Tướng cấp cao nói gì về ý tưởng quân đội Mỹ “ra tay” nếu ông Trump thất cử mà không rời Nhà Trắng?
Vị tướng cấp cao nhất của quân đội Mỹ đã “dội gáo nước lạnh” vào những người cho rằng quân đội sẽ xử lý nếu Tổng thống Trump thất bại trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 nhưng không chịu rời Nhà Trắng.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết quân đội sẽ không can thiệp vào bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AP
Hãng CNN hôm 28/8 đưa tin, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã viết thư gửi quốc hội với nội dung rằng quân đội sẽ không đóng vai trò gì trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 vào tháng 11 tới và cũng không giúp giải quyết bất kỳ tranh chấp nào nếu kết quả bầu cử không được chấp nhận.
“ Hiến pháp, pháp luật Mỹ và các bang đều quy định và thiết lập các thủ tục để bầu cử và giải quyết các tranh chấp về kết quả bầu cử… Tôi nhận thấy quân đội Mỹ không có bất cứ vai trò nào trong vấn đề này”, nội dung bức thư của ông Milley được chia sẻ hôm 28/8.
“Trong trường hợp có tranh chấp về một số khía cạnh của cuộc bầu cử, theo luật, các tòa án và quốc hội Mỹ sẽ giải quyết tranh chấp, thay vì quân đội Mỹ. Tôi tin tưởng vào nguyên tắc phi chính trị của quân đội Mỹ”, ông Milley viết.
Bức thư trả lời của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ được đưa ra để đáp lại câu hỏi của 2 đại biểu đảng Dân chủ ở Michigan và New Jersey – Elissa Slotkin và Mikie Sherrill sau phiên điều trần hồi tháng 7 của Ủy ban Quân vụ Mỹ.
Ý tưởng quân đội Mỹ sẽ can thiệp nếu ông Trump từ chối rời Nhà Trắng trong trường hợp thất bại ở cuộc bầu cử Mỹ 2020 được “châm ngòi” đầu tiên hồi tháng 6 bởi chính đối thủ trực tiếp của ông Trump tại cuộc bầu cử sắp tới, Joe Biden, trong một cuộc phỏng vấn của chương trình The Daily Show.
Video đang HOT
“Tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc họ [quân đội Mỹ] sẽ đưa ông ấy rời Nhà Trắng với một công văn đặc biệt”, ông Biden trả lời.
Bà Hillary Clinton, thành viên đảng Dân chủ, cũng đoán rằng ông Trump có thể không rời Nhà Trắng trong trường hợp kết quả bầu cử bất lợi. Người mới nhất đồng quan điểm với ông Biden và bà Hillary là cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore.
Đáp lại, Tổng thống Trump nói sẽ chấp nhận kết quả bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sẽ chấp nhận kết quả bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: Getty
Lo ngại ông Trump có thể không rời ghế tổng thống nếu thua cuộc trong đợt bầu cử sắp tới, 2 sĩ quan quân đội nổi tiếng đã nghỉ hưu là John Nagl và Paul Yingling đã viết một bức thư ngỏ cho ông Milley, kêu gọi ông tham gia giải quyết nếu xảy ra tranh chấp.
Dù lịch sử Mỹ không ít các cuộc bầu cử gây tranh cãi (năm 1876, 2000), nhưng hầu hết được giải quyết bởi các cơ quan dân sự. Quân đội Mỹ chưa từng can thiệp vào bất kỳ một cuộc bầu cử Mỹ nào.
“Vì quân đội là tổ chức đáng tin cậy nhất với người Mỹ. Khi người Mỹ sợ hãi, họ tin tưởng quân đội sẽ làm những điều đúng đắn, hợp pháp, hợp hiến”, Kori Schake, giám đốc chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện doanh nghiệp Mỹ, chia sẻ với CNN.
Vũ khí có thể giúp chiến hạm Mỹ hạ tàu pháo Iran
Tàu chiến Mỹ được trang bị tên lửa, pháo và nhiều vũ khí khác có thể "bắn hạ" tàu Iran theo lệnh Trump nếu cần thiết.
"Tôi đã chỉ thị cho hải quân Mỹ bắn rơi và phá hủy mọi tàu pháo Iran nếu họ quấy rối chiến hạm của chúng ta ngoài biển", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/4 viết trên mạng xã hội Twitter.
Các chỉ huy quân đội Mỹ sau đó nhanh chóng lên phương án giải thích cho "lệnh tiêu diệt" này của Trump. Đại tướng John Hyten, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, và Thứ trưởng Quốc phòng David Norquist đều khẳng định đây là thông điệp mang tính răn đe với Iran, không phải là dấu hiệu cho thấy sắp nổ ra đụng độ quân sự giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, tướng Hyten và Norquist cũng khẳng định các hạm trưởng Mỹ hoàn toàn có quyền ra lệnh tấn công "nếu cần thiết" và tàu chiến Mỹ luôn được trang bị sẵn sàng để tiêu diệt mối đe dọa từ tàu thuyền cùng khí tài Iran. "Tất cả chỉ huy được triển khai đều có khả năng thực thi điều đó", tướng Hyten nói trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc.
