Tướng Campuchia bị điều tra cáo buộc bắt, tống tiền 4 người Việt
Chuẩn tướng Hin Sok Kheng, phó cảnh sát trưởng tỉnh Takeo, bị điều tra với cáo buộc giam giữ trái phép 4 người Việt và đòi tiền chuộc.
Thiếu tá Seng Kimheng, phó chánh Văn phòng Thanh tra Bộ Nội vụ Campuchia, hôm 25/1 cho hay cuộc điều tra được thực hiện theo lệnh từ Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, sau khi ông nhận được đơn khiếu nại từ các sĩ quan cảnh sát và người dân tỉnh Takeo.
Cảnh sát đứng gác gần Tòa án Tối cao Phnom Penh, Campuchia, năm 2017. Ảnh: Reuters .
Kimheng cho biết 4 nhà đầu tư người Việt và 2 người Campuchia cáo buộc chuẩn tướng Sok Kheng đã giam giữ trái phép và tống tiền họ vào cuối năm 2019.
Theo đơn khiếu nại ngày 31/12/2020, kể từ khi trở thành phó cảnh sát trưởng Takeo đầu năm 2019, Sok Kheng đã không hoàn thành nhiệm vụ trấn áp tội phạm, khoe khoang về bản thân và ngược đãi cấp dưới.
Cuối năm đó, ông cùng các sĩ quan khác bắt một người đàn ông Việt Nam và đòi tiền chuộc 200.000 USD. Ngày 31/12/2019, Sok Kheng và sát trưởng cảnh sát hình sự, trung tá Sak Touch, cùng các đồng sự, bắt giữ thêm 3 người Việt Nam và 2 người Campuchia, buộc họ trả 100.000 USD tiền chuộc. Các nạn nhân cũng bị tịch thu vòng tay, vòng cổ và nhẫn kim cương.
Hai trong số 5 nạn nhân đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết thêm Sok Kheng sau đó đã trả lại số trang sức trên cho các nạn nhân ở Phnom Penh.
Ông Sok Kheng đã bị buộc tội khủng bố người dân và phạm các tội như tống tiền.
Phát ngôn viên cơ quan Cảnh sát Quốc gia Chhay Kim Khoeun xác nhận về cuộc điều tra nhưng chưa xem các đơn khiếu nại và cho biết cơ quan này đang chờ kết quả điều tra.
“Nếu phát hiện sai phạm, chúng tôi sẽ xử phạt ông ấy theo luật đạo đức Cảnh sát Quốc gia”, ông Kim Khoeun nói.
Chuẩn tướng Sok Kheng hiện chưa lên tiếng về các cáo buộc với mình.
Cảnh sát bị nghi chỉ huy người biểu tình chiếm Đồi Capitol
Hai cảnh sát bị đình chỉ và ít nhất 10 người bị điều tra liên quan đến vụ người biểu tình xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Một trong số hai cảnh sát quốc hội Mỹ chụp ảnh selfie với một người biểu tình xâm nhập tòa nhà, sĩ quan còn lại đội chiếc mũ "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và chỉ đạo những người quanh Đồi Capitol, hạ nghị sĩ Tim Ryan cho biết ngày 11/1.
Ryan cho biết 10-15 sĩ quan cảnh sát đang bị điều tra vì hành vi của họ trong vụ bạo động hôm 6/1, song không nêu con số chính xác và nguyên nhân cụ thể khiến họ bị giám sát. Ryan nói một sĩ quan bị bắt, song sau đó phát ngôn viên của hạ nghị sĩ nói ông nhầm và chưa có cảnh sát nào bị bắt.
Phát ngôn viên của Ryan cho biết ít nhất 10 sĩ quan cảnh sát quốc hội Mỹ bị điều tra vì vai trò trong vụ bạo động. Một trợ lý hạ viện Mỹ cho biết có tới 17 sĩ quan cảnh sát bị điều tra trong 8 cuộc điều tra liên về vụ bạo động tại tòa nhà quốc hội.
Các nguồn tin cho biết hoạt động điều tra liên bang là ưu tiên và một phần của nỗ lực điều tra lớn hơn về vụ người biểu tình xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ.
Cảnh sát quốc hội Mỹ chụp ảnh selfie cùng người biểu tình xâm nhập Đồi Capitol, ngày 6/1, Ảnh chụp màn hình kênh CNN .
Giới chức cho biết việc điều tra về mối liên hệ giữa những kẻ quá khích và thành viên cơ quan thực thi pháp luật là ưu tiên, do kỹ năng thực hiện nhiệm vụ mà các sĩ quan được đào tạo có thể giúp ích cho nhóm người cực đoan. Các kỹ năng này gồm dọn trống các phòng, bắt người, đảm bảo an ninh khu vực và xử lý súng đạn.
Các hạ nghị sĩ Dân chủ đặt câu hỏi về khả năng các sĩ quan cảnh sát quốc hội Mỹ ngầm ủng hộ người biểu tình. Lực lượng cảnh sát quốc hội Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Jim Clyburn, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, là một trong số các nghị sĩ nghi ngờ một số cảnh sát quốc hội hỗ trợ hoặc đồng lõa với những kẻ quá khích trong vụ xâm chiếm Đồi Capitol. "Thật lạ khi những kẻ bạo loạn biết vị trí các văn phòng của các nghị sĩ", Clyburn nói.
Một video cho thấy một người ủng hộ Trump chụp ảnh selfie với sĩ quan cảnh sát gần lối vào tòa nhà quốc hội Mỹ. Một video khác, được quay sau khi tòa nhà quốc hội Mỹ bị xâm nhập, cho thấy một cảnh sát để người biểu tình tràn vào bên trong. Cả hai video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Cảnh sát quốc hội Mỹ bị nghi dỡ hàng rào cho người biểu tình tràn vào trong khuôn viên tòa nhà, ngày 6/1. Video: TikTok/marcus.dipaola .
Hạ nghị sĩ Zoe Lofgren, chủ tịch ủy ban phụ trách giám sát cảnh sát quốc hội Mỹ, cho biết sẽ mở các cuộc điều tra về hai video nói trên. "Một số người sử dụng mạng xã hội bày tỏ quan ngại về các sĩ quan, những người bạn biết khi xem video đó, có thể đã chụp ảnh selfie với những người quá khích hoặc cho họ vào tòa nhà", Lofgren nói.
"Chúng tôi phải điều tra kỹ lưỡng điều này, song tôi biết có rất nhiều sĩ quan dũng cảm đối phó với vụ bạo động. Nhiều sĩ quan bị thương khi bảo vệ tòa nhà quốc hội Mỹ. Chúng tôi cảm ơn vì long yêu nước của họ trong việc bảo vệ ngôi đền của nền dân chủ Mỹ", Lofgren cho biết.
Vụ xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1 khiến ít nhất 5 người chết, bao gồm Brian D. Sicknick, một sĩ quan cảnh sát quốc hội Mỹ. Sicknick bị đa chấn thương trong lúc làm nhiệm vụ đối phó với người biểu tình và qua đời trong bệnh viện, cảnh sát quốc hội Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 7/1.
Steven Sund, người đứng đầu cảnh sát quốc hội Mỹ, lên án người biểu tình "hung hăng tấn công" lực lượng bảo vệ tòa nhà và nhân viên hành pháp bằng tuýp nước, chất hóa học và các loại vũ khí thô sơ khác. Hơn 50 cảnh sát quốc hội Mỹ và nhân viên hành pháp thủ đô Washington bị thương, một số phải nhập viện.
Thực hư việc TQ đưa quân vào căn cứ quân sự Campuchia Các nhân viên an ninh Campuchia đã phải can thiệp để giải tán một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra hôm 23/10 gần đại sứ quán Trung Quốc để phản đối kế hoạch mà người biểu tình cho rằng Bắc Kinh đang muốn tăng cường hiện diện quân sự ở quốc gia Đông Nam Á. Giới chức Campuchia đã lên tiếng về cáo...