Tưởng bệnh dạ dày vì trào ngược, ợ chua hóa ung thư đường tiêu hóa
Khi xuất hiện dấu hiệu ợ chua và trào ngược dạ dày, ông H.Q.N ( Hà Tĩnh) cho rằng chứng đau dạ dày đang dày vò mình. Đến khi trào ngược liên tục, xuất hiện đau thắt vùng bụng ông đến bệnh viện K kiểm tra được phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển.
Cảnh giác với dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư dạ dày hiện đứng hàng thứ 6 trong các bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 do ung thư trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 95%.
Với bệnh nhân này, trước đó 40 năm, ông N. (88 tuổi) đã có tiền sử ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt dạ dày. Sau khi xét nghiệm, chiếu chụp các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư miệng nối dạ dày. Tổn thương ở miệng nối tiến triển viêm và ung thư hóa. Mặc dù bệnh nhân tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân đảm bảo và sự quyết tâm của bệnh nhân, gia đình các bác sĩ quyết tâm phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và tạo hình mới dạ dày cho ông.
Một ca can thiệp nội soi dạ dày tại Bệnh viện K.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K khuyến cáo “Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.”
Với bệnh nhân tuổi cao trên 80, nhiều thách thức được đặt ra trong quá trình phẫu thuật như kỹ thuật ngoại khoa, gây mê trong suốt quá trình mổ 3-4h, mất máu …….. Nhưng với kinh nghiệm lâu năm, kíp phẫu thuật đã thực hiện thành công, cắt toàn bộ dạ dày, loại bỏ tổn thương kích thước 2×3cm và tạo hình dạ dày mới cho cụ T.. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, ra viện sau 7 ngày điều trị
Cũng tại khoa Ngoại bụng 1, bệnh nhân Vũ Thị K. 86 tuổi quê ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương cho biết “Tôi bị táo bón thường xuyên, ăn không nhiều nhưng cảm giác luôn đầy tức bụng khó chịu. Nhưng vì tuổi cao, quê ở xa nên cũng không thăm khám thường xuyên. Các bác sĩ chẩn đoán tôi mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển và cần tiến hành phẫu thuật.”
Và cũng kíp phẫu thuật trên đã thực hiện cắt đại trực tràng, nạo vét hạch toàn bộ cho cụ K. Sau mổ 04 ngày cụ có thể nói chuyện, vận động bình thường.
Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện K. Thời gian qua, bệnh viện K đã phẫu thuật thành công cho nhiều người bệnh trên 80 tuổi …
Hiện nay với nhiều kỹ thuật hiện đại như: nội soi phóng đại, ánh sáng màu tầm soát phát hiện sớm ung thư điều tiêu hóa, cắt hớt niêm mạc dạ dày, đại trực tràng ESD, phẫu thuật nội soi 3D…… và trong tương lai rất gần là phẫu thuật Rô bốt mổ ung thư sẽ ngày càng nâng cao chất lượng điều trị.
Các bác sĩ cũng cho biết, dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhầm với bệnh dạ dày thông thường. Trong thực tế, nhiều người cứ đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đau dạ dày, tự mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi chứ không có ý thức đi khám. Hoặc giả đi khám nhưng lại ngại nội soi dạ dày nên không được phát hiện bệnh sớm.
Video đang HOT
Ăn ít thịt, nhiều chất xơ để phòng ung thư đường tiêu hóa
Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, mọi người nên hạn chế ăn nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật; bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A …và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên.
Các chuyên gia khuyến cáo, những người có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, ói ra máu … thì nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngay cả khi phát hiện ung thư ở bệnh nhân tuổi cao thậm chí trên 80 vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên sâu về ung thư để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh bệnh tốt nhất.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mắc ung thư, hại tim, tăng nguy cơ đột quỵ vì ngủ trưa ngay sau khi ăn
Ngủ trưa rất tốt, giúp chúng ta lấy lại sức lực và tinh thần để buổi chiều làm việc hiệu quả. Nhưng tranh thủ ngủ trưa ngay sau khi ăn sẽ cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ, có thể gây ung thư thực quản, tăng nguy cơ đột quỵ, hại tim.
Ảnh minh hoạ: Internet
Tăng nguy cơ gây đột quỵ
Các chuyên gia cho rằng, do chứng trào ngược axit có liên quan đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ nên dễ gây ra đột quỵ. Hơn nữa, đi ngủ ngay sau bữa ăn thì hệ tiêu hóa phải làm việc cật lực hơn nên làm ảnh hưởng đến huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp, đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Theo đó, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 500 người, trong đó có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp, kết quả cho thấy, những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài có nguy cơ đột quỵ thấp nhất.
Gây viêm thậm chí ung thư thực quản
Thông thường axit sẽ được sản sinh trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi vừa ăn xong bạn đã ngủ ngay khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngước lên ống thực quản, khiến ngực nóng rát, tác động vào vào niêm mạc thực quản gây viêm loét, dần dần biến chứng có thể gây ung thư thực quản.
Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.
Những cuộc họp liên miên hay thói quen cố làm nốt việc khiến dân văn phòng không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Lúc này, dân văn phòng thường có thói quen nằm ngủ ngay sau khi vừa kết thúc bữa trưa. Tuy nhiên, sau khi vừa ăn no, dạ dày sẽ có xu hướng căng to hơn bình thường. Việc nằm ngay sau khi vừa ăn no sẽ tác động đẩy cơ hoành lên, dẫn đến tình trạng chèn ép và gây cản trở đến hoạt động của tim. Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh hưởng đến hoạt động của tim
Những cuộc họp liên miên hay thói quen cố làm nốt việc khiến dân văn phòng không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Lúc này, dân văn phòng thường có thói quen nằm ngủ ngay sau khi vừa kết thúc bữa trưa. Tuy nhiên, sau khi vừa ăn no, dạ dày sẽ có xu hướng căng to hơn bình thường. Việc nằm ngay sau khi vừa ăn no sẽ tác động đẩy cơ hoành lên, dẫn đến tình trạng chèn ép và gây cản trở đến hoạt động của tim.
Làm chậm quá trình trao đổi chất
Nằm ngay sau khi vừa dùng bữa là thói quen khiến dân văn phòng dễ gặp phải tình trạng trao đổi chất chậm. Do việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị đình trệ khi ngủ ngay khi vừa ăn no. Từ đó, dẫn đến tình trạng quá trình trao đổi chất cũng hoạt động kém hiệu quả. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm nạp vào. Chúng cũng làm tăng nguy cơ tích tụ những chất gây hại trong cơ thể nếu duy trì thói quen này thường xuyên.
Thói quen này là nguyên nhân chính khiến dân phòng thường xuyên gặp phải các vấn đề cân nặng hay tình trạng mỡ bụng. Do nằm ngay sau khi ăn no làm gia tăng sức ép lên dạ dày. Chúng cũng là nguyên nhân khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở và làm gia tăng chất béo tích tụ, gây dư thừa. Ảnh minh hoạ: Internet
Gia tăng mỡ dư thừa
Thói quen này là nguyên nhân chính khiến dân phòng thường xuyên gặp phải các vấn đề cân nặng hay tình trạng mỡ bụng. Do nằm ngay sau khi ăn no làm gia tăng sức ép lên dạ dày. Chúng cũng là nguyên nhân khiến hoạt động tiêu hóa bị cản trở và làm gia tăng chất béo tích tụ, gây dư thừa. Thường xuyên mắc phải thói quen này khiến dân văn phòng dễ có mỡ thừa ở các vị trí như đùi, bắp tay hay bụng dưới.
Hại tim
Sau khi ăn, dạ dày bạn căng to. Nếu đi nằm ngay lúc này sẽ khiến dạ dày to và nặng đó đè lên cơ hoành, chèn ép và cản trở hoạt động của cơ tim. Lâu ngày, tim hoạt động không hiệu quả và sẽ sinh bệnh.
Trào ngược axit, gây chứng ợ nóng, ợ chua
Khi dạ dày bị tổn thương, axit không được tiết ra đúng mức để tiêu hóa thức ăn, chức năng co bóp và tiêu hóa đều giảm. Thức ăn không được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày, thúc lên van ngăn cách dạ dày với thực quản, làm chiếc "van" này mở ra khiến dịch tiêu hóa và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Triệu chứng này khiến bạn khó chịu, khiến ngủ không ngon giấc, thậm chí khiến hơi thở có mùi hôi.
Thông thường axit sẽ được sản sinh trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi vừa ăn xong bạn đã ngủ ngay khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngước lên ống thực quản, khiến ngực nóng rát, tác động vào vào niêm mạc thực quản gây viêm loét, dần dần biến chứng có thể gây ung thư thực quản. Ảnh minh hoạ: Internet
Sau ăn bao lâu thì đi ngủ là tốt nhất?
Vậy câu hỏi đặt ra là, bạn nên chờ bao lâu sau khi ăn thì mới nên đi ngủ, đây chính là câu trả lời cho bạn.
- Nếu không có nhiều thời gian cho bữa ăn trưa và nghỉ ngơi, bạn hãy cố gắng sau ăn 15 phút mới được đi nằm ngủ trưa.
- Thời gian tốt nhất là sau khi ăn 30 phút bạn mới nên đi nằm ngủ trưa
- Để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn bạn đừng ngồi một chỗ mà hãy đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.
- Nhai thật kỹ khi ăn cũng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
- Tránh ăn những thực phẩm chiên xào nhiều chất béo vì những thực phẩm này cần nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa hết được.
THÁI HÀ
Theo Tiền Phong
Những mẹo nhỏ hay ho giúp mẹ bầu giải quyết nhanh chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày khi mang thai Ợ hơi, ợ nóng khi mang thai là tình trạng chung của nhiều mẹ bầu, nhưng nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí đúng thì chưa mấy ai biết. Chứng bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai thường khá phổ biến với các mẹ bầu, hiện tượng này sẽ làm cho người mẹ bị ợ nóng, ợ hơi thường xuyên, có...