Lầu Năm Góc theo dõi các mối đe dọa từ Iran trong nhiều năm qua, khi hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) từng dùng tàu tấn công nhỏ và thủy lôi để đe dọa tàu thương mại cùng các lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực.
Pháo 127 mm gắn trên các tuần dương hạm và khu trục hạm của Mỹ là vũ khí đầu tiên có thể được dùng để khai hỏa nhắm vào tàu vũ trang Iran có hành vi quấy rối, bởi chúng có tầm bắn tới 12 km. Để hỗ trợ cho pháo chính, các tàu đổ bộ, tàu sân bay và tàu chiến đấu ven biển (LCS) Mỹ còn được trang bị nhiều loại súng và pháo khác nhau như đại liên 12,7 mm và pháo 57 mm chuyên diệt tàu nhỏ.
Một số chiến hạm của hải quân Mỹ được trang bị vũ khí "phòng thủ khu vực" như hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx có khả năng khai hỏa tới 4.500 phát đạn mỗi phút. Phalanx ban đầu được thiết kế để đánh chặn máy bay không người lái, tên lửa và trực thăng, song trong những năm gần đây được nâng cấp lên biến thể 1B để tác chiến trên mặt biển và đủ khả năng tấn công những tàu pháo nhỏ ở khoảng cách gần.
Các tổ hợp CIWS được kết nối với radar, hệ thống điều khiển hỏa lực cùng công nghệ chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng khai hỏa trong trường hợp tàu bị tấn công. CIWS được coi là lá chắn cuối cùng trong các lớp phòng thủ trên tàu hải quân Mỹ, bao gồm tên lửa đánh chặn tầm xa như SM-3 để chống tên lửa đạn đạo và tên lửa SM-6 đối phó với các cuộc tấn công tầm gần hơn.
Thứ trưởng Norquist dường như muốn nhấn mạnh các loại "vũ khí phòng thủ" mà hạm trưởng tàu chiến Mỹ có thể sử dụng trong tình huống khẩn cấp. "Tất cả tàu của chúng tôi đều có quyền tự vệ, mọi người cần rất cẩn trọng khi tương tác và hiểu quyền tự vệ vốn có của mình", Norquist nói.
Nhiều tàu hải quân Mỹ được trang bị biến thể Block 2 của RIM-162 ESSM, tên lửa mang đầu dò tiên tiến cùng hệ thống dẫn đường có khả năng hạ gục tên lửa hành trình chống hạm bay gần mặt nước. Một số vũ khí phòng thủ mới được trang bị trên tàu chiến Mỹ gồm khí tài tác chiến điện tử cùng vũ khí laser chính xác để phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa.
Khí tài tác chiến điện tử có thể gây nhiễu hoặc cản trở hoạt động của các cảm biến điện tử và hệ thống dẫn đường trên vũ khí đối phương, vô hiệu hóa khả năng tấn công của chúng. Khí tài tác chiến điện tử và vũ khí laser có lợi thế trong các vùng biển có mật độ tàu dân sự hoặc tàu buôn dày đặc, do chúng tạo ra ít mảnh vỡ hơn sau khi tiêu diệt mục tiêu.
Iran và Mỹ từng chạm trán trên biển nhiều lần, song tần suất giảm dần trong những năm gần đây. Mỹ cáo buộc 11 xuồng vũ trang của Iran bám đuổi nhóm chiến hạm Mỹ trên vịnh Ba Tư hôm 15/4, thậm chí có lúc áp sát ở khoảng cách chưa đầy 10 m.
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án hành động của Iran là "nguy hiểm và khiêu khích". Trong khi đó, Iran cho rằng Mỹ "kịch tính hóa vụ va chạm" và cảnh báo mọi tính toán sai lầm sẽ dẫn đến "đòn đáp trả quyết đoán".
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran ở mức cao sau vụ hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani hồi đầu tháng 1. Iran sau đó trả đũa bằng cách tập kích tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Iraq khiến hơn 100 binh sĩ bị chấn động não.
Nguyễn Tiến
Mỹ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trên các tàu sân bay Lầu Năm Góc cho rằng, khả năng bùng phát các ổ dịch lớn trong quân đội Mỹ là hoàn toàn có thể bởi lực lượng Mỹ được triển khai trên khắp thế giới. Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Không quân John Hyten nói rằng, sẽ là chủ quan khi nghĩ rằng, ổ dịch trên tàu sân...