh Hóa, đến mức bị tước danh hiệu Công an Nhân dân, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc.
Video đang HOT
“Quá trình ông Nguyễn Thanh Hóa thực hiện hành vi đã đạt được những lợi ích cá nhân gì thì chưa rõ nhưng để lại một hậu quả rất lớn. Thứ nhất, ít nhiều người dân mất niềm tin với Đảng và Nhà nước; thứ hai người dân sẽ đánh giá thấp lực lượng công an. Một người từng là Thiếu tướng, Cục trưởng, đó là người chỉ huy trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lại có hành vi vi phạm pháp luật, như thế sẽ làm tổn hại rất lớn đến uy tín của lực lượng Công an, trong đó có tôi”, ông Nguyễn Việt Thành bày tỏ.
Vẫn theo tướng Nguyễn Việt Thanh, vụ án này được dư luận hết sức quan tâm, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải thực hiện phương châm điều tra triệt để, xử lý nghiêm minh.
“Một vụ án mà trực tiếp Ban Bí thư chỉ đạo, điều đó đã lấy lại niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Có thể thấy đây là bài học rất đau đớn, nếu như không có chuyện bao che bưng bít thì có lẽ việc vi phạm pháp luật không thể kéo dài tới bây giờ. Tôi mong làm sao vụ án này được điều tra triệt để, xử lý nghiêm minh để lấy lại niềm tin cho người dân, lấy lại uy tín cho lực lượng công an”, tướng Nguyễn Việt Thành nói.
Liên quan đến vụ án này tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố và bắt tạm giam 79 đối tượng, ở nhiều tỉnh thành liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng internet. Bước đầu cơ quan điều tra cũng xác định, việc ăn chia của các đối tượng cầm đầu trong đường dây và hiện đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo Danviet
Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt: Bất ngờ về manh mối lần ra đường dây đánh bạc nghìn tỷ
Điều tra vụ việc lừa đảo thẻ cào điện thoại, Công an tỉnh Phú Thọ khám phá đường đây đánh bạc có liên quan tới cựu Cục trưởng C50.
Cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa và Phan Sào Nam bị bắt để điều tra vì liên quan tới đường dây đánh bạc qua mạng.
Từ vụ lừa đảo thẻ cào điện thoại
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ ngày 11.3 vừa qua đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, Cục trưởng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, C50 - Bộ Công an) về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trước đó, giữa tháng 5.2017, Công an tỉnh Phú Thọ nhận được đơn trình báo của bà V.M.P (ở TP.Việt Trì, Phú Thọ) về việc ngày 16.5.2017, bà bị một đối tượng sử dụng nick Facebook để lừa đảo, chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại trị giá 55 triệu đồng.
Ngay sau đó, Công an tỉnh Phú Thọ lập chuyên án đấu tranh, đến ngày 26.7.2017 bắt giữ Lê Văn Huy (Quảng Trị), đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà P. Huy khai sau khi chiếm đoạt tài sản của bà P., Huy đổi thành tiền ảo của đại lý Lê Anh Dũng ở Đà Nẵng để đánh bài trực tuyến qua game bài Rikvip.
Mở rộng chuyên án, Công an tỉnh Phú Thọ khám xét, bắt giữ các đối tượng cầm đầu tổ chức đánh bạc trực tuyến trên là Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt và Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao.
Ông Phan Sào Nam, cựu Chủ tịch HĐQT VTC Online sau đó cũng bị bắt giữ do cấu kết với Nguyễn Văn Dương điều hành đường dây đánh bạc qua mạng này.
Tiếp tục điều tra, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố bị can ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu Cục trưởng C50 để điều tra về hành vi tổ chức đánh bạc.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, trong quá trình hoạt động, đường dây đánh bạc qua mạng internet có liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa đã thu lợi bất chính gần 2.800 tỉ đồng.
Rikvip hoạt động như thế nào?
Theo tìm hiểu, game đánh bài Rikvip là một game bài chơi trên mạng internet nhưng hoạt động như một "sòng bài online" với đầy đủ các hình thức chơi như: Tiến lên miền nam, mậu binh, ba cây, xì tố, sâm lốc...
Ứng dụng game đánh bài Rikvip trên hệ thống Apple Store.
Muốn chơi Rikvip, người chơi phải tải ứng dụng game bài Rikvip từ Google Play hoặc Apple Store rồi thực hiện thao tác cài đặt, đăng ký tài khoản trên hệ thống.
Tuy nhiên, để tham gia "sát phạt" qua mạng, người chơi sẽ phải bỏ tiền thật để mua tiền ảo dưới nhiều hình thức như: Nạp qua thẻ cào điện thoại, thẻ ngân hàng... Ví dụ, khi người chơi nạp thẻ cào mệnh giá 50.000, 100.000 đồng sẽ nhận được số lượng xu (hay còn gọi là đơn vị tiền ảo trong game) quy đổi do nhà phát hành quy định.
Sau khi có tiền ảo, người chơi sẽ chủ động kết nối với các tài khoản khác và "sát phạt" nhau. Mỗi ván đặt cược, hệ thống game "cắt phế" số xu tương ứng mà các tài khoản chơi tham gia. Đây được cho là một trong những phần lợi nhuận mà hệ thống phát hành game thu lại.
Đối với trường hợp đánh thắng, người chơi có thể đổi số tiền ảo trong tài khoản ra thẻ cào điện thoại để sử dụng, hoặc được chuyển vào tài khoản ngân hàng đã đăng ký trước đó với hệ thống game. Khi thực hiện đổi tiền ảo sang tiền thật, hệ thống game cũng sẽ tính phí rất cao và giữ lại một phần "hoa hồng".
Như vậy có thể thấy, trên danh nghĩa những người tham gia các trò chơi chỉ sử dụng tiền ảo nhưng thực tế sau khi thắng người chơi có thể sử dụng tiền ảo trong game để đổi lấy hiện vật hoặc bán lại cho người khác có nhu cầu. Đường dây này đã thu hút hàng nghìn người chơi và đem lại những khoản lợi nhuận cực lớn cho đơn vị phát hành game.
Theo Danviet
Vụ cựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu hoạt động kiểu mafia Nhìn nhận về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa, người từng đeo lon Thiếu tướng (đã bị tước danh hiệu Công an Nhân dân) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam, Trung tướng Trần Đình Nhã, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng, vụ án này có dấu hiệu hoạt động kiểu